lựa chọn một ngôi kể phù hợp kể lại một câu chuyện ngụ ngôn mà em đã học
Chọn một trong các đề bài sau :
1 . Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên về tình bạn
2 . Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học
3 . Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó
Thời gian thấm thoát trôi đi, đã ba năm rồi, tôi vẫn còn nhớ. Hồi học lớp Hai, tôi và Quỳnh rủ nhau ra vườn hoa trong trường chơi vào giờ giải lao.
Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi tha hồ hít thở bầu không khí trong lành. Vườn trường có nhiều sắc hoa. Tôi thích nhất là cây hoa cúc vàng. Nó nhiều cánh, nhị ở giữa, cánh hoa mềm mại xếp đều vào nhau; hương hoa thơm thoang thoảng và trông thật dễ thương, sắc hoa màu vàng rực rỡ. Tôi nói:
- Quỳnh ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!
Quỳnh bĩu môi:
- Ờ đẹp thật! Nhưng làm sao đẹp bằng hoa hồng. Hoa hồng là bà chúa của các loài hoa.
Tôi và Quỳnh mải tranh cãi với nhau, ai cũng cho ý mình là đúng và có lí cả. Suốt thời gian đầu Quỳnh vẫn bảo vệ ý đúng của mình. Quỳnh giận tôi thật rồi! Từ góc vườn, bác bảo vệ lại gần chúng tôi:
- Này hai cháu, từ nãy đến giờ bác đã nghe hai cháu tranh cãi với nhau việc hoa nào đẹp hơn rồi. Bây giờ bác nói cho hai cháu nghe nhé: “Hoa nào cũng đẹp, mỗi hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc cho hoa đẹp hơn, tươi hơn và đâm chồi để nở ra nhiều hoa khác”. Tôi và Quỳnh nghe bác nói mới hiểu ra. Lúc bấy giờ chúng tôi nhìn nhau với ánh mắt vui vẻ như ban đầu. Vườn hoa trước mắt chúng tôi lúc bấy giờ như đẹp hơn.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Ba năm qua, kỉ niệm thời thơ ấu vẫn đọng mãi trong tôi: Một tình bạn đẹp, một kỉ niệm khó quên.
đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê tôi bê đê
CẤM CHÉP MẠNG AI MÀ KO CHÉP MẠNG THÌ MK K CHO 3 CÁI TRONG VÒNG 1 TUẦN ( NẾU HAY )
Em đã được học, được đọc về truyện ngụ ngôn. Hẳn nhiều truyện đã đưa lại cho em ấn tượng sâu sắc vì bài học rút ra từ đó rất gần gũi, thiết thực. Em hãy kể lại một truyện ngụ ngôn, nêu ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình
Bài nói tham khảo:
“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện kể về một con ếch có thói huênh hoang, kiêu ngạo và cuối cùng vì chính sự kiêu ngạo ấy mà ếch ta nhận được một bài học đắt giá. Ngày xưa có một con ếch nọ sống trong một cái giếng bị bỏ hoang, chú ta ngày nào cũng cất tiếng kêu ộp ộp khiến cho những sinh vật nhỏ bé trong giếng sợ hãi, rè chừng.
Ếch ta lấy làm thích chí lắm và cho rằng bầu trời trên kia cũng chỉ bằng chiếc vung. Cứ như vậy ếch ta sống đắc ý qua ngày, không những vậy con ếch còn thường xuyên dùng sức mạnh của mình để bắt nạt, chèn ép những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối trong giếng khiến cho mọi sinh vật đều sợ hãi.
Một ngày nọ có trận mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng lên cao, ếch ta lần đầu ra khỏi giếng, ngước mắt lên bầu trời thì thấy bầu trời vô cùng rộng lớn,ếch ta lấy làm bực bội liền cất tiếng kêu ộp ộp như muốn thu nhỏ lại không gian bầu trời và mình vẫn là chúa tể đáng kính. Nhưng đáng thương thay vì mải nhìn lên trời mà ếch ta bị một con trâu đi ngang qua và dẫm bẹp.
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về thói kiêu ngạo, coi trời bằng vung, đó là nhận thức hạn hẹp của những người thường huênh hoang về sức mạnh của mình, cho mình là nhất và dùng sức mạnh ấy để gây ra những đau khổ cho người khác.
Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.
Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:
- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.
Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:
- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.
- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình – Thầy thôn Thượng quát to.
Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:
- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!
Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi.
hãy kể lại một câu chuyện mà bạn tihk nhất trong những câu chuyện đã được học ở lớp 5
Sau bữa cơm tối, Hà - đứa em trai của tôi rủ tôi ra sân hóng mát, ngắm trăng sao. Hà học lớp Hai, sau tôi ba lớp. Bé rất thích nghe kể chuyện. Lần nào rỗi, bé cũng bắt tôi kể cho nghe những câu chuyện mà tôi đã học hoặc đã đọc được.
- Chị kể chuyện mà chị thích nhất cho em nghe đi!
Tôi ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói:
- Ừ, để chị kể cho em câu chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân, được dân mến phục! Chuyện là thế này
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng lúc anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ãn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền theo không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, nào ngờ quan lại phán:- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy xin quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn chuyện này nữa chị mới thấy khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu họa cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi đây làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khóa bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt. Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra, Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm bất ngờ xông ra. Chúng đang hốt hoảng chưa kịp đối phó thì phục binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập làng xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát
Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.
Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:
- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!
Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...
Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:
- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.
Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một người tài giỏi, liêm chính như ông.
a) Kể lại một câu chuyện dân gian đã học.
b) Kể lại một câu chuyện trong đời sống hàng ngày.
c) Kể lại một câu chuyện tưởng tượng.
Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.
Âu cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cồn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con.Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở :
-Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
-Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
a) Kể lại một câu chuyện dân gian đã học.
Ngày em còn bé, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ em lại thì thầm kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích, mẹ kể bằng trí nhớ của mẹ nên những câu chuyện ấy nó như thêm lung linh, huyền ảo, nó không diễn ra đều đều, mà đôi khi nó còn được tạo thêm những tình tiết mới, những nhân vật mới, nhưng vẫn không làm mất đi nội dung của nó. Em rất thích cách kể chuyện của mẹ, thích trí tưởng tượng của mình như cũng đang bay bổng trong thế giới cổ tích ấy, và hôm nay trí tưởng tượng ấy đã bay từ quá khứ, từ truyền thuyết về hiện tại.
Thời Vua Hùng Vương thứ 18, cuộc sống của người dân vô cùng sung túc và no ấm, khắp nơi ai ai cũng tưng bừng mở hội mừng những mùa vàng bội thu. Nhà vua hài lòng lắm, ngài có một cô con gái yêu tên là Mỵ Nương cũng vừa đến tuổi cập kê, nàng có một sắc đẹp hiền dịu, đoan trang. Nhà vua muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng, ngài quyết định mở cuộc thi kén rể, những người con trai trong cả nước đều đổ về chốn đô thành để mong lọt vào mắt xanh của Mỵ nương. Một buổi sáng, có hai chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng đến trước điện rồng. Một người có nước da rám nắng, thân hình cường tráng, ánh mắt sáng như sao, chàng đến từ núi rừng và xưng tên là Sơn Tinh, còn chàng trai kia có một mái tóc bồng bềnh như sóng nước, trông dáng dấp mảnh dẻ thanh tú, nhưng thái độ cũng vô cùng quyết liệt, chàng tự xưng là Thủy Tinh sống nơi biển cả. Phần so tài đã diễn ra nhưng phần thắng cuộc lại thuộc về người con của núi, Thủy Tinh không chấp nhận thua cuộc, chàng đuổi theo đôi uyên ương đòi cướp lại Mỵ Nương…
Và thời hiện tại bắt đầu…
Nước dâng cuồn cuộn đỏ ngầu, rừng đầu nguồn từ lâu đã bị đốt, bị chặt phá tan hoang, đến cả cái gốc cây cũng bị người dân đào lên bán về xuôi làm vật trang trí, những dòng nước càng trở nên hung hãn khi không bị 1 vật gì ngáng trở, chúng lao ầm ầm về xuôi, đi đến đâu chúng cuốn phăng nhà cửa, của cải đến đấy, khắp nơi nhìn đâu cũng chỉ một biển nước mênh mông. Cơn thịnh nộ của Thủy Tinh thật là khủng khiếp, chàng muốn khắp mọi nơi phải quy phục sức mạnh của chàng, đầu hàng sức mạnh của nước. Nhưng chàng không biết rằng Sơn Tinh đã chuẩn bị mọi thứ để phòng vệ, những người dân của chàng đã được trang bị những thiết bị tối tân hiện đại nhất, họ dùng điện thoại di động để đưa thông tin liên lạc một cách nhanh nhất, thông báo những nơi cần phải đến trợ giúp ngay lập tức. Những chiếc máy bay trực thăng khẩn cấp cất cánh bay đến tiếp cứu những người dân đang bị dòng nước cuốn đi, những chiếc xuồng máy chở đầy hàng cứu trợ luồn lách vào những khu vực khó đến nhất để mang lương thực thực phẩm đến cho mọi người, những chiếc máy xúc đang hối hả làm việc, từng đống đất cao ngất như núi do nước đẩy từ trên núi xuống được máy xúc xúc lên đổ vào những chiếc xe tải to đùng, hàng đoàn xe chở đất lũ lượt chạy hối hả về tuyến đê xung yếu đang được cấp tốc bồi đắp thêm, hàng tấn đất đá đổ xuống ào ào, máy ủi xông trận đẩy những khối đất đá ấy vào đúng vị trí, cửa xả lũ đã được xây dựng to rộng hơn bởi xi măng cốt thép mở toang ra đón cơn lũ tới, dòng nước đang ầm ầm đổ xuống bỗng trở nên hiền hòa trước một bức tường đất đá dày kéo dài dọc triền sông, chúng buộc phải chảy nhẹ nhàng men theo bờ đê đã được bồi đắp rồi trở về với biển. Thủy Tinh mệt mỏi, chàng thôi hô phong hoán vũ, gió ngừng thổi mạnh, nước mưa ngừng rơi, nước dần dần rút, chàng phải chấp nhận thua cuộc.
Nhưng hàng năm, khi tập trung thêm được lực lượng, Thủy Tinh lại dâng nước lên mong đánh bại được Sơn Tinh, trong khi đó mỗi năm con người lại cũng góp tay với Thủy Tinh tàn phá thiên nhiên, tàn phá những cánh rừng phòng hộ, hủy hoại bầu khí quyển… Nếu con người vẫn chưa có ý thức được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của mình, biết đâu có ngày Thủy Tinh sẽ thắng?
b) Kể lại một câu chuyện trong đời sống hàng ngày.
Nhà tôi ở xa trường nên những buổi trưa, tôi thường phải ở lại, vào quán ăn cơm. Và ở cái quán cơm quen thuộc này, tôi đã được chứng kiến một câu chuyện thật xúc động.
Lần đầu tiên bước chân vào quán, tôi còn đang bỡ ngỡ... thì một người phụ nữ khoảng chừng bốn mươi tuổi đi đến hỏi han, và phục vụ tận tình. Nhìn cô tôi không khỏi chạnh lòng, gương mặt cô xanh xao, gầy gò, đặc biệt là đôi mắt, đôi mắt ngơ ngác như vừa trải qua một việc gì đó kinh hoàng. Nhìn nhanh sang phía bên kia, tôi thấy một người phụ nữ khác trông nhanh nhẹn và tháo vát đang lúi húi làm việc trong bếp lò, vừa làm vừa nhìn lại cô, tôi hiểu vai trò của cô ở nơi này. Vâng, họ là bà chủ và cô giúp việc! Nhưng một điều lạ là họ nói chuyện với nhau, gọi nhau rất nhẹ nhàng, thân mật giống như người trong một nhà vậy.
Một bé gái chừng độ 9 tuổi chạy ra níu áo cô. Tôi mỉm cười hỏi:
- Con gái cô đây ạ?
Người đàn bà ngơ ngác gật đầu, rồi mang bát đũa ra cho khách. Quán vắng người. Cái thị trấn nhỏ này chỉ có mấy cô chú làm ở cây xăng, hoặc vài người chuyến hàng từ miền ngoài vào là khách của quán cơm trưa duy nhất. Mẹ con người làm thuê thường phải mang cơm ra tận nơi làm của họ. Hôm đó, tôi mới có dịp hỏi chuyện về mẹ con người đi ở. Bác chủ quán mới thong thả kể:
Người đàn bà ấy vốn là một đứa trẻ mồ côi, rồi lớn lên, lấy chồng, lại bị nhà chồng hắt hủi, đến nỗi phải bỏ nhà ra đi. Chị có con, nhưng người chồng tệ bạc cũng không nhận. Cuối cùng, chị phải bế con đi ăn xin.
Cuộc đời khổ ải khiến chị trở thành một người ngơ ngác. Đôi mắt lúc nào cũng ngây ngây. Và chị sợ, luôn sợ một cái gì đó, có lúc ánh mắt trông hoang dại, thật đáng thương.
Đến thị trấn này, hai mẹ con người đàn bà tội nghiệp đã gặp bác chủ quán. Công việc chẳng nhiều, nhưng bác trai vốn là một thầy giáo, cả hai bác giàu lòng thương người cứ nhận họ về ở, vừa để giúp việc cho gia đình, vừa để tạo điều kiện cho mẹ con họ có chỗ ăn chỗ ở. Rồi mấy năm sau, hai bác còn cho đứa con gái nhỏ được đi học.
Chỉ vì cuộc đời xô đẩy mà mẹ con họ ra nông nỗi này! Biết bao giờ mẹ con chị mới có một mái nhà để sống như những người bình thường khác? Tôi thầm cảm ơn bác chủ quán và thầy giáo đã cho hai mẹ con tội nghiệp ấy một chỗ ở, một nơi làm, dù chỉ tạm bợ, để những đêm đông giá lạnh hay những ngày mưa bão, mẹ con họ có chỗ nương nhờ.
Tấm lòng của gia đình bác thật đáng trân trọng. Tôi mong sao mẹ con họ sẽ còn gặp được nhiều tấm lòng hảo tâm như vậy để có một ngày mai tươi sáng hơn.
c) Kể lại một câu chuyện tưởng tượng.
Trong nhà tôi có ba phương tiện giao thông là bác ô tô, chú xe máy và anh xe đạp. Một hôm, trời nóng bức, tôi leo lên người bác ô tô mở tung hết cánh cửa xe ra để nằm cho mát. Tôi chợt nghe thấy có tiếng rên rỉ của bác ô tô: “Kít! Kít! Đau quá! Đau quá!”.
Nghe thấy tiếng bác ô tô rên rỉ, anh xe đạp ở bên cạnh thì thầm với chú xe máy:
- Bác ô tô sướng thật, suốt ngày nằm ở nhà, chẳng vất vả gì. Thỉnh thoảng, nhà chủ phải đi bốc hàng thì mới phải đi còn những ngày thường thì được tắm rửa sạch sẽ, có khi còn được mua quần áo mới cho nữa. Chẳng bù cho tôi, tôi là người khổ nhất, người tôi gầy gò, ốm yếu nhất trong ba người, thế mà ngày nào cũng phải cùng ông chủ tập thể dục vào buổi chiều, ngày nào cũng phải đi bốn, năm cây số chứ ít gì đâu. Chân tay tôi lúc nào cũng ra rời. Có lần chân tay còn bị chảy máu vì dẫm phải đinh hay vấp hòn đá nhọn giữa đường, ông chủ phải mang tôi đi băng bó vết thương cho lành lại. Bác ô tô mới có thế mà đã kêu toáng cả lên.
Bác ô tô nghe thấy nhưng vẫn lờ đi, coi như không có chuyện gì cả. Được thể, chú xe máy lên tiếng:
- Ừ, chẳng bù cho tôi suốt ngày phải làm việc, luôn chân luôn tay, chẳng mấy khi được nghỉ ngơi. Buổi sáng thì chở cô chủ đến trường, trưa về lại cùng bà chủ ra chợ, đến chiều bà chủ lại bắt mang hàng đi cất. Đợt vừa rồi, chắc làm việc quá sức nên tôi bị ốm, ông chủ bà chủ không mang hàng đi cất được, buộc phải chờ tôi khoẻ hẳn. Tuy tôi to hơn anh thật đấy nhưng lại phải làm việc nặng hơn, nhiều hơn. Trong số chúng ta, tôi mới là người khổ nhất.
Bác ô tô nghe thấy hết, không chịu được nữa, định cho mỗi người một cái bạt tai nhưng may là bác ấy trấn tĩnh lại được, chứ không thì… Bác nghĩ mình là người có tuổi, không nên làm như vậy, chi bằng giải thích để mọi người hiểu. Bác ô tô cất giọng từ tốn và nghiêm khắc nói:
- Các anh vừa nói gì với nhau tôi đều đã nghe thấy cả. Nhưng tôi thắc mắc là, chẳng hiểu các nhà nghiên cứu đã phát minh ra chúng ta làm gì cơ chứ? Họ bỏ công sức và tiền của làm ra chúng ta là để làm cảnh hay sao? Chẳng nhẽ chúng ta lại là một lũ vô tích sự?
Sau những câu hỏi của ô tô đưa ra, xe đạp và xe máy liếc nhìn nhau, mặt người nào người nấy đỏ bừng, không nói được câu nào. Bác ô tô lại nói tiếp:
- Các nhà nghiên cứu phát minh ra chúng ta để phục vụ cho cuộc sống con người, giúp con người thuận tiện hơn khi đi lại, mua bán, giao tiếp. Còn bản thân tôi, tôi cũng phải làm việc, thậm chí là những công việc nặng nhọc, nhiều hơn các anh. Mà nào tôi có hé răng kêu ca với ai, thỉnh thoảng có đau mỏi quá thì kêu lên một mình đấy thôi! Phải biết rằng con người vất vả lắm mới kiếm ra được hạt cơm hạt gạo chứ chẳng ai không dưng lại có mà ăn!
Nói xong, bác ô tô ho lấy ho để. Thấy thế, anh xe đạp và chú xe máy vội chạy lại xoa bóp cho bác ô tô và xin lỗi rối rít.
Từ đó họ không còn kêu ca, phàn nàn nữa, ai cũng cố gắng làm việc.
Bn tham khảo nhá !!
Đề bài gợi ý:
Câu 1: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc đã được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
Câu 2: Kể lại câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu bằng lời của Dế Mèn.
Câu 3: Kể lại câu chuyện Tám Cám bằng lời của cô Tấm.
( Chọn một trong 3 đề ).
Câu 1 :
Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:
Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:
- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!
- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?
- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!
- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.
Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:
- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!
Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.
Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:
- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.
Cái Hoa tươi cười:
- Con cảm ơn mẹ ạ!
Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?
Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.
Trần Thi Sương. Bảo ai sĩ tao là cộng tác viên.
Kể một câu chuyện em được đọc (nghe) hoặc một sự việc em chứng kiến (tham gia) đã để lại cho em bài học sâu sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện hoặc sự việc đó là gì?
- Đó là một lần em đã hiểu lầm bạn. Sự việc lần đó em chưa tìm hiểu kĩ đã vội vàng đổ lỗi cho bạn làm cho bạn rất buồn. Sau đó, cô giáo đã tìm ra sự thật và minh oan cho bạn. Em đã rất ân hận với hành động của mình và tự hứa với long sẽ luôn tìm hiểu kĩ mọi việc trước khi đưa ra kết luận.
Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.
Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:
- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.
Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:
- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.
- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình – Thầy thôn Thượng quát to.
Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:
- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!
Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi.
Em đã đọc và sưu tầm thêm được nhiều truyện ngụ ngôn. Phần tiếp theo của bài học sẽ giúp em biết cách kể lại một truyện ngụ ngôn; biết vận dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong nói và nghe.
* Bài nói tham khảo:
Cuối tuần mẹ thường đưa em đi nhà sách để chọn một quyển sách mà em yêu thích. Hôm nay, em đã chọn được cho mình một cuốn truyện ngụ ngôn rất thú vị. Đặc biệt là cây chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" mang đến cho em rất nhiều cảm xúc.
Chuyện kể rằng có một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Cho đến một ngày trời mưa to, nước dâng lên cao đưa ếch ra khỏi giếng. Vì cái tính ngông nghênh sẵn có, không để ý đến xung quanh, nên chú ếch đã bị một trâu đi qua dẫm bẹp.
Câu chuyện đã phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo, tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì đồng thời dạy em bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết. Em rất thích câu chuyện này và sẽ chia sẻ nó cùng các bạn của em.
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
- Có thể lựa chọn truyện ngụ ngôn Việt Nam và truyện ngụ ngôn của các dân tộc khác trên thế giới.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý
+ Nhân vật, sự kiện chính và diễn biến của sự kiện ấy trong truyện? Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện? Tính chất hài hước, phê phán…
+ Truyện nên được kể theo trình tự nào? Trong khi kể có thể sử dụng tranh ảnh minh họa như thế nào, giong điệu và biểu cảm thế nào?
- Lập dàn ý
+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và đặt câu hỏi dự đoán bài học sau khi kể.
+ Thân bài: kể diễn biến chính của câu chuyện kết hợp với giọng điệu phù hợp, thể hiện đúng nội dung của truyện.
+ Kết bài: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện.
Bước 3: Trình bày
- Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp
- Nói to, rõ ràng
- Phân bố thời gian nới hợp lý
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
- Trong vai trò của người nói: ghi nhận câu hỏi và nhận xét của người nói và đưa ra phản hồi thỏa đáng
- Trong vai trò người nghe: nêu nhận xét hoặc câu hỏi gợi nhắc người trình bày bổ sung.
Mẫu 1: Chó và người đầu bếp
Một người nhà giàu mở tiệc lớn, anh ta mời nhiều bạn bè và những người quen biết. Nhân dịp này con chó của anh ta cũng tự cho mình quyền được mời một con chó lạ là bạn nó, bảo với nó rằng:
– “Chủ tớ đãi tiệc, chắc chắn là sẽ có nhiều thức ăn thừa, đến ăn với tớ nhé. ”.
Con chó được mời liền đến đúng hẹn, xem thấy thức ăn bày biện thừa mứa thì rất khoái, nói rằng:
- “Ôi sung sướng làm sao khi mình đã đến đây! Đâu phải lúc nào mình cũng được như thế này. Mình sẽ ăn cho đã cho no cả hôm nay và ngày mai”.
Trong khi nó hân hoan và vẫy đuôi tỏ vẻ vui mừng với bạn thì người đầu bếp trông thấy liền tóm lấy bốn cẳng nó ném ra ngoài cửa sổ. Nó rơi đánh bịch một cái xuống đất và khệnh khạng chạy đi, tru lên đau đớn. Tiếng kêu của nó chẳng mấy chốc làm mấy con chó chạy rong trên đường chú ý, chạy lại hỏi thăm là nó đã ăn tiệc có thích không. Nó trả lời:
"Sao, à nói thật với bạn, tôi uống rượu nhiều quá nên chẳng nhớ gì cả. Tôi chẳng biết lúc mình ra khỏi nhà như thế nào nữa.
Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ.
Được một hôm rảnh rỗi, không có khách nào vào xem bói. Cả năm ông thầy bói liền ngồi bàn luận xem con voi có hình thù như thế nào. Nghe thấy sắp có voi đi qua, năm thầy bói liền chung tiền biếu tặng người chủ của con voi để xin cho con voi đứng lại một lát. Vậy là mỗi thầy bói sờ vào một bộ phận của con voi. Mỗi người tưởng tượng ra hình thù của con voi khác nhau. Không ai chịu nhường ai. Cuối cùng, họ đánh nhau sứt đầu mẻ trán.
Kể một câu chuyện dân gian em đã học bằng lời văn của em.
link : http://hoctotnguvan.net/ke-lai-mot-truyen-da-biet-truyen-thuyet-co-h-bang-loi-van-cua-em-22-1259.html