Những câu hỏi liên quan
nguyen thi ly
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Khánh Ngọc
Xem chi tiết
nguyen ha my
Xem chi tiết
Nguyễn Đặng Linh Nhi
5 tháng 1 2018 lúc 10:28

- Nước ta đầu thời Âu Lạc và cuối thời Hùng Vương có những tiến bộ đáng kể:

+ Nông nghiệp: Lưỡi cày đòng dùng phổ biến, lúa gạo, rau củ,......nhiều hơn. Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn phát triển.

+ Thủ công nghiệp: Đồ gốm, dệt vải phát triển, đặc biệt là nghành xây dựng và luyện kim. Giáo, mác, mũi tên, đồng, cuốc sắt,.....được sử dụng ngày càng nhiều.

+ Xã hội: Dân số tăng, phân biệt giữa các tầng lớp sâu sắc và rõ rệt.

Bình luận (0)
nguyen ha my
Xem chi tiết
nguyen thi phuong ngan
5 tháng 1 2018 lúc 9:58

trong nông nghiệp lưỡi cày được phổ biến nhiều hơn gạo rau khoai ......ngày một nhiều hơn chăn nuôi đánh cả đều phát triển                      làm gốm dệt lụa có tiến bộ mũi đồng cày cuốc.....được sản xuất càng nhiều dân số ngày càng tăng sự phân chia giữa tầng lớp thống trị và nhân dân cũng rất sâu sắc

Bình luận (0)
Di Yumi
Xem chi tiết
Đặng Linh Phương
17 tháng 9 2016 lúc 8:41

0,0625

Bình luận (0)
Kai Xi
17 tháng 9 2016 lúc 8:48

0,0625

k cho mình nha

Bình luận (0)
nhok buồn vui
13 tháng 3 2017 lúc 12:13

=\(\frac{1}{16}\)=0.625

Bình luận (0)
hoang ngoc han
Xem chi tiết
Đào Thùy Trang
12 tháng 10 2017 lúc 21:58

Em bé bán diêm vô cùng tội nghiệp. Bà và mẹ em mất, em ở với người cha khó tính trên gác mái rét buốt và hàng ngày phải đi bán diêm kiếm sống.Vậy mà mọi người xung quanh lại thờ ơ với em, thậm chí đến lúc chết, thi thể lạnh cóng của em cũng chỉnhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong xã hội thiếu tình thương đó, nhà văn An- đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc với cuộc sống bất hạnh của em bé đồng thời cũng miêu tả cảnh huy hoàng khi 2 bà cháu dắt tay về trời với nụ cười đang nở trên môi em. Tất cả gợi lên cho chúng ta bao nỗi xót xa, cùng sự cảm thông cho những số phận bất hạnh của những người nghèo khổ.

Bình luận (0)
Bảo Trần
Xem chi tiết
Đậu Hà Phước
1 tháng 3 2018 lúc 19:52

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quí tộc. Ông ngoại và cha đều là người có lòng yêu nước thương dân. Nguyễn Trãi đã được thừa hưởng tấm lòng vì dân vì nước ấy.

Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười, ông ngoại qua đời, Nguyễn Trãi về ở Nhị Khê nơi cha dạy học. Ông gần gũi nông thôn từ đó. Năm hai mươi tuổi, 1400, ông đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đem về Trung Quốc cùng với cha con Hồ Quí Li và các triều thần khác. Nguyễn Trãi và người em trai đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng lại bị giặc Minh bắt giữ ở Đông Quan. Trốn thoát khỏi tay giặc, ông náu mình trong nhân dân, tìm đường cứu nước. Đây là thời gian ông đi sâu vào nông thôn, hiểu được đời sống nhân dân, thấm thía sức mạnh của dân, và nhờ đó, ông nhận ra chân lí: muốn cứu nước phải dựa vào dân. Ông tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Và Nguyễn Trãi đã sống, chiến đấu cùng nhân dân. Ông có đóng góp lớn vào phương kế đuổi giặc. Ông là vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi chiến lược, chiến thuật trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Đó là:

"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo."

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị, vua hoà dân mục, thì bỗng dưng bị chặn lại: ông bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó, ông được tha nhưng không được tin dùng nữa. Mười năm (1429-1439) Nguyễn Trãi chỉ được giao chức "nhàn quan", không có thực quyền. Ông buồn, xin về Côn Sơn (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Mấy tháng sau, Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc nước. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam: ngày 01 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua đi duyệt võ, đã vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Khi vua dời Côn Sơn, về đến Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh) bị chết đột ngột. Lúc chết có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi, lúc ấy phụ trách dạy dỗ các cung nữ (chức Lễ nghi học sĩ) hầu bên cạnh. Bọn triều thần bấy lâu nay muốn hãm hại Nguyễn Trãi, nhân cơ hội này liền vu cho ông cùng Nguyễn Thị Lộ mưu giết vua, khiến ông phải nhận án tru di tam tộc (bị giết cả ba họ)

Nỗi oan tầy trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải toả và ca ngợi ông bằng câu thơ nổi tiếng:

"Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo"

(Lòng Ức Trai toả rạng văn chương)

Bình luận (0)
Nguyễn Bích Hân
Xem chi tiết
Huỳnh Bá Nhật Minh
2 tháng 5 2018 lúc 6:08

Tự viết theo dàn ý nha bạn:

1. Phần Mở bài

- Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việtt Nam rất hay và rất lí thú.

- Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác.

- Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt).

- Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.

2. Phần Thân bài

a). Miêu tả ngoại hình

* Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám

Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.

Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện...

- Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.

* Ngoại hình của nhân vật ông Bụt

- Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.

- Khuôn mặt của ông phúc hậu.

- Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.

- Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.

- Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.

- Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.

- Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.

b). Miêu tả hoạt động

- Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.

- Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.

- Ông bước những bước chậm rãi.

- Ông dưa tav lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.

- Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.

- Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”

- Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.

2. Phần Kết bài

- Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô.

- Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thế hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giủp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao dộng:

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì”

Bình luận (0)
Huỳnh Bá Nhật Minh
2 tháng 5 2018 lúc 6:09

1. Phần Mở bài

- Em đã được nghe bà em, mẹ em kể cho nghe những câu chuyện cổ Việtt Nam rất hay và rất lí thú.

- Trong những câu chuyện cổ tích ấy có những nhân vật nghèo khổ bất hạnh và cũng có những nhân vật giàu có mà tham lam, độc ác.

- Bao giờ cũng vậy, người nghèo khổ, bất hạnh nhưng tốt bụng luôn được một lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để thắng những kẻ ác. Đó là những ông Tiên (ông Bụt).

- Em rất yêu thích nhân vật ông Bụt trong truyện cổ tích Tấm Cám mà em đã được đọc.

Dàn ý Tả hình ảnh ông Tiên (Bụt) trong truyện cổ tích mà em đã đọc hoặc nghe được

2. Phần Thân bài

a). Miêu tả ngoại hình

* Những lần xuất hiện của ông Bụt trong truyện Tấm Cám

Trong truyện Tấm Cám, ông Bụt hiện lên rất nhiều lần để giúp cô Tấm.

Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt tôm bắt tép. Tấm siêng năng bắt được nhiều tôm. tép còn Cám lười biếng nên không bắt được gì hết. Cám đã lừa Tấm và trút hết giỏ tôm tép. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Tấm nuôi cá bống và coi bống như người bạn thân. Mẹ con nhà Cám giết chết bống. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Mẹ con nhà Cám đi dự lễ hội. Mụ dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm ở nhà nhặt riêng từng thứ ra. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện.

- Tấm không có quần áo đẹp để đi dự hội. Tấm ngồi khóc. Ông Bụt xuất hiện...

- Như vậy, ông Bụt luôn xuất hiện để giúp đỡ cô Tấm, một cô gái mồ côi hiền lành, chịu thương chịu khó.

* Ngoại hình của nhân vật ông Bụt

- Ông Bụt xuất hiện trong truyện là một ông lão rất đẹp.

- Khuôn mặt của ông phúc hậu.

- Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc trắng.

- Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay phất phơ trước trán.

- Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.

- Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo vừa dài vừa rộng.

- Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.

b). Miêu tả hoạt động

- Một làn khói mờ trắng tỏa nhẹ, một ông già đầu tóc bạc phơ xuất hiện.

- Khi xuất hiện, dáng ông khoan thai.

- Ông bước những bước chậm rãi.

- Ông dưa tav lên nhè nhẹ vuốt bộ râu dài.

- Ông nhìn cô Tấm bằng ánh mắt đầy thương cảm.

- Ông nói với cô Tấm bằng giọng ấm áp như người ông nói với đứa cháu gái yêu quý của mình “Làm sao con khóc?”

- Ông bất ngờ xuất hiện rồi cũng bất ngờ biến mất.

2. Phần Kết bài

- Tấm là cô gái mồ côi phải sống với mụ dì ghẻ và đứa em độc ác. Cô Tấm ngoan hiền và siêng năng chịu thương chịu khó. Mỗi lần cô gặp khó khăn là mỗi lần ông Bụt xuất hiện đẽ giúp đỡ cô.

- Việc ông Bụt xuất hiện giúp đỡ cô Tấm đã thế hiện được ước mơ chính đáng của nhân dân ta: Những người hiền lành tốt bụng mà bị chà đạp bóc lột thì luôn cần sự giủp đỡ. Nhân vật ông Bụt thể hiện khát vọng công bằng của người dân lao dộng:

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì”

Bình luận (0)
Nguyễn Bích Hân
2 tháng 5 2018 lúc 6:12

cam on nha

Bình luận (0)
Nguyen Huu Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
8 tháng 5 2018 lúc 19:49

- Một số danh nhân văn hóa văn hóa tiêu biểu thế kỉ XV như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh. Những danh nhân này là những nhà văn, nhà thơ, nhà sử học lỗi lạc của dân tộc. 
+ Nguyễn Trãi: Là anh hùng dân tộc, là nhà chính trị đại tài. Tài năng của ông không chỉ thể hiện trong dấu tranh chính trị quân sự mà còn được khẳng định qua các tác phẩm và sáng tác trên các lĩnh vực như văn học, sử học và cả địa lý học như Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập hay Dư địa chí. Qua những điều đó chúng ta càng dám khẳng định ông là một nhà văn hóa kiệt xuất, là tinh hoa của dân tộc, có nhiều cống hiến làm rạng rỡ nền văn hóa dân tộc. 
+ Lê Thánh Tông: Là nhà vua nổi tiếng, tài giỏi trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quan sự, văn hóa, luôn dành tình yêu thương cho dân tộc, cho đất nước. 
+ Ngô Sĩ Liên: Là nhà sử học nổi tiếng của đất nước ta.
+ Lương Thế Vinh: Là nhà toán học nổi tiếng, là thần đồng, là người được nhân dân ta quý mến. 
=> Những tài năng và đức độ của họ làm e cảm thấy thật tự hào về các danh nhân văn hóa nước nhà. Họ chính là những tấm gương mẫu mực cho các thế hệ sau này noi theo.
- Những cống lao của các danh nhân văn hóa thế kỉ XV:
+ Nguyễn Trãi: 
Cùng Lê Lợi lanh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
Góp phần xây dựng nhà nước Lê sơ trong buổi đầu giành được độc lập.
Góp phần làm phát triển các lĩnh vực văn học, địa lý học, sử học nước nhà.
Cổ vũ niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước thông qua các tác phẩm.
+ Lê Thánh Tông:
Đóng góp công lao to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục,ổn định xã hội.
Lập hội Tao Đàn, làm chủ soái, đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
+ Ngô Sĩ Liên:
Sáng tác cuốn Đại Việt sử kí toàn thư là cuốn sách ghi lại lịch sử dân tộc từ thời Hông Bàng đến năm 1427.
+ Lương Thế Vinh:
Đóng góp cho sự phát triển của toán học nước nhà. 
=> Những công lao của họ thật to lớn và không thể kể hết được. Chính nhờ những đóng góp đó đã góp phần cho sự ổn định nền tảng phát triển các lĩnh vực sau này. Chúng ta sẽ không bao giờ quên công lao của họ.

Bình luận (0)