Những câu hỏi liên quan
Xuyến Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Như
4 tháng 3 2022 lúc 7:31

Vào dịp sinh nhật, mẹ mua cho em một cuốn sách tranh về thế giới động vật. Sách có hình chữ nhật, to như là chiếc máy tính xách tay của bố. Phần bìa được làm từ bìa cứng, dày và chắn chắn lắm. Trên mặt bìa là bức tranh vẽ nhiều loài động vật trong rừng đang đứng dưới chiếc cầu vồng xinh xắn. Cùng dòng chữ nổi cách điệu Thế giới kì thú. Bên trong là các trang giấy bóng, in hình ảnh các loài động vật ở trong rừng. Trang nào cũng kèm theo những thông tin thú vị của loài động vật trong ảnh. Em thích cuốn sách này lắm

Bình luận (0)
sky
Xem chi tiết
Phạm Đăng Anh
Xem chi tiết
Kaito Kid
23 tháng 3 2022 lúc 19:57

thuyết minh nó dài lắm

Bình luận (0)
Kaito Kid
23 tháng 3 2022 lúc 19:57

https://theki.vn/thuyet-minh-di-tich-den-bia-tinh-hai-duong/

nek tham khảo

Bình luận (0)
Nguyễn Diệu Linh
Xem chi tiết
Wall HaiAnh
22 tháng 2 2018 lúc 12:13

Bài làm

Hình dáng chiếc xe đạp của em

Hằng ngày, em đến trường bằng chiếc xe đạp cũ của mẹ cho. Tuy là xe cũ nhưng nước sơn màu xanh biển của xe vẫn còn bóng như mới. Hai vành xe và nan hoa trắng sáng, cứ loang loáng khi em đạp xe nhanh. Tay lái của xe được bọc nhựa ở chỗ cầm. Hai sợi dây thắng vòng,chéo nhau ở phía trước đính một nút thắt hình con bướm. Yên xe được thay mới nên rất êm. Xe còn có giỏ phía trước để em đựng cặp khi đi học. Xích xe quay đều kêu rè rè nhưng xe đạp rất nhẹ. Các bạn của em đều thích chiếc xe đạp này. Em rất tự hào đã tự mình đến trường bằng xe đạp, không phiền bố mẹ phải đưa đón

Bình luận (0)
Không Tên
22 tháng 2 2018 lúc 12:29

Từ khi bước vào lớp một, em luôn ao ước có được một chiếc bàn bằng gỗ. Nhưng mẹ em bảo rằng: “Bao giờ lên lớp 4, sách vỏ có nhiều thì mẹ sẽ mua con ạ”. Thấm thoát đã nhiều năm trôi qua, vào ngày khai giảng lớp 4 và mẹ đã giữ lời hứa, mua cho em một chiếc bàn mới to và đẹp hơn chiếc bàn cũ rất nhiều.

Chiếc bàn mới của em mới xinh xắn làm sao! Bàn được đóng bằng gỗ xoan đào, đánh véc-ni bóng loáng. Những đường vân gỗ nổi lên như những dải lụa đào trông thật đẹp mắt.

Chiếc bàn của em có tới ba ngăn cơ đấy. Ngăn thứ nhất rất rộng, em xếp sách giáo khoa. Ngăn thứ hai em để vỏ ô li. Ngăn thứ ba em xếp tập giấy kiểm tra và hộp bút. Ngoài ba ngăn này, em còn có một ngăn kéo nhỏ ở dưới để xếp các đồ dùng học tập mới chưa dùng đến như vở mới, bút mực mới.

Thời gian cứ thế trôi qua, nhưng tối nào cũng vậy, em đều tự giác ngồi vào bàn học bài. Những làn gió nhẹ lướt qua cánh cửa sổ ùa vào khẽ lật trang vỏ mới. Chú mèo mướp đi rón rén dưới gầm bàn, một âm thanh xạt xạt từ dưới chân bàn phát ra. Dường như bàn muốn nói: “Cô chủ ơi! Hãy tập trung học bài cho tốt nhé”.

Kể từ đó, bàn đã trở thành người bạn thân thiết của em. Sau này, dù có được làm việc trên những chiếc bàn đẹp hơn, tốt hơn nhưng em luôn nhớ về chiếc bàn như một kỉ vật trong những năm tháng em học tập dưới mái trường tiểu học thân yêu.

Bình luận (0)
haha
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Như
Xem chi tiết
EDOGAWA CONAN
23 tháng 9 2018 lúc 9:01

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

Bình luận (0)
EDOGAWA CONAN
23 tháng 9 2018 lúc 9:02

https://kenhtracnghiem.com/thuyet-minh-ve-mot-loai-vat-nuoi-bai-tap-lam-van-1-lop-9

Bình luận (0)
EDOGAWA CONAN
23 tháng 9 2018 lúc 9:03
Bài văn mẫu 1: Thuyết minh về con thỏ

Nếu tôi hỏi bạn về một câu: "Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?" thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.

Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ.

Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng - tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù.

Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh , dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình.

Thỏ "đi" không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách "nhảy cóc". Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chan sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà.

Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,... vừa đẹp lại vừa ấm.

Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyệ cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác.

Thỏ đã trở thành một laòi vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.

Bình luận (0)
# APTX _ 4869 _ : ( $>$...
Xem chi tiết
minhduc
30 tháng 4 2018 lúc 14:44

Các bạn của em mỗi năm học đều mua bút mới. Riêng em, em vẫn dùng cây bút cũ từ hồi học lớp một. Theo năm tháng, cây bút máy của em có cũ đi đôi chút, nhưng ngòi bút vẫn viết rất êm và ra mực đều. Em dùng bút để ghi chép bài học, làm bài kiểm tra. Cây bút máy còn giúp em đắc lực trong việc ghi điểm thi đua của các lớp khi em trực Sao Đỏ. Bài văn nào của em cũng được cô giáo cho điểm cộng chữ viết đẹp một phần cũng nhờ vào cây bút máy. Em rất thích cây bút của em và luôn tự hào mình là người giữ gìn bút cẩn thận nhất lớp.

Nguồn: https://hocsinhgioi.com/viet-mot-doan-van-khoang-nam-cau-ta-hinh-dang-hoac-cong-dung-cua-mot-vat-gan-gui-voi-em#ixzz5E8iQIh8o

Bình luận (0)
tran huyen trang
30 tháng 4 2018 lúc 14:42

Các bạn của em mỗi năm học đều mua bút mới. Riêng em, em vẫn dùng cây bút cũ từ hồi học lớp một. Theo năm tháng, cây bút máy của em có cũ đi đôi chút, nhưng ngòi bút vẫn viết rất êm và ra mực đều. Em dùng bút để ghi chép bài học, làm bài kiểm tra. Cây bút máy còn giúp em đắc lực trong việc ghi điểm thi đua của các lớp khi em trực Sao Đỏ. Bài văn nào của em cũng được cô giáo cho điểm cộng chữ viết đẹp một phần cũng nhờ vào cây bút máy. Em rất thích cây bút của em và luôn tự hào mình là người giữ gìn bút cẩn thận nhất lớp

Bình luận (0)
Lê Thảo Quyên
30 tháng 4 2018 lúc 14:43

Trong số tất cả những đồ vật gắn bó gần gũi với em, có lẽ chiếc bút chì là đồ vật có nhiều công dụng nhất. Nó có thể giúp em vẽ nên những bức tranh thật đẹp, những sơ đồ cho những bài toán khác nhau. Khi em vẽ sai, cục tẩy nhỏ màu hồng phía đuôi bút sẽ giúp em tẩy đi hình sai đó và em có thể vẽ lại. Không chỉ vậy, chiếc bút chì còn chính là cây bút đầu tiên của em, là cây bút em dùng để tập viết chữ những ngày đầu tiên vào lớp Một. Em rất yêu quý cây bút chì của mình.

Bình luận (0)
haha
Xem chi tiết
aliooooo123
Xem chi tiết
︵✰Ah
9 tháng 12 2021 lúc 8:33

Tham Khảo (dàn ý)
 

I. Mở bài: giới thiệu mắt kính
- Chiếc kính đeo mắt là một vật dụng có vai trò quan trọng trong cuộc sổng của chúng ta ngày nay.

II. Thân bài
1. Nguồn gốc

- Mắt kính ra đời đầu tiên ở Ý và vào năm 1620..
- Qua nhiều năm thì mắt kính được cải tiến và sử dụng rộng rãi
- Năm 1877 chiếc kính áp tròng đầu tiên được ra đời.

2. Cấu tạo: 2 bộ phận
- Mắt kính: tùy vào công dụng mà sử dụng các mắt kính khác nhau. Mắt kính được làm từ thủy tinh hoặc nhựa
+ Mắt kính thủy tinh: mắt kính này trong suốt nhwung có nhược điểm là dễ vỡ
+ Mắt kính nhựa: mắt kính này có ưu điểm là nhẹ nhưng nhược điểm là dễ xước
- Gọng kính: gọng kính cũng có 2 loại là gọng nhựa và gọng kim loại
+ Gọng kim loại: gọng này dược làm bằng sắt, đeo cảm thấy cứng cáp và khó chịu
+ Gọng nhựa: gọng nhựa rất dẻo bền và chịu được áp lực khi bị tác động.

3. Công dụng của mắt kính
- Kính thuốc: kính dùng cho người có bệnh về mắt như kính cận, kính loạn, kính lão,….
- Kính lão bảo vệ mắt khi đọc sách hay làm việc lâu bên máy tính;
- Kính râm là kính bảo vệ mắt khi đi ngoài trời.
- Kính thời trang là vật trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt.

4. Cách sử dụng và bảo quản

- Lúc sử dụng kính, nên nhẹ nhàng mở bàng hai tay, dùng xong nên lau sạch tròng kính bằng khăn mềm, mịn, cất kính vào hộp, đế ở nơi cố định, dễ tìm như trong ngăn tủ, ngăn bàn, mặt bàn,... tránh các vật nặng đè vỡ hoặc làm trầy xước mặt kính.

- Thường xuyên rửa kính bằng nước, lau sạch tròng kính bằng khăn chuyên dùng.

- Để mắt kính không bị biến dạng, khi đeo và tháo kính nên dùng hai tay cầm gọng kính.

- Phải dùng kính đúng độ thi thị lực sẽ không bị tăng cao.

III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò quan trọng của mắt kính và nêu cảm nghĩ của em.

Bình luận (0)