Viết bài văn biểu cảm cảm nghĩ về mẹ
Không chép mạng ạ!
Viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người thầy cô giáo cũ và bộc lộ suy nghĩ của em
(Lưu ý: Không chép mạng ạ)
Trong tuổi học trò chúng ta được học qua nhiều thầy cô, ai cũng truyền những kiến thức quý giá cho chúng ta, ấy vậy người mà tôi yêu quý nhất là cô Liên
Cô Liên rất quan tâm đến học trò, cô luôn giúp đỡ những đứa học trò như tôi như những đứa con của cô, cô khoảng bốn mươi hay bốn hai tuổi, chiều cao của cô khá là khiêm tốn, dù cô đã có chồng nhưng vì ông trời chưa bao giờ bình đẳng nên cô vẫn chưa có con nói đúng hơn là cô không thể vì tai nạn, tuy vậy cô vẫn coi những đứa học trò mà cô dạy hay chủ nhiệm như những đứa con của cô
Vậy mà tôi lại chính là đứa học trò cô yêu nhất, cô luôn coi tôi như con ruột, luôn giúp tôi trong học tập, chia sẻ những chuyện vui và buồn. Ấy vậy mà tôi ko đền đáp mà còn làm cho người mẹ thứ hai phải rơi lệ vì tôi, khi cô rơi lệ cảm giác tội lỗi đè nặng lên tôi một cảm giác ân hận thấu xương; mà tôi không sao tả được cảm xúc ấy, bởi nó hơn cả những cảm xúc tôi từng trải qua
Kết bài:
Từ ngày hôm đó lúc nào kiểm tra tôi cũng cố gắng điểm cao để ko phụ lòng cô, giờ tôi vẫn ghế thăm cô thường xuyên như lời xin lỗi vì đã làm cô khóc
*bạn có thể sửa lại một số cái nhung làm ơn tham khảo thoi*
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ "À ơi tay mẹ" Giúp với ạ, xưng hô tôi(mong là ko chép mạng ạ)
em hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ về công ơn cha mẹ.
KHÔNG CHÉP MẠNG !
Cha mẹ hai từ thiêng liêng hơn bất kì điều gì trên đời. Cha mẹ người cho chúng ta sinh mệnh, người nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, cho chúng ta mặc, để chúng ta có thể dần dần trưởng thành. Công cha nghĩa mẹ là thứ mà những đứa con chúng em chẳng bao giờ có thể trả nổi. Quả đúng như câu tục ngữ của ông cha ta:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Lời thơ của bài tục ngữ như nhắc nhở mỗi đứa con biết hãy nhớ đến công ơn cha mẹ mình. Khi còn bé, lời thơ luôn luôn xuất hiện trong những câu hát ru của bà, của mẹ, dù đã lớn khôn nhưng lời thơ vẫn luôn in đậm trong tâm trí em:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời thơ bài tục ngữ mới giản đơn nhưng ý nghĩa thật lớn lao làm sao, nó không chỉ ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ mà còn nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Hình ảnh được so sánh trong bài thơ làm người đọc liên tưởng đến sự vĩ đại, to lớn và dạt dào của tình cảm gia đình, tình phụ tử cũng như tình mẫu tử. Núi Thái Sơn xuất hiện trong bài ca dao là một ngọn núi cao lớn, hùng vĩ của Trung Quốc. So sánh công ơn của cha đối với mỗi chúng ta dường như còn lớn hơn cả núi Thái Sơn, núi Thái Sơn to lớn bao nhiêu thì công cha cũng lớn bấy nhiêu. Còn Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn chả ra, nước chảy từ nguồn nhưng liệu ai biết được nguồn nước lớn bao nhiêu, dồi dào bao nhiêu? Cũng như liệu ai biết được tình mẹ, nghĩa mẹ vĩ đại, dạt dào bao nhiêu?. Cách so sánh này làm ta nhớ đến câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở mỡi chúng ta hãy luôn ghi nhớ về công cha, nghĩa mẹ dành cho chúng ta. Câu tục ngữ đã sử dụng những hình ảnh ví von thật tinh tế, mà cũng thật cụ thể. Hình ảnh so sánh được đưa ra càng làm người đọc dễ dàng nhìn nhận được công cha nghĩa mẹ.
Cha mẹ là người không chỉ cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta thành người. Công sinh thành của cha mẹ là rất lớn, là vô giá, không gì đong đếm được. Không có cha mẹ thì cũng không có con cái. Bất cứ một ai trên đời này, anh hùng hay vĩ nhân, người xấu hay kẻ ác nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của chính mình. Cha mẹ đã sinh ra chúng ta, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời, chúng ta chính là những phần máu thịt của cha mẹ. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng, chúng ta phải hiểu cho nỗi lòng, công ơn, sự trả giá mà cha mẹ đã làm cho chúng ta.
Cha mẹ là người nuôi dưỡng chúng ta từ khi mới chào đời, từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành, lúc chúng ta có thể tự đứng trên đôi chân của chính mình. Mẹ cho ta dòng sữa ngọt lành. Cha cho ta sinh mệnh. Cha mẹ luôn cố gắng để chúng ta có thể khôn lớn một cách khỏe mạnh, an toàn, không lo lắng gì. Chúng ta từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết nói, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết suy nghĩ rồi đến lúc biết tự đi trên dôi chân của mình, tự mình làm cha mẹ là một chặng đường dài biết bao. Lúc chúng ta lớn dần lên, dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho chúng ta tất cả tâm huyết và sức lực của mình.
Không chỉ nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, chúng ta mặc, cha mẹ còn dạy dỗ chúng ta cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách biết tự lập. Cha mẹ dạy chúng ta bằng những kinh nghiệm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của chính bản thân. Sau này, dù chúng ta lớn lên, đi học có thầy cô dạy dỗ, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của chúng ta.
Chúng ta luôn phải nhớ lời của cha ông: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con, phải làm tròn với chữ hiếu của bản thân mình. Hiếu là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà đó cũng là cách sống, đạo đức con người. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân, phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý và làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.
THAM KHẢO
Viết 1 bài văn biểu cảm về mẹ khoảng 800 chữ
Cảm ơn mọi người trước ạ.
(chép mạng cũng được nhưng mà ghép nhiều đoạn lại thành 1 bài văn được ko ạ?)
Sau một tuần đi công tác xa, hôm nay, mẹ yêu quý của em đã trở về nhà. Có thể nói, Nữ siêu nhân mà em yêu quý, kính trọng và tự hào nhất chính là mẹ của em.
Mẹ là một người bán hoa ở chợ đầu mối. Công việc của mẹ vô cùng vất vả và nặng nhọc. Hằng ngày, mẹ phải ra chợ từ 2h sáng để nhận hàng, sắp xếp và bán lại cho khách lẻ. Mãi đến gần trưa mẹ mới về nhà, bắt đầu ăn uống, tranh thủ nghỉ ngơi. Rồi chiều tối thức dậy, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa tối cho cả nhà, rồi tính toán sổ sách. Dù nắng hay mưa, nóng hay lạnh, mẹ vẫn lặp đi lặp lại công việc như thế, không có ngày nghỉ. Có lẽ vì thế, mà tuy mới 40 tuổi, nhưng trông mẹ có phần già dặn hơn tuổi thật. Nước da mẹ trắng trẻo, nhưng rất khô, dễ bong tróc vào mùa đông. Dáng người mẹ hơi mập, khuôn mặt rất phục hậu. Mỗi khi mẹ nói chuyện, cả khuôn mặt toát lên vẻ thân thiện và dễ mến, nên rất được lòng những người xung quanh. Đặc biệt, mẹ rất hay cười. Chẳng có chuyện gì vui mẹ cũng cười. Nụ cười lúc nào cũng hiển lộ và rạng rỡ trên khuôn mặt mẹ. Dù khi cười, những nếp nhăn ở khóe mắt, trán lộ ra khó rõ. Nhưng em lại thấy lúc ấy trông mẹ lại càng đẹp hơn. Khi đi làm, mẹ mặc bộ quần áo tối màu, chân đi ủng, tay đeo găng, mặc thêm cái tạp dề chống nước nữa. Trông mẹ lúc ấy đẹp một cách khỏe khoắn, năng động lạ thường. Đó chính là nét đẹp lao động mà cô giáo em vẫn thường ca ngợi khi phân tích các tác phẩm văn học.
Có thể mẹ của em không xinh đẹp, nền nã, nấu ăn ngon như những người mẹ khác. Nhưng tình yêu và sự hi sinh của mẹ dành cho em thì chẳng thua kém bất kì ai. Lúc nào em cũng cảm thấy hạnh phúc và bình yên khi được ở bên cạnh mẹ. Chỉ cần có mẹ, thì mọi gió bão đều phải ngừng lại sau cánh cửa nhà.
Đây nhé bạn
Hãy viết một bài văn nêu cảm nhận về bài thơ "Mẹ vắng nhà ngày bảo".
Y/c: Không chép mạng, tự làm bài giúp ạ.
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ MẸ CÓ MỞ BÀI GIÁN TIẾP(ĐỪNG CHÉP MẠNG)
CẢM ƠN NHÌUUUUU
Có thể tham khảo dàn ý sau đây nhé!
1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.
– Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.
– Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.
2. Thân bài:
– Mẹ tôi năm nay 35 tuổi
– Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu.
– Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình.
– Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm.
– Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ.
– Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày.
– Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm.
– Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cận thận.
– Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập.
– Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời.
3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ.
– Mẹ là cả một thế giới mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái.
– Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui.
viết mở bài về văn biểu cảm về mẹ ( đừng chép mạng :v )
Tham Khảo !! (Vì yêu cầu của em là văn không chép mạng nên anh nghĩ dàn ý có thể tự giúp em làm thành một bài văn mà em yêu cầu)
I. Mở bài
Giới thiệu mẹ em: Gia đình em có bốn người là bố, mẹ, anh của em và em. Mọi người đều yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Bố mẹ em luôn cố gắng nỗ lực làm việc để nuôi chúng em ăn học nên người. Chính vì thế mà em rất yêu thương bố mẹ của mình. Nhưng người mà em yêu thương nhất là mẹ.
II. Thân bài
1. Đôi nét ngoại hình và tính cách
a. Ngoại hình
Mẹ em năm nay 46 tuổi.Mẹ em thuộc dáng người mũm mĩm.Mẹ em có đôi mắt đen láy.Mũi mẹ rất cao và thẳng.Miệng mẹ cười duyên.Mái tóc đen láy.b. Tính cách
Mẹ rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh.Đôi lúc mẹ rất nghiêm khắc.Mẹ luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh.Mẹ luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn.2. Kỉ niệm sâu sắc với mẹ
Mẹ thường thưởng cho em mỗi khi em học tốt.Mỗi khi bị sốt mẹ đều thức để chăm em.3. Vai trò của mẹ đối với em
Mẹ luôn là tấm gương sáng để em học hỏi và noi theo.Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực cho em nên người.Mẹ là bờ bên yêu thương mỗi khi em buồn.III. Kết bài
Nêu tình cảm của em đối với mẹ.
c.ơn ạ
bài 1:
Y Phương, một nhà thơ mang tiếng nói riêng rất đặc trưng của dân tộc Tày, thơ của ông rất bình dị, tự nhiên và trong sáng. Những tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn tích cực tốt đẹp với các khía cạnh của cuộc sống. "Con là…" là một trong những tác phẩm của nhà thơ, bài thơ nói về tâm sự của người cha dành cho con và thể hiện tình phụ tử tha thiết. Bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình và khẳng định tầm quan trọng của người con đối với cha, với mẹ và với mỗi ngôi nhà nói chung. “Con là…” không chỉ là tình cảm yêu thương dành cho đứa con yêu quý của mình, mà đây cũng chính là lời khẳng định về vai trò và ý nghĩa thiêng liêng của con cái trong cuộc đời của mẹ cha. Thể thơ tự do, bài thơ giản dị, với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm. Cách nói tự nhiên như ngôn ngữ đời thường tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi ý nghĩa của những đứa trẻ nói riêng và ý nghĩa của mỗi người nói chung trong cuộc sống. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về tình cảm gia đình thiêng liêng, về tình yêu thương trời bể của mẹ cha đối với mỗi chúng ta và chúng ta nên biết trân trọng nó
Hãy viết một bài văn biểu cảm về một trong các đề sau: ( KHÔNG CHÉP MẠNG NHA!CẢM ƠN NHÌU ^^)
1.Cảm nghĩ về dòng sông(hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,, ...) quê hương
2.Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu
3.Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
4. Vui buồn tuổi thơ
5. Loài cây em yêu