Truyện ngắn Lặng lẽ Sa-pa là sự kết hợp hài hòa giữa tự sự miêu tả biểu cảm nghị luận
1) em hãy tìm những yếu tố miêu tả và nghị luận
2) theo em việc sử dụng những yếu tố nghị luận trong tác phẩm có ý nghĩa gì
Tác dụng của việc kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự trong văn bản nghị luận?
A. Bài văn nghị luận trở nên cụ thể hơn, sinh động và gợi cảm hơn, do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
B. Bài văn nghị luận trở nên chặt chẽ hơn, sắc sảo hơn.
C. Bài văn nghị luận giàu màu sắc triết lí hơn.
D. Bài văn nghị luận rõ ràng, mạch lạc và lô-gíc hơn.
Để tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận, ngoài lí lẽ và bằng chứng, người viết còn có thể sử dụng một số yếu tố bổ trợ như: thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm,… - Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.
- Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan.
- Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.
- Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục.
Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng gì?
Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận.
- Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.
- Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan.
- Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.
- Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục.
Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a)Tác phẩm nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm , thuyết minh nhất định phải hay hơn tác phẩm nghị luận không sử dụng các phương thức đó.
b)Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng kết hợp một trong các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh thì không hay bằng tác phẩm vận dụng đồng thời hai , ba hoặc cả bốn phương thức nói trên
Cả hai nhận định đều đúng:
+ Bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn hơn khi kết hợp với các phương thức biểu đạt nếu không rõ dễ sa vào trừu tượng, khô khan
+ Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán
Nghị luận: Chứng minh và giải thích. (Nhận diện các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong văn nghị luận và vận dụng các yếu tố đó vào làm một bài văn).
kể về 1 sự việc mà em đã chứng kiến, qua sự việc đó giúp em trưởng thành hơn. Trong đó có sự kết hợp yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm đọc thoại và nghị luận
Hôm ấy, chiều thứ bảy, em sang nhà ngoại chơi. Khi đi đến gần đồn công an, một sự việc xảy ra làm em chú ý. Ngay trước cổng đồn, một người phụ nữ đang vừa khóc vừa nói gì đó với chú công an. Người phụ nữ khoảng bốn mươi tuổi, ăn mặc giản dị, tay xách một gói đồ. Còn chú công an khoảng hai mươi lăm tuổi. Người phụ nữ vẫn vừa khóc vừa cầu cứu chú công an: - Chú ơi! Chú cứu tôi với. Bây giờ tôi biết làm sao đây! Chú công an ôn tồn nói với người phụ nữ:
- Chị cứ bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc. Chúng tôi sẽ giúp chị. Người phụ nữ nức nở: - Tôi đưa cháu đi chợ để mua quần áo, sách vở chuẩn bị cho cháu vào năm học mới. Trả tiền xong, quay lại, tôi đã không thấy cháu đâu cả. Tôi tìm mấy vòng quanh nơi mua bán cũng không thấy. Tôi lo quá không biết tính sao. Thế là tôi lại đây. Chú ơi! Chú giúp tôi với! Chú công an hỏi: - Cháu bé là trai hay gái? Cháu mấy tuổi? Ăn mặc thế nào? Người phụ nữ kể cho chú công an nghe. Chú ghi ghi, chép chép... Đúng lúc đó tôi thấy chị Lan, gần nhà tôi, tay dắt một đứa bé trai khoảng 5 tuổi đến cổng đồn công an. Em bé vừa đi vừa khóc, mồ hôi nhễ nhại. Chị Lan dùng khăn giấy lau cho em và nói với em điều gì đó. Vừa nhìn thấy bé trai, người phụ nữ mừng quýnh: - Ôi! Con tôi! Chú công an ơi! Cháu đây rồi! Người phụ nữ ôm chầm lấy con. Có lẽ mừng quá nên mất một lúc sau người phụ nữ mới quay sang cảm ơn chị Lan rối rít: - Cô cảm ơn cháu nhiều lắm! Nếu không có cháu bây giờ cô không biết sẽ làm sao? Chị Lan nhẹ nhàng đáp: - Dạ, không có gì đâu cô ạ! Cháu sang nhà bạn. Trên đường đi, cháu thấy em đang ngồi bên gốc cây và khóc. Cháu hỏi nhưng em không nhớ số nhà nên cháu không thể đưa em về nhà được. Cháu quyết định đưa em đến đây để nhờ các chú công an giúp đỡ. Người phụ nữ nói tiếp: - Cháu ngoan quá! Cháu tên gì? Cháu học lớp mấy? Chị Lan chỉ cười, rồi xin phép về.
Mọi người nhìn chị Lan bằng ánh mắt trìu mến. Riêng tôi, tôi rất yêu quý chị Lan. Chị không chỉ giúp đỡ bà con, cô bác lối xóm mà chị luôn sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người.
Chỉ ra và phân tích tác dụng của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận được sử dụng trong văn bản.
PTBĐ | Chi tiết | Tác dụng |
Miêu tả | Nóc nhà, cột cổng, bình phong đều được trang trí với những sắc màu tươi tắn, nhiều khi sặc sỡ nhưng hài hoà | Thể hiện một cách cụ thể, sinh động vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của nghệ thuật Việt |
Biểu cảm | Đồ nữ trang được chế tác với một sự tinh tế và đa dạng vô song Chứng cứ đáng tin cậy về đỉnh cao mà kĩ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam đã đạt đến | Thể hiện thái độ tự hào, ngưỡng mộ của người viết trước vẻ đẹp và truyền thống lâu đời của văn hoá Việt |
Nghị luận | Nghệ thuật đúc đồng phát triển ở một số vùng của Việt Nam ngay từ những thế kỉ đầu Công lịch. Môn nghệ thuật mà người Việt Nam thành công nhất là điêu khắc gỗ | Đưa ra những lập luận, chứng cứ khách quan, giàu thuyết phục về sự tồn tại lâu đời của văn hoá Việt |
Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó.
Văn bản nghị luận không phải chỉ cần tới yếu tố biểu cảm mà còn cần tới cả yếu tố tự sự và miêu tả.
+ Yếu tố tự sự là yếu tố đùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
+ Yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của người, cảnh, làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn trước mắt người đọc, người nghe như những gì chúng vốn có.
- Các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và có sức truyền cảm hứng thuyết phục hơn.
Soi chiếu vào tác phẩm Thiên đô chiếu:
+ Yếu tố tự sự: khi kể về những lần dời đô của nhà Thương tới nhà Chu nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
+ Yếu tố miêu tả: miêu tả về những lợi thế của thành Đại La: tiện hướng nhìn sông dựa núi, thế rồng cuộn hổ ngồi, đất đai cao thoáng, muôn vật phong phú, tốt tươi.
+ Yếu tố biểu cảm: Biểu cảm trực tiếp tình cảm của mình trước sự hao tốn dưới hai triều Đinh, Lê (trẫm rất đau xót).