Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
Đào Tùng Dương
13 tháng 11 2021 lúc 20:00

Tình bạn là một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi người. Nó đi cùng ta qua nhiều năm tháng và ngày hôm nay, khi đã trưởng thành, em mới cảm nhận được hết những giá trị của tình bạn đã mang lại cho mỗi chúng ta. Với em thì tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh bởi khi ấy, chúng ta chỉ là những đứa trẻ ngây thơ, không chút tạp niệm và không có bất cứ điều gì ảnh hưởng tới tình bạn. Khi ấy, chúng ta thận thiết với nhau bởi tình cảm thực sự xuất phát từ chính trái tim của mình mà không hề toan tính. Và em cũng có rất nhiều những kỉ niệm khó quên với Linh – người bạn thân trong suốt những năm đi học của mình.

Linh cùng em là hai người bạn thân với nhau từ khi còn học lớp bốn. lúc nào hai đứa cùng đi cùng nhau trên khắp mọi nẻo đường, cùng đi học, cùng đi ăn quà, thậm chí là cùng nhau trốn bố mẹ để đi chơi. Và có lẽ gây ấn tượng nhất trong em là có lần chúng em đã cùng nhau đi chơi, tụ tập ở nhà một người bạn cả ngày cùng với hai người bạn khác cùng bàn.

Buổi sáng, em và Linh cùng nhau đi chung một chiếc xe đạp, mỗi người phụ trách mang một thứ đồ đi cùng: em thì mang khoai lang, Linh mang bột mỳ. Tới nơi hai người bạn kia đã tới đó từ trước, chúng em cùng nhau bật đĩa nhạc mới mua và tập nhảy theo những nhóm nhảy trên màn hình và thu âm những ca khúc mà chúng em đã hát theo. Có thể nói là vui biết chừng nào, bởi có đôi khi bản thân chúng ta cũng có những điều mà chúng ta muốn làm nhưng không thể, chỉ khi có những người bạn thân ở cạnh mình, có cùng những ý nghĩ với mình thì tình cảm ấy suy nghĩ ấy mới được thể hiện hết tất cả.

Hát hò xong, tất cả cùng nhau nấu ăn. Chỉ là những đứa trẻ nên tất cả cùng làm những món ăn đơn giản như: khoai lang tẩm bột và bánh đa cùng tương ớt. những món ăn đó đã giúp mấy đứa trẻ gần nhau hơn và đó là lần đầu tiên chúng em đã cùng nhau nói lên ước mơ của mình. Những ước mơ tuy giản dị nhưng không phải lúc nào cũng nói cùng với cha mẹ mà chỉ có thể tâm sự cùng với những người bạn. và cho tới tận bây giờ, có người đã đi theo đúng suy nghĩ của mình lúc đó cũng có những người không theo con đường ấy nhưng mỗi lần nhớ lại em vẫn luôn cảm thấy xúc động.

Tình bạn đẹp nhất là khi mà chúng ta luôn có xuất phát điểm từ chính trái tim và tấm lòng của mình. Theo thời gian, con người sẽ dần lớn lên nhưng những kỉ niệm của chúng ta thì vẫn còn mãi cho tới tận bây giờ. Bởi thế cho nên chúng ta ai cũng nên học cách nâng niu những kỉ niệm để có thể không hối hận vì đã để thời gian trôi qua một cách nhanh chóng mà không đọng lại được bất cứ một điều gì.

Bình luận (0)
Thiếu Gia Họ Nguyễn
13 tháng 11 2021 lúc 20:16

Cho tới bây giờ, mỗi khi nhìn thấy hình ảnh các bạn nhỏ đang bán vé số hay đánh giày ngoài đường, tôi lại nghĩ về Minh Trang – cô bạn thân của mình. Là bạn thân, chúng tôi có không ít những kỉ niệm vui buồn cùng nhau. Kỉ niệm mà tôi nhớ nhất là về một cô bé bán vé số xảy ra nhiều năm về trước.

    Vào dịp trung thu năm lớp 2, trường tôi tổ chức “Đêm hội trăng rằm”. Khi ông trăng đã lên cao giữa vòm trời, chúng tôi được rước đèn, phá cỗ. Tiếng trống múa lân rộn vang tưng bừng. Đêm hội kết thúc, tôi và Minh Trang cùng đi ra cổng trường đợi bố mẹ đón về. Chúng tôi vô cùng thích thú với những món đồ chơi trung thu, nào đèn ông sao, nào vương miện còn có cả kẹo, bánh nữa. Ra tới cổng, chúng tôi thấy một cô bé đang nhìn vào bên trong khán đài. Cô bé chạc tuổi chúng tôi hoặc nhỏ tuổi hơn. Người gầy gò, khoác trên mình chiếc áo sơ mi hoa nhí đã sờn màu. Cô đeo một chiếc túi và trên tay cầm một tập giấy nhỏ. Bỗng, cô bé ấy nhìn hai đứa tôi. Gương mặt cô nhỏ nhắn, tái nhợt. Ánh mắt nhìn chằm chằm vào chiếc đèn ông sao mà tôi đang cầm trên tay. Tôi hỏi: “Sao cậu lại nhìn tớ?”. Cô bé hơi ngạc nhiên, mắt vẫn nhìn chiếc đèn và cất lời: “Cậu cho tớ mượn chiếc đèn ông sao một lúc được không?”. Tôi lập tức trợn mắt: “Tớ không cho cậu mượn được”. “ Tớ chỉ mượn một lúc thôi mà!” – Vừa nói, cô bé đưa tay cầm vào chiếc đèn. Thấy vậy, tôi liền giật lại.

    Minh Trang vỗ vào người tôi và bảo: “Ánh Dương ơi, cậu cho bạn ấy mượn đi, chỉ một lúc thôi mà.” Tôi nhìn cô bạn của mình tỏ vẻ khó hiểu: “Chúng ta không quen câu ấy? Cậu ấy vừa bẩn vừa hôi. Cậu không sợ người lạ sao? Nhất là những người mà không đi cùng bố mẹ.”. Cậu ấy mỉm cười: “Sao chúng ta phải sợ. Tớ và cậu có hai người, bạn ấy chỉ có một mình. Mà tớ biết bạn ấy không phải người xấu đâu.” Tôi nhìn cô bé kia, rồi nhìn Minh Trang, lòng chưa hết ngờ vực. Cô bạn tôi đưa cho cô bé kia chiếc đèn và một chiếc bánh, rồi tiếp lời: “Tặng cậu luôn nhé! Chúc cậu trung thu vui vẻ!”. Cô bé ấy hớn hở cảm ơn. Vừa lúc đó, mẹ tôi tới. Hai chúng tôi lên xe ra về. Trên xe, Trang bảo tôi rằng, cô bé lúc nãy là cô bé bán vé số. Thường những bạn nhỏ nào phải đi bán vé số thì họ rất đáng thương. Các bạn ấy nhiều khi còn mồ côi, không được đi học, phải tự mình kiếm sống. Ngay cả ngày lễ, các bạn vẫn phải làm việc, không được hát múa, cũng chẳng được phá cỗ. Tôi nghe cô bạn nói mới hiểu mình đã sai. Chúng ta không nên kì thị, hắt hủi những người có số phận kém may mắn, mà cần yêu thương và giúp đỡ họ. Tôi thật may mắn khi có một người bạn như vậy.

    Giờ đây, tôi với Minh Trang không còn học cùng nhau nữa. Tôi đã chuyển đến ngôi trường mới nhưng sẽ chẳng bao giờ quên cô bạn dễ thương và tốt bụng của mình. Đặc biệt, kỉ niệm đêm trung thu hôm đó.

Kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn - Cãi nhau vào giờ giải lao

    Tôi và Hân là đôi bạn thân ngay từ thuở mẫu giáo. Chúng tôi gắn bó đi học và lớn lên cùng nhau. Mối quan hệ của chúng tôi thân thiết và gắn bó. Chúng tôi có nhiều kỉ niệm và khó quên nhất là khi chúng tôi cãi nhau vào giờ giải lao trong trường.

    Chuyện xảy ra cũng đã 5 năm nhưng tôi vẫn còn nhớ mãi. Buổi sáng đẹp của mùa xuân, không khí ấm áp, chúng tôi đi dạo trong vườn hoa của trường. Vườn có nhiều hoa đẹp như hoa cúc vàng đẹp, nhiều cánh và có mùi thơm nhẹ. Tôi mới hỏi Hân:

    - Hân ơi, xem kìa, hoa cúc mới đẹp làm sao!

    Hân bĩu môi:

    - Nhìn rất bình thường. Không bằng hoa hồng bởi hoa hồng là chúa tể của các loài hoa.

    Tôi và Hân mải miết tranh luận bởi ai cũng có lý của mình. Cả hai từ tranh luận thành ra cãi nhau và nói chuyện lớn tiếng. Bác bảo vệ thấy vội lại gần chúng tôi:

    Hai cháu ơi, bác đã nghe hai cháu tranh cãi về vẻ đẹp của hoa rồi. Bây giờ bác nói thế này xem có lý không: “Hoa nào cũng có vẻ đẹp riêng, không thể so sánh hoa nào đẹp hơn. Chúng ta cùng nhau chăm sóc để hoa mãi tươi đẹp”.

    Sau khi bác bảo vệ cất tiếng, tôi và Hân không còn cãi nhau nữa mà trở nên im lặng. Chúng tôi đều biết lỗi của mình nhưng đều vụng về khi thể hiện tình cảm. Khi chưa biết nói thế nào với cậu ấy. Hân quay sang cười làm hoà với tôi:

    - Mình xin lỗi nhé! Mình nóng tính quá.

    Tôi vội vàng cười nhẹ:

    - Không! Mình cũng sai rồi. Đáng lẽ nên suy nghĩ hơn trước khi nói.

    Trước mắt chúng tôi là vườn hoa đẹp với nhiều sắc màu của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Cả hai chúng tôi cùng vui vẻ, cười đùa. Bạn bè dù thân thiết đến mấy cũng không thể tránh khỏi việc mâu thuẫn, tranh luận. Chúng ta cần biết kiềm chế và học cách bao dung để giữ gìn tình bạn đẹp.

Bình luận (0)
37.Lê Xuân Trọng
Xem chi tiết
aloalo
20 tháng 12 2021 lúc 22:13

tự làm đi

Bình luận (1)
Phương Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Vy
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
30 tháng 12 2021 lúc 19:38

THAM KHẢO:

Người ta có thể tác con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người. Câu nói ấy thật sâu sắc. Đối với tôi, làng Chợ Dầu là máu thịt, là linh hồn, không gì có thể cướp lấy hay xóa nó đi trong tâm hồn tôi.

Đã mấy chục năm rồi, có lẽ chừng ấy năm ròng cũng đủ để tôi thấu hiểu hầu hết những người dân trong làng. Họ và tôi, chúng tôi đều là người Việt Nam, chúng tôi đều mang trong mình dòng máu lạc hồng luôn đỏ mãi trong lòng mỗi người. Người trong làng tôi hầu hết đều là những người nông dân một nắng hai sương tần tảo sớm hôm vất vả ra đồng. Chúng tôi sống cho bản thân mình nhưng chưa giây phút nào chúng tôi quên được lòng yêu Tổ Quốc, yêu nơi mà tôi sinh ra và lớn lên. Thế mà không hiểu vì lí do gì mà mọi người lại tung tin đồn xấu cho làng tôi.

Hôm ấy trời nắng đẹp và trong, như mọi hôm tôi lại đến phòng thông tin để đọc báo. Tôi rất thích đến đây nghe người khác đọc báo. Tuy là nông dân nghèo, cuộc sống cực khổ, làm nhiều việc tôi vẫn có cái thú vui đọc tin tức thường xuyên để nắm bắt thông tin mọi nơi. Khi vừa bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi ra lối huyện cũ, tôi bắt gặp tốp người tản cư bàn tán rất náo nhiệt.

Tính tôi cũng hay tò mò không biết có việc gì nên liền lại tán gẫu cùng. Được biết có làng nào ấy Việt gian theo Tây. Tôi nào ngờ ấy lại là làng Chợ Dầu – chính ngôi làng tôi sống. Họ bảo làng tôi Việt gian, người làng tôi theo giặc. Như không tin được vào tai mình. Tôi thầm nghĩ đủ điều. Chẳng nhỡ làng mình theo Tây thật rồi sao. Sao lại có chuyện đấy được. Người làng ta đều là những con người yêu nước hết cả mà. Không nhẫn nhịn được nỗi nhục nhã đến tận cùng, tôi đành đánh trống lảng bỏ đi: “Hà, nắng gớm, về nào…”

Kể từ cái ngày tin đồn ấy được truyền lây lan rộng khắp nơi, tôi chẳng dám bén lẻn ra đường nữa. Tâm trí tôi như dần triệt quệ, tôi không thèm màng đến việc gì nữa. Cả vợ tôi cũng chán nản không thiết làm việc nhà. Được sinh ra và lớn lên trong thời kì chiến tranh, từ bé tôi đã phải sống với bom đạn. Thấy thế tôi luôn nhủ với lòng mình rằng sau này phải gắng sức làm việc gì đấy giúp ích cho đất nước.

Trong đầu tôi cũng như gia đình, làng xóm tôi đều hứa với lòng sẽ luôn ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Thế mà giờ đây chúng tôi còn chưa làm được điều gì đã làm tổn hại đến đất nước rồi. Tôi cũng yêu làng tôi lắm, cái làng Chợ Dầu ấy đã gắn bó với tôi khá lâu rồi. Nhưng sâu thẳm trong trái tim mộc mạc , bình dị của người nông dân nghèo này vẫn luôn dành một phần quan trọng đối với Tổ quốc. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

Thời điểm ấy, khắp nơi mọi người đều xua đuổi dân làng Chợ Dầu. Bà chủ nhà của tôi rồi cũng phải từ chối gia đình tôi sinh sống tại nhà bà. Trong vài ba hôm ngắn ngủi, không biết làm gì, đi về đâu, đầu óc tôi như trống rỗng bởi sự nhục nhã không cam chịu nổi.

Thế mà nỗi buồn ấy lại bỗng chốc chuyển sang nụ cười vui hồn nhiên nở dần trên gương mặt tôi. Tôi vui sướng khi được nghe tin mừng rằng tin làng Chợ Dầu Việt gian đã được cải chính lại. Đúng thật là, toàn là sai sự mục đích cả. Tôi đi đến khắp nơi báo tin mừng dây cho mọi người. Ngay cả bà chủ nhà cũng vui và đành cho tôi tiếp tục ở nhà bà. Thế là cuộc sống tôi lại trở nên vui vẻ như trước.

Mọi con sông đều chảy ra biển, tình yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ Quốc. Đối với người nông dân một nắng hai sương, làng có một vị trí rất quan trọng. Đấy là nơi tôi sinh ra, lớn lên và làm việc. Quan trọng hơn làng đã trở thành cội nguồn quê hương, là một phần không thể thiếu trong tâm hồn của người nông dân. Riêng bản thân tôi, tôi sẽ không bao giờ quên đi được bóng dáng cái làng Chợ Dầu thân thuộc ấy và sẽ luôn tin tưởng, chẳng bao giờ rời xa làng mình.

Bình luận (0)
Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Phùng khánh my
1 tháng 12 2023 lúc 20:42

 

Khi nhìn lại quá khứ, có một kỷ niệm về tình bạn đã in sâu trong tâm trí tôi. Đó là một khoảnh khắc đáng nhớ, nơi tình bạn và sự nghị luận gắn kết lại với nhau.

Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng trong trường học. Tôi và bạn thân của mình, (=> tên bạn thân của bạn), đã được chọn làm đồng đội trong một dự án nghiên cứu. Chúng tôi đã quyết định nghiên cứu về tác động của việc đọc sách đối với sự phát triển trí tuệ của học sinh. Đây là một chủ đề thú vị và có ý nghĩa, và chúng tôi đã quyết tâm tìm hiểu sâu hơn về nó.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã đọc nhiều tài liệu và tham khảo các nghiên cứu trước đó. Chúng tôi đã thảo luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra những luận điểm của riêng mình. Mỗi cuộc thảo luận đều là một cơ hội để chúng tôi hiểu sâu hơn về quan điểm của nhau và phát triển khả năng nghị luận của mình.

Trong quá trình làm việc cùng nhau, tôi đã nhận ra rằng tình bạn của chúng tôi không chỉ dựa trên sự chia sẻ sở thích chung mà còn dựa trên sự tôn trọng và sự tưởng tượng. Chúng tôi đã học cách lắng nghe và đánh giá ý kiến của nhau một cách công bằng, và luôn tìm cách tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu.

Khi chúng tôi hoàn thành dự án, chúng tôi đã tổ chức một buổi thuyết trình để chia sẻ kết quả của chúng tôi với các bạn cùng lớp. Chúng tôi đã nhận được sự hoan nghênh và sự đánh giá cao từ giáo viên và bạn bè. Điều này đã làm tăng thêm niềm tự hào và sự tin tưởng vào khả năng của chúng tôi.

Kỷ niệm về dự án nghiên cứu này không chỉ là về thành công của chúng tôi, mà còn là về sự phát triển của tình bạn và khả năng nghị luận của chúng tôi. Chúng tôi đã học cách làm việc cùng nhau, tôn trọng ý kiến của nhau và tìm kiếm giải pháp tốt nhất. Điều này đã tạo nên một kỷ niệm đáng nhớ và sâu sắc về tình bạn của chúng tôi.

Trong cuộc sống, tình bạn là một phần quan trọng để chúng ta có thể phát triển và trưởng thành. Nó không chỉ mang lại niềm vui và sự hỗ trợ, mà còn giúp chúng ta học hỏi và phát triển các kỹ năng quan trọng như nghị luận. Kỷ niệm về tình bạn đáng nhớ này đã cho tôi một bài học quý giá về tình bạn và sự phát triển cá nhân.

Với những kỷ niệm như vậy, tôi luôn biết rằng tình bạn là một kho báu quý giá và tôi sẽ luôn trân trọng và chăm sóc nó.

Bình luận (0)
Truong Bá Định
Xem chi tiết
20.Lê Minh Thiện
Xem chi tiết
Tài Thanh
4 tháng 12 2022 lúc 19:23

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của em có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm 

Bình luận (0)
Quang Ngô
Xem chi tiết
Đâu Đủ Tư Cách
25 tháng 11 2018 lúc 12:43

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Đó là ý chí của những chiến sĩ Trường Sơn. Các anh hiện lên trên trang thơ thật dí dỏm, thật yêu đời. Khi gian khổ tưởng chừng không thể nào vượt qua được, khi cái chết tới gần. Vậy mà nụ cười lạc quan vẫn hiện hữu trên khuôn mặt các anh, nụ cười ấy rất ngang tàng và cũng đầy tinh nghịch. Nhắc tới họ, ta không thể quên người chiến sĩ lái xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Không biết nhà thơ dã bao nhiêu lần trực tiếp lái chiếc xe như thế mà ông lại viết ra được những dòng thơ hết sức chân thực và sống động đến vậy:

Không kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Đó là lời giới thiệu của các anh, hết sức giản dị, rất thật. Trên chiếc xe không có kính đó người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng khốc liệt. Bom giật bom rung họ vẫn vững tay lái, nhấn ga cho xe băng băng lao ra chiến trận.

Chúng ta hãy lắng nghe các anh kết chuyện về mình với giọng điệu thật vui vẻ và hài hước:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Ung dung được đảo lêu đầu câu để nhấn mạnh tư thế bình tĩnh, đường hoàng, hiên ngang, tự tin khi họ phải lái một chiếc xe không kính. Nhìn thẳng là nhìn vào gian khổ, hi sinh không run sợ, không né tránh bởi họ chiến đấu vì chính nghĩa. Lái xe không kính, là gặp phải khó khăn nhưng những khó khăn lại thật bất ngờ:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

Những câu thơ rất thực, thực đến từng chi tiết. Xe không có kính chắn gió lại chạy với tốc độ cao nên người lính lái xe phải đối mặt với bao nguy hiểm: gió xoa mắt đắng, con đường ngược lại chạy thẳng vào tim, sao trên trời, chim dưới đất bất ngờ như sa, như ùa, như rơi, rung, quăng, ném vào buồng lái. Những câu thơ chân thực, sống động, đầy ấn tượng như chính nhà thơ đang cầm vô lăng mà lái.

Bao khó khăn thử thách nhưng người lính lái xe vẫn không run sợ, hoảng hốt. Trái lại, tư thế của các anh rất hiên ngang, ung dung tự tại, tinh thần của các anh vẫn vững vàng. Bởi các anh vẫn quyết tâm vượt qua gian khổ, để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao.

Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc tráng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Nhà thơ lại tiếp tực khắc họa những khó khăn, gian khổ của những người lính lái xe. Những câu thơ như những lời nói thường ngày, không gắn liền với những tiếng nói bỗ bã, đầy chất lính ngang tàng song cũng rất đáng yêu như bật lên từ tình cảm thực của những người lính lái xe. Khó khăn là thế, và vẫn chấp nhận là tất yếu: ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo nhưng cũng với thái độ rất thản nhiên:

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

...Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Sự bình thản của những người lính lái xe đến vô tư. Câu thơ cân đối, nhịp nhàng theo độ rung của bánh xe lăn, các thanh bằng, trắc phối hợp linh hoạt, giọng thơ pha chút ngang tàng thường thấy ở người lái xe.

Hai khổ thơ làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe: dũng cảm, hiên ngang, phớt đời, bất chấp hiểm nguy trước biết bao thử thách. Họ đạp bằng gian khó tiến về phía trước với một quyết tâm: giải phóng miền Nam. Đúng là chiến tranh ác liệt có thể tàn phá những phương tiện kĩ thuật vật chất nhưng không thể đè bẹp được sức mạnh tinh thần của con người. Trái lại, aó chỉ càng làm nổi rõ thêm tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của họ mà thôi:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Trong hoàn cảnh ác liệt, những người lính lái xe có cùng một mục đích, cùng chung lí tưởng nên ở họ đã hình thành nên tình cảm đồng chí, đồng đội tốt đẹp, ấm cúng như trong một gia đình:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bút đĩa nghĩa là gia đình đấy

Hình ảnh những chiếc xe từ trong bom rơi đã gợi lên ý nghĩa về người lính lái xe gan góc vượt qua gian nan thử thách. Khi gặp nhau tình cảm giao lưu cua họ thật là đặc biệt:

...Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

để rồi:

Lại đi, lại đi trời thêm xanh.

Câu thơ có một cái gì đó thật lãng mạn và lạc quan:

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe không có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tỉm.

Xe bị bom đạn Mĩ làm cho biến dạng đến trơ trụi: không kính, không đèn, không mui... nhưng đoàn xe vẫn cứ chạy vì một mục đích cao cả: vì miền Nam ruột thịt, vì thống nhất nước nhà. Thì ra mọi cội nguồn tạo ra sức mạnh của đoàn xe được tích tụ lại ở trái tim gan góc, kiên cường giàu bán lĩnh nhưng chan chứa tình yêu thương ở người cầm lái. Chính tình yêu Tổ quôc, tình thương đồng bào đã khích lệ, động viên người lính lái xe đạp bằng gian khó, lạc quan, bình tĩnh, nắm chắc vô lăng, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe tới đích. Khổ thơ cho ta thấy chân lí của cuộc đời: sức mạnh không chỉ là vũ khí, là vậ chất mà chính là con người. Con người mang trái tim nồng cháy, yêu thương, có ý chí kiên cường chiến đấu là con người chiến thắng:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Câu thơ làm toả sáng hình tượng người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn, là linh hồn của cả bài thơ.

Bài thơ đã khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe thật đẹp, thật dí dỏm, thật lính. Đó là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ một thế hệ anh hùng, sống đẹp và giàu lí tưởng. Họ sẵn sáng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu mà Tổ quốc cần, trong gian khổ vẫn giữ vững một niềm tin, một niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng. Đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.

Bình luận (1)