Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 8 2019 lúc 16:39

Đáp án A

kimlien
Xem chi tiết
Lucy heartfilia
Xem chi tiết
Quốc Đạt
6 tháng 12 2016 lúc 11:07

Bà mẹ Việt Nam anh hùng là danh hiệu mà nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng hoặc truy tặng những phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Danh hiệu này được ban hành theo pháp lệnh ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và được quy định trong Luật Thi đua khen thưởng năm 2003.

Đó là : Phạm Thị Ngư ,....

phương anh trần
Xem chi tiết
Huỳnh Quang Sang
1 tháng 11 2018 lúc 20:15

Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

Chúc bạn học tốt :>

Tina
Xem chi tiết
Trần Gia Huy
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
22 tháng 8 2017 lúc 14:28

Phần lớn những thi phẩm bà viết là viết về người phụ nữ hoặc qua đó thể hiện cách nhìn của nữ sĩ. Điều đáng nói là đến thơ Hồ Xuân Hương, nhà thơ không hóa thân vào nhân vật trữ tình nhập vai mà trực tiếp nói lên tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến thối nát, bất công, khẳng định vẻ đẹp tự thân của người phụ nữ, đòi nữ quyền.
Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật, viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Vịnh về một món ăn dân gian là cái nghĩa bề nổi, tảng băng ẩn tàng dưới hình ảnh cái bánh trôi là vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Cái tài, sự độc đáo của nữ sĩ Xuân Hương là chỉ với vài nét vẽ cơ bản nói lên đặc trưng của chiếc bánh trong khuôn khổ 28 chữ mà khơi gợi nên bao điều về người phụ nữ xưa, nhất là về vẻ đẹp của họ:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son."
Đứng trước một người phụ nữ, ấn tượng đầu tiên của mỗi người là ở vẻ đẹp hình thức, hình thể rồi mới đến vẻ đẹp về phẩm chất, tâm hồn. Và cách nhìn của Hồ Xuân Hương cũng không nằm ngoài tâm lý, quy luật nhận thức ấy.

Câu thơ thứ nhất, với hai tính từ trắng, tròn dùng để miêu tả màu sắc và hình dáng của bánh trôi đã chuyển nghĩa, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc về vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. Có thể nói, mong muốn và cũng là chuẩn mực trong cách nhìn truyền thống về hình thức một người phụ nữ đẹp trước hết phải là nước da trắng: Cổ tay em trắng như ngà/ Con mắt em liếc như là dao cau…(Ca dao).
Và với Hồ Xuân Hương, đó như một nét đẹp xuyên suốt trong cách nhìn về vẻ đẹp hình thức của giới nữ trong sáng tác của tác giả (Tranh tố nữ, Vịnh cái quạt,…). Nước da trắng, nhất là trắng hồng đã nói hết được vẻ xinh xắn, tươi tắn của một người con gái. Không những thế vẻ tròn trịa của chiếc bánh còn gợi lên một vẻ đẹp hình thể tròn đầy, đầy đặn theo quan niệm thẩm mĩ truyền thống của người Việt về một vẻ đẹp viên mãn.
Vẻ trắng trẻo, nét tròn đầy ấy thật bắt mắt, thật tràn đầy sức sống, chứa đựng bao khát khao rạo rực, thể hiện cái nhìn tươi trẻ, lạc quan của nữ sĩ, và cũng là cái nhìn của nhân dân, nhất là những người dân lao động. Cũng có thể nói thêm rằng, đằng sau vẻ trắng trẻo, đầy đặn ấy còn giúp chúng ta liên tưởng đến vẻ trắng trong, phúc hậu của người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp tâm hồn hồn nhiên, thuần phác, mang quan niệm, cốt cách Việt.

Đến câu thơ thứ hai, ai cũng biết thông qua nói về cách luộc bánh trôi, nhất là ở việc sử dụng thành ngữ Ba chìm bảy nổi mà lại đảo câu thành ngữ cho chữ chìm nằm ở cuối, nhà thơ ngầm thể hiện sự long đong, cơ cực của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.

Nhưng có lẽ ít ai thấy được rằng, đằng sau sự long đong cơ cực ấy là vẻ đẹp tần tảo, chịu thương chịu khó, đức hy sinh, nhẫn nại của người phụ nữ Việt Nam. Đây chính là nét đẹp truyền thống mà không ai có thể phủ nhận được.

Nói đến đây, bỗng nhiên ta nhớ đến hình ảnh người phụ nữ trong ca dao một mình nuôi con để chồng tham gia chiến trận: Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non…, hay hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương: Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng...

Ở hai câu thơ cuối, vẫn tiếp nối mạch thơ nói về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (cụ thể là nói đến một thân phận phụ thuộc) nhưng ý thơ tập trung vào việc khẳng định phẩm chất quý báu, vấn đề sống còn của mỗi người phụ nữ theo quan niệm đạo đức phong kiến, và cũng là vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Hình ảnh tấm lòng son ở đây dĩ nhiên nhà thơ không dùng với ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng yêu nước thương dân như trong thơ Nguyễn Trãi mà tượng trưng cho tấm lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ, nhất là người vợ.
Chẳng phải từ xa xưa, đạo tam tòng tứ đức buộc người phụ nữ khi có chồng phải một mực thuỷ chung mà ngay cả trong hiện tại hay ở bất kỳ thời đại nào thì đây luôn là phẩm chất quý báu của người phụ nữ được mọi người trong xã hội coi trọng, đề cao.
Điều đáng chú ý trong hai câu thơ cuối của bài thơ là Hồ Xuân Hương đã khẳng định vẻ đẹp thuỷ chung của người phụ nữ với thái độ đầy tự tin, tự hào qua cách diễn đạt bằng cặp quan hệ từ đối lập: mặc dầu… mà. Có thể nói, dù hoàn cảnh, số phận người phụ nữ có long đong, lận đận, dù phải sống với thân phận phụ thuộc nhưng mẫu số chung vững bền ở họ là tấm lòng thuỷ chung sáng ngời. Gần như cứ qua mỗi câu thơ, nhà thơ lại mở ra cho chúng ta thấy được một vẻ đẹp khác của người phụ nữ, mà lại rất đặc trưng cho vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Qua hình ảnh ẩn dụ là bánh trôi nước, từng vẻ đẹp của người phụ nữ được khơi gợi thật tinh tế. Nhìn về vẻ đẹp của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã ca ngợi, khẳng định ở cả vẻ đẹp hình thức lẫn vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn, tạo cho độc giả có một cái nhìn về một vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ Việt Nam. Đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ với một thái độ khẳng định đầy tự tin chính là cốt lõi nhân văn, là bản lĩnh và cũng là phong cách thơ Hồ Xuân Hương... Tham khảo ;) Chúc bạn học tốt ^^
Đạt Trần
22 tháng 8 2017 lúc 18:19

-Ngày nay phụ nữ đã có vai trò trong xã họi bình đẳng vs đàn ông

-Thoát khỏi sự dam cầm , điều khiển, mất quyền tự chủ như xưa

-Họ có tiếng nói, có quyền lợi ưu đãi dành riêng cho mình

=> Xã hội đã có cái nhìn khác về ng phụ nữ--> Xã hội trở nên bình đẳng

Tiên Châu
Xem chi tiết
cả Sau tất
12 tháng 10 2017 lúc 21:06

cuoc doi phuthuoc vao cha hoac chong

Vũ Mỹ Lệ
12 tháng 10 2017 lúc 21:09

Từ xưa đến nay, người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn chiếm một vị trí trung tâm và là đối tượng chính trong văn học Việt Nam, thể hiện cảm quan hiện thực và khuynh hướng tư tưởng có màu sắc nhân văn. Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần quà bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cầm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, tiến bộ hơn, người phụ nữ cũng được đề cao và coi trọng. Bên cạnh đó, vẫn còn đâu đây những số phận của người phụ nữ phải chịu bất hạnh trong cuộc sống. Vì vậy, trong thơ cũng như ca dao những bài viết về người phụ nữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị và sức sống. Đọc những tác phẩm đó,  chúng ta không chỉ đồng cảm, sẻ chia mà còn  để chiêm nghiệm và  suy ngẫm. Từ đó,  ta lại càng thấy trân trọng và đồng cảm cho số phận của những người phụ nữ kém may mắn.

 Thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội. Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi trọng đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi. Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong xã hội.  Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói chung đều là những con người với số phận bi đát. Càng đọc, ta càng trân trọng và hiểu thêm cái bối cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ. Riêng bản thân tôi, được sinh ra trong một xã hội văn minh, bình đẳng và không tận mắt chứng kiến những điều đó nhưng qua thơ văn đã giúp tôi hiểu hơn rất nhiều về người phụ nữ xưa và càng trân trọng họ hơn. Ai cũng biết, cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, bà thấu hiểu tất cả những nỗi đau đó bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêng chẳng ra gì của mình; và bằng tiếng thơ, muốn nói lên những tiếng nói chia sẻ với họ. Vì vậy, thơ Xuân Hương luôn là tiếng kêu xé lòng của những người con gái nhẹ dạ.     Trong văn học phong kiến của ta hiếm có nhà thơ nào độc đáo mà nhân tình đến thế. Có thể nói từ một chỗ ý thức sâu sắc về giá trị của người phụ nữ và cảnh ngộ ngang trái của họ trong xã hội phong kiến, Hồ Xuân Hương đã trở thành một nhà thơ chống đối phong kiến quyết liệt, một con người đả kích gay gắt những kẻ đại diện cho giai cấp phong kiến thống trị cùng những gì chà đạp con người.Đối với bất kì ai, khi người thân của mình phải đi vào chốn cõi xa mưa gió (chốn binh đao khói lửa, nơi chiến trận thảm khốc), cũng đều có tâm trạng buồn đau thương nhớ. Ở người chinh phụ, nỗi buồn đau sầu muộn ấy còn thêm bội phần bởi cái tình chồng vợ đương độ đằm thắm gắn bó thiết tha (còn ngoảnh lại - hãy trông sang). Gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li. Thực là oái oăm và nghịch chướng. Thực là thương tâm và đau xót.

Buddy
Xem chi tiết
Võ Phước Hoan
Xem chi tiết
Lihnn_xj
25 tháng 12 2021 lúc 8:16

Mình tự làm nhé! :D

Từ láy: bạc bẽo, long đong, son sắt, trong trắng.