viết một đoạn văn tổng-phân-hợp khoảng 10-12 dòng nêu suy nghĩ của em về nhân vật tâm trạng tôi trong buổi tựu trường đầu tiên , trong đó sử dụng 1 trợ từ và 1 câu ghép (gạch chân, chỉ rõ)
Viết đoạn văn tổng hợp phân tích khoảng (10 đến 12) câu nêu cảm nhận của em về nhân vật cụ bơ-men trong đoạn văn ở trên đoạn văn có sử dụng câu ghép và trợ từ gạch chân và chỉ rõ
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách
tổng phân hợp nêu suy nghĩ của mình về nhân vật bà cô. Trong đoạn văn có sử dụng trường từ vựng. Gạch chân và chỉ rõ em đã sử dụng trường từ vựng nào?
9H MIK NỘP R MN HELP MIK VỚI
Em tham khảo:
Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó. Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc, nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.
Trường từ vựng: Tính cách con người
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo kiểu diễn dịch phân tích truyện ngắn “Tôi đi học” để thấy được dòng cảm nghĩ thiết tha trong trẻo của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Trong đoạn có sử dụng 1 câu rút gọn và 1 từ Hán Việt ( gạch chân và chú thích rõ).
4. Viết đoạn văn T-P-H (tổng phân hợp) khoảng 12-15 câu nêu suy nghĩ về tác hại của bao bì ni lông, trong đó có sử dụng một câu ghép và một trợ từ ( gạch chân và chú thích).
Hãy viết đoạn văn 10 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đoạn có một câu văn sử dụng tình thái từ hoặc trợ từ (gạch chân, chỉ rõ), trình bày suy nghĩ của em về nhận định sau:
"Nhân vật "lão" trong văn bản là người rất giàu lòng tự trọng."
Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ-men trong tác phẩm Chiếc Lá Cuối Cùng của O Henry trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một trợ từ (gạch chân,ghi chú thích rõ)
(Mn giúp e nhanh vs đko ạ,e đg cần gấp)
Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng, nêu suy nghĩ của em về hạnh phúc gia đình , trong đó có sử dụng từ ghép. Gạch chân và phân loại rõ từ ghép đó thuộc loại từ ghép gì.
Em tham khảo nhé:
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân trọng và một trong những điều ấy đó chính là tình cảm (TG chính phụ) gia đình .Vậy đã có ai tự hỏi mình rằng tình cảm gia đình là gì chưa và tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến như vậy? Bởi tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc (TG đẳng lập). Nhưng đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm quý báu ấy, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng đón lấy mình, mình đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc mỗi sáng, một bữa cơm ấm cúng ,…, chỉ những việc làm nhỏ đó thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này.
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu , nêu cảm nhận của em về cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động và 1 câu ghép(Gạch chân và chú thích).
Tham khảo:
“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. (câu bị động) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” (câu ghép). Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.Em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 9 - 12 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của e về nhân vật cụ Bơ-men trong văn bản 'Chiếc lá cuối cùng' trong đó có sử dụng 1 từ tượng hình và 1 trợ từ (gạch chân và chỉ rõ).