Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lương Thị Cẩm Nhung
Xem chi tiết
Ngô Đức Duy
Xem chi tiết
Minh Chương
4 tháng 2 2018 lúc 20:56

Người ta biết đến một nàng Ngọc Hoa trong truyện như một truyền thuyết. Nhưng thực tế, đó là nàng Ngọc Hoa và tình yêu chung thủy còn lại dấu tích sinh động một ngôi đền có tên: Ngọc Linh Từ.

Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.

Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.


Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".


Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết  là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.


Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.


Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.


Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.


Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn. 

Trương Việt Khôi
4 tháng 2 2018 lúc 20:57

Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.

Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.


Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".


Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết  là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.


Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.


Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.


Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.


Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn.

mori ran
4 tháng 2 2018 lúc 21:04

Đền Ngọc Hoa (Hải Dương) - nơi tôn thờ tình yêu chung thủy

Truyện thơ nôm khuyết danh Phạm Tải - Ngọc Hoa đã được nhiều thế hệ lưu truyền. Truyện ca ngợi tình yêu của một đôi trai gái và sự chung thủy có một không hai của người con gái là nàng Ngọc Hoa.

Người ta biết đến một nàng Ngọc Hoa trong truyện như một truyền thuyết. Nhưng thực tế, đó là nàng Ngọc Hoa và tình yêu chung thủy còn lại dấu tích sinh động một ngôi đền có tên: Ngọc Linh Từ.

Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.

Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.

Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".

Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.

Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.

Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.

Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.

Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn.

Tuan Nguyen
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
22 tháng 1 2022 lúc 22:46

Refer:;-;;;;

A, MB

- giới thiệu danh lam thắng cảnh: Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá.

- giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm. 

B, TB

1, Hồ Hoàn Kiếm

- Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

- Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá. 

2, Đền Ngọc Sơn.

- Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật.

- Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng. 

- Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào.

- Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền.

- Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng.

- Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.

C, KB

Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.

BÀI LÀM

Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá. Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm. 

Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá. 

Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật. Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng. 

Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào. Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền. Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.

Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.

S - Sakura Vietnam
22 tháng 1 2022 lúc 22:50

Tham khảo 

Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá. Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm. 

Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá. 

Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật. Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng. 

Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào. Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền. Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.

Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.

Vy Nguyen
Xem chi tiết
Truong Viet Hai
1 tháng 2 2018 lúc 21:16

Theo sách "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn ra lệnh cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía nam và quyết định thành lập chủ Gia Định gồm huyện Phước Long và huyện Tân Bình. Thời điểm 1698, vùng đất phía Nam dân cư thưa thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh "Hóc Môn" lúc đó chưa có tên gọi, là một vùng đất nằm trong huyện Tân Bình, thuộc phủ Gia Định.

Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự thống trị hà khắc của phong kiến triều Trịnh-Nguyễn phân tranh loạn lạc nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 06 thôn dần dần phát triển thành 18 thôn. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng như "cọp vườn trầu" và có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên trong dân gian địa danh "Hóc Môn" có tên gọi từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn).

Chính điện chùa Hoằng Pháp tại thành Phố Hồ Chí Minh

Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho cải cách lại các đơn vị hành chánh, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Đến năm 1808, vua Gia Long lại đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành và nâng huyện Tân Bình lên thành Phủ Tân Bình. Phủ Tân Bình có 04 huyện, trong đó có huyện Bình Dương. Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình của Gia Định Thành, huyện lỵ Bình Dương đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng Trung tâm Thị trấn Hóc Môn).

Năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên Gia Định Thành thành tỉnh Phiên An. Đến năm 1836, lại tiếp tục đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Năm 1841, phủ Tân Bình lại tăng thêm 1 huyện là huyện Bình Long (do một phần huyện Bình Dương tách ra). Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Long thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.

Năm 1862, thực dân Pháp đã chia lại địa giới hành chính tỉnh Gia Định bao gồm 03 phủ, 41 tổng; huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Huyện lỵ Bình Long đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng trung tâm thị trấn Hóc Môn).

Sau cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu (1885), thực dân Pháp chính thức đổi tên huyện Bình Long thành quận Hóc Môn. Quận Hóc Môn giai đoạn 1885-1945 thuộc tỉnh Gia Định là một vùng đất rộng lớn bao gồm 4 tổng: Tổng Long Tuy Thượng, Tổng Long Tuy Hạ, Tổng Long Tuy Trung và Tổng Bình Thạnh Trung nằm trên địa bàn của 3 quận huyện: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hóc Môn là một trong 04 quận của tỉnh Gia Định Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè). Đến thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam (1954-1975), quận Hóc Môn tiếp tục thuộc tỉnh Gia Định. Đối với cách mạng tùy theo yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trong từng thời điểm, Hóc Môn có nhiều lần tách nhập, thay đổi ranh giới: từ năm 1954 đến cuối năm 1959, quận Hóc Môn bao gồm 3 quận – huyện là: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay; từ năm 1960 đến năm 1961 tách ra thành 2 quận: Hóc Môn và Củ Chi; từ năm 1961 đến năm 1969, Hóc Môn và Gò Vấp sáp nhập lại thành quận Gò Môn; sau đó nhập thêm một số xã của Củ Chi thành lập phân khu Gò Môn, từ năm 1969 đến năm 1972 phân khu Gò Môn tách ra thành 4 quận nhỏ, trong đó Hóc Môn tách thành 2 quận: Đông Môn và Tây Môn; từ năm 1972 đến năm 1975: Đông Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Môn.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong khuôn viên chùa

Sau ngày thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975), Hóc Môn là một trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nhận thêm hai xã: An Phú Đông và Thạnh Lộc (trước gọi là Thạnh Lộc Thôn) của quận Gò Vấp (cũ); đồng thời đổi tên xã Đông Hưng Tân thành Đông Hưng Thuận, xã Tân Thới Trung thành Tân Xuân; xã Tân Thới Nhứt viết lại thành Tân Thới Nhất. Như thế huyện Hóc Môn có 14 xã: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thạnh Lộc, Thới Tam Thôn, Trung Mỹ Tây, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng.

Ngày 23 tháng 3 năm 1977, thành lập thị trấn Hóc Môn, thuộc huyện Hóc Môn, từ phần đất cắt ra của ba xã: Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn và Tân Hiệp cùng huyện.

Ngày 27 tháng 8 năm 1988, huyện Hóc Môn lập thêm hai xã: Bà Điểm (từ phần đất cắt ra của xã Tân Thới Nhất) và Tân Chánh Hiệp (từ phần đất cắt ra của xã Đông Hưng Thuận và xã Trung Mỹ Tây). Như thế lúc này huyện Hóc Môn có 01 thị trấn Hóc Môn và 16 xã: Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Tân Xuân, Tân Thới Nhì, Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây.

Từ ngày 1 tháng 4 năm 1997 đến nay do yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội chung của thành phố, huyện Hóc Môn tách ra 5 xã: Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất; 711 ha diện tích tự nhiên và 15.461 nhân khẩu của xã Tân Chánh Hiệp; 273 ha diện tích tự nhiên và 11.332 nhân khẩu của xã Trung Mỹ Tây để thành lập quận 12. Đồng thời, sáp nhập phần còn lại của xã Trung Mỹ Tây vào xã Tân Xuân, sáp nhập phần còn lại của xã Tân Chánh Hiệp vào xã Thới Tam Thôn.

Ngày 5 tháng 11 năm 2003, thành lập 2 xã Trung Chánh và Xuân Thới Đông từ một phần xã Tân Xuân. Hiện nay, Hóc Môn có 11 xã và 1 thị trấn.

Hiện nay trên địa bàn huyện Hóc Môn đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Sophia Garden, khu đô thị Xuân Thới Sơn... đều nằm ở phía nam huyện, giáp ranh với quận 12.

Truong Viet Hai
1 tháng 2 2018 lúc 21:16

bạn nhớ k cho mik nha

hương bùi
Xem chi tiết
Người thích nghịch 2
Xem chi tiết
lê anh tuấn
1 tháng 12 2017 lúc 16:30

Thác Thủy Tiên (hay còn gọi là Thác Ba Tầng) là một thác nước ở Đắk Lắk, thác nằm ở xã Ea Puk, huyện Krông Năng.

Đây là một thắng cảnh đẹp, hoang sơ giữa núi rừng với vô vàn những tảng đá nằm gối chồng lên nhau và những rễ cây rừng đan kín trông rất lạ mắt. Do có 3 tầng nước đổ nên còn gọi là thác Ba Tầng. Tầng thứ nhất hẹp, có độ dốc nhỏ với những bậc lên xuống dễ dàng. Tầng thứ hai trải rộng với nhiều bậc đá, và có những mặt hồ nước cạn có thể tắm được. Tầng thứ ba nước từ trên cao đổ xuống một mặt hồ rộng và sâu, tung bọt trắng xóa rồi trở về lại với dòng chảy hiền hòa, uốn lượn giữa đại ngàn xanh thẳm.

Thác Thủy Tiên không chỉ đẹp về hình thể mà còn đẹp với huyền thoại về nàng H’Năng.

Chuyện xưa kể rằng, có một lần ở vùng đất này, tai họa đã ập đến với buôn làng. Không hiểu vì sao Giàng giận dữ làm nắng mãi khiến sông hồ cạn kiệt. Chồng nàng H'Năng đã cùng các trai tráng trong buôn phải đi thật xa để tìm vùng đất mới nhưng đã qua mấy mùa trăng mà chẳng thấy trở về. Nàng H' Năng chờ mãi, chờ mãi mỏi mòn trong nỗi nhớ thương chồng và cả sự xót xa vì cảnh lũ làng chết dần, chết mòn vì đói khát, bệnh tật. Nàng quyết định lên đường tìm chồng, tìm vùng đất mới. Nàng đi mãi, tìm mãi, cuối cùng quỵ ngã xuống giữa một lòng suối cạn. Giàng thương xót, cho làm mưa xối xả, các con sông, dòng suối chẳng mấy chốc lại đầy nước, sự sống lại lan tràn nhưng nàng H' Năng thì không sống lại được nữa, tóc nàng trải dài theo con suối nhỏ và trở thành ngọn thác đẹp và duyên dáng như tấm lòng người con gái Ê Đê dịu hiền, chung thuỷ, nàng đã chết để dân làng được sống. Tưởng nhớ nàng, lũ làng đã lấy tên nàng đặt cho tên của dòng sông chảy qua vùng đất này và còn nhắc mãi về huyền thoại một người con gái...

So với các thác nước khác của Đắk Lắk như thác Gia Long, thác Krông Kmar... thác Thủy Tiên ít được mọi người biết đến do không thuận tiện về đường đi lại, tuy nhiên với vẻ đẹp của mình và sau khi quốc lộ đi Phú Yên ngang qua đây được nâng cấp, thác sẽ được nhiều người biết đến hơn và tìm đến để chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà hữu tình của mình. Công nhận thác Thủy Tiên là di tích cấp quốc gia

Khu vực này còn lưu truyền nhiều truyền thuyết của người Ê Đê, như truyền thuyết nàng H’Năng, truyền thuyết chàng Dăm Ji...

Đây là di tích quốc gia thứ 11 của tỉnh Đắc Lắc.

Thác Thủy Tiên hiện là một trong những danh thắng đẹp nhất của tỉnh Đắc Lắc, ngoài ra nơi đây còn chứa đựng những giá trị to lớn về mặt tài nguyên sinh thái, bởi xung quanh thác là khu rừng nguyên sinh Ea Púk nằm kề với khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.
Hoa Nguyễn
Xem chi tiết
Tùng
13 tháng 3 2017 lúc 21:30

Hồi trống cổ Thành là tên do người biên soạn đặt cho đoạn trích ngắn ở giữa hổi 28, có hai câu thơ làm tiêu đề:
Chém Sái Dương anh em hoà giải,
Hồi Cổ Thành tôi chứa đoàn viễn.
Chữ hồi trong câu thơ này có nghĩa là trở vể, chứ không phải là hồi trống như trong tôn đoạn trích.
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung có nhiểu nhân vật, nhưng sinh động nhất, gảy ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là Tào Tháo, Khổng
Minh, Quan Công và Trương Phi.
Đoạn trích Hổi trống Cổ Thành rất giàu kịch tính, đậm không khí chiến trận và khí phách anh hùng. Lối kể chuyện của tác giả giản dị, không tô vẽ, không binh phẩm. Linh hồn đoạn trích kết tụ trong hồi trống của Trương Phi. Đó lã hồi trống ra quân, cũng là hổi trống thu quân, hổi trống thách thức- giải oan vả đoàn tụ. Nội dung đoạn trích toát lèn hai ý: Tính cách nóng ó Vũng tuyệt vời trung nghĩa của Trương Phi vá ý nghĩa sâu xa của hói trống cổ Thành.
Lúc mới dựng nghiệp, nhà Thục còn yếu. trong khi đó quân Tào rất mạnh ; vi thế nên quân Thục thua liên tiếp. LƯU Bị cùng Đổng Thừa, Vương Tử Phục, Quan Cống, Trương Phi bàn mưu kế chống lại Tào Tháo. Bị bại lộ, Tào Tháo giết bọn Đổng Thừa rồi kéo hai mươi vạn quản đánh Lưu Bị. Ba anh em LƯU, Quan, Trương thua trận, mỗi người chạy một ngả. Lưu Bị chạy sang Nhữ Nam ở nhờ Viên Thiệu, Quan Công bị khốn ở Thổ Sơn, Trương Phi tá túc ở cổ Thành. Trong lúc hoạn nạn, Quan Công theo lòi Trương Liêu đưa hai người vợ của Lưu Bị là Cam phu nhân và Mi phu nhân sang ở nhờ Tào Tháo. Tạm háng Tảo Tháo nhưng Quan Công ra điều kiện rằng nếu biết Lưu Bị ở đâu thì sẽ đi tìm ngay.
Biết tin Lưu Bị đang ở trên đất Viên Thiệu, Quan Công đưa hai chị dâu di tìm. Tào Tháo vì muốn lưu giữ Quan Công để sử dụng sau này nên không cấp giấy qua ải, nhưng cũng không sai tướng đuổi bắt. Các tướng của Tào Tháo không cho Quan Công qua ải nên ông phải mở đường máu mà đi. Quan Công đã phải chém sáu tướng Tào để vượt qua năm cửa ải: Qua ải ĐỒng Lĩnh chém Khổng Tú. Đến ải Lạc Dương chém Hán Phúc và Mạnh Thẩn. Qua Nghi Thuỷ giết Biện Hỷ. vượt ải Huỳnh Dương chém Vương Thực. Đến bờ Hoàng Hà giết Tân Kỷ.
Đoạn trích kể về cuộc “đụng độ” đặc biệt do sự hiểu lầm giữa hai anh em kết nghĩa là Quan Công và Trương Phi ở cổ Thành.
Trên đường sang Nhữ Nam tìm Lưu Bị, đến cổ Thành, Quan Công hỏi thăm được biết Trương Phi đang ở đấy nên xiết bao vui mừng. Trương Phi vốn nghi ngờ Quan Công ăn ở hai lòng nên đã lầm tưởng là Quan Công lửa minh để bắt nộp cho Tào Tháo; vì thế giận dữ không thèm tiếp, lớn tiếng sỉ mắng và doạ đánh. Ngẫu nhiên, lúc đó tướng Tào là Sái Dương dẫn quân ầm ầm kéo đến khiến Trương Phi càng khẳng định thêm nghi ngờ của mình là đúng. Thanh minh không được, Quan Công hứa sẽ chém đầu tướng Tào để tỏ lòng thành. Trương Phi ra điều kiện sau ba hổi trống, Quan Công phải chém rơi đẩu tướng Tào thì mới tin. Nhưng Trương Phi vừa đánh dứt một hổi trống thì đầu Sái Dương đã rơi xuống đất. Trương Phi tạm nguôi giận nhưng chỉ sau khi nghe tên lính hầu của Sái Dì cũng bi Quan Công bắt kể đầu đuôi mọi chuyện thi chàng mới tin, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường. Quan Công vào được CỔ Thành, “cửa ải thứ sáu” và cũng là cửa ải thử thách ghê gớm nhất đối VỚI lòng trung nghĩa.
Trương Phi là con người thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo. Đối với Trương Phi, đen trắng phải rõ ràng; với kẻ thù thì chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Tính cách Trương Phi vốn dĩ nóng nảy; bộc trực và đơn giản, song để xác định Quan Công trung thành hay phản bội, Trương Phi lại không đơn giản chút nào. Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi giận dữ mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
Càu hỏi của Quan Công: Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào , y?càng làm cho Trương Phi bừng bừng nổi giận. Ý của Quan Công là muổn nhắc lại việc ba anh em kết nghĩa vườn đào để uốn nắn thái độ quá khích của Trương Phi, không ngờ lại như đổ thêm dầu vào lửa, khiến Trương Phi thêm
phẫn nộ. Theo Trương Phi, Quan Công đã ở chung với Tào Tháo một thời gian, lại nhận tước vị Tào Tháo phong cho là phản bội. Đã phản bội mà còn dám động đến chuyện anh em kết nghĩa vườn đào thì lại càng đáng căm thù và phỉ nhổ. Quan Công phản bội thì phải xử đúng nhu lời thề trước đây: Nếu ai bội nghĩa quên ơn thì trời người cũng giết. Những lời thanh minh giúp cho Quan Công của hai chị dâu và Tôn Càn không làm dịu bớt cơn thịnh nộ của Trương Phi.

- Khoan đã chú Ba, khoan đã! Chó hấp tấp mà làm càn bày giờ. Chú Hai không biết tin tức mọi người nên phải tạm nương mình bên Tào. Nay đã biết anh nhà ở Nhữ Nam, không ngại hiểm trở, đưa bọn ta đến đây. Chú không được nghĩ lầm như thế!
Mi phu nhân cũng nói:
- Chú Hai trước ở Hứa Đô, thực là bất đắc dĩ.
Phi nói:
- Hai chị bị lùa dối đấy. Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ ?
Quan Công nói:
- Hiền đệ đừng nói vậy, oan uổng quá!
Tôn Càn nói:
- Vân Trường đến đày là cốt để tìm tướng quân.
Trương Phi mắng:
- Mày cũng nói lảo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây tất là để bắt ta dó!
Tôn Càn bênh vực Quan Công không được mà Cam phu nhân, Mi phu
nhân thanh minh hộ cũng vô hiệu. Với Trương Phi, dẫu có “trăm nghe” cũng không bằng “một thấy". Trước vấn để trọng đại, Trương Phi đã hết sức cẩn trọng. Quan Công thanh minh: Nếu ta đến bắt em, tất phải đem theo quản mã chứ? Trương Phi trỏ tay đằng xa, nói: Không phải quân mã là gì kia ? Sự hiểu lầm đã lên tới điểm đỉnh vi một chi tiết ngẫu nhiên: Lúc ấy, tình cờ tướng Tào là Sái Dương dẫn quân truy đuổi Quan Công đang tới gần. Để xoá bỏ mối nghi ngờ của Trương Phi, Quan Công chỉ có cách là chém đầu Sái Dương Trương Phi ra điều kiện bất khả kháng là sau ba hồi trống, Quan Công phả chém rơi đầu tướng của Tào Tháo. Dứt lời, Trương Phi lập tức đánh trống, Bao nhiêu uất ức, căm giận của Trương Phi như dồn cả vào cánh tay thúc trống.
Chỉ sau một hổi, đầu Sái Dương đã làn dưới đất. Tưởng thế là mọi việc đã rõ và câu chuyện nhanh chóng đi đến kết thúc, song thực tế lại diễn ra không đơn giản. Mãi đến khi nghe một tên lính bị bắt kể-về lí do Sái Dương đến cổ Thành là để truy đuổi và trị tội Quan Công vì đã giết cháu ngoại hắn ; rồi Trương Phi còn hỏi kĩ việc ở Hứa Đô, bấy giở Phi mới tin anh là thực. Tác giả vẫn chưa dể Trương Phi vội biểu lộ rõ thái độ ngay lúc ấy mà cho tới lúc đã vào CỔ Thành, nghe hai chị dâu kể lại những việc Quan Công đã trải qua thì Trương Phi nghe hết chuyện, rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường.
Nóng nảy, thô lỗ và tinh tế, biết điều là hai nét tính cách đối lập song ở đoạn trích này, chúng tại xuất hiện trong cùng một nhân vật Trương Phi. Trương Phi đã từng dùng mưu mẹo tinh vi để bắt sống Lưu Đại, tướng giỏi của Tào Tháo và bắt sống Nghiêm Nhan ở đất Ba Thục mà không hề làm hao tổn một binh sĩ. Thô trung hữu tế (trong cái thô có cái tinh tế) là biện chứng của cuộc sống. Thô lỗ và tinh tế ở đây đểu là biểu hiện lòng trung thành tuyệt đối của Trương Phi. Với Trương Phị, trong tinh huống ở cổ Thành, việc hạ thủ Quan Công có lẽ còn dễ hơn, đơn giản hơn là kiểm nghiệm lòng trung thành của Quan Công. Cái khéo léo của tác giả là đã tạo ra những tình huống để cho cả hai nét trái ngược trong tính cách Trương Phi cùng bộc lộ vừa tự nhiên, vừa sinh động, hấp dẫn.
Trong đoạn trích Hồi trống cổ Thành, Quan Công tỏ ra rất độ lượng và từ tốn, thể hiện qua các chi tiết nổi bật như: ngạc nhiên và hốt hoảng trước cách xử sự của Trương Phi, thái độ nhún minh thanh minh trước người em nóng nảy, cầu cứu hai chị dâu, chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan. Nỗi oan của Quan Công cũng là nỗi oan đặc biệt: làm công việc vì chủ tướng nhưng lại trái với khí phách của kẻ anh hùng, phải tự minh oan bằng tài nghệ vá lòng dũng cảm, phi thường.
Để đến được CỔ Thành, Quan Công đã phải vượt qua bao. thử thách (năm cửa ải). Những kẻ cản dường trong hành trình gay go này là các tướng địch. Còn tại Cổ Thành, oái oăm thay, kẻ cản đường quyết liệt lại là anh em kết nghĩa ! Với tài nghệ xuất sắc chém rơi đầu Sái Dương trong nháy mắt, vấn đế trung thành hay phản bội của Quan Công đã được làm sáng tỏ.
Điếu thú vị là tác giả đã đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi. Người đời khen quan Công “tuyệt nghĩa". Nhưng chữ “nghĩa" cũng có hai mặt trung nghĩa và tín nghĩa. Trung nghĩa là lòng trung thành với vua, với lí tưởng phò nhà Hán. về mặt này, Quan Công tỏ ra kiên định. Tín nghĩa là
lòng tin trong quan hệ giữa bạn bè, anh em, Quan Công cúng rất coi trọng Đoạn trích có hai nhân vật, nhưng Quan Công chỉ là nhân vật làm nền để tính cách của Trương Phi nổi bật.
Cái tồn Hồi trống cổ Thành rất hay vì trước hết, nó gợi lên không khí chiến trận, ở đây không chi có mâu thuẫn chù yếu giữa Trương Phi và Quan Công mà còn là mâu thuẫn giữa Quan Công và Sái Dương. Tuy đó chỉ là mâu thuẫn thứ yếu song nó cũng không kém phần căng thẳng và điểu đáng nói hơn là nó đã làm cho mâu thuẫn chủ yếu thêm quyết liệt.
Ba hổi trống là điều kiện, hơn thế, là vị quan toà nghiêm khắc có quyển phán xét Quan Công trung thành hay phản bội. Điều kiện ba hồi trống Trương Phi đặt ra là vô cùng khắc nghiệt: Quan Công không những chém được đẩu Sái Dương mà còn phải chém được trong thời gian ngắn nhất. Mặt khác, Sái Dương là tướng giỏi của Tào Tháo

đã từng công khai biểu thị thái độ không phục Quan Công, giờ lại mang quyết tâm trả thù rất cao cho cháu, đó cũng là thách thức to lớn với Quan Công. Nhưng lúc này, khát vọng minh oan đã làm tăng sức mạnh và tài nghệ của Quan Cống, cho nên Quan Công đã làm được một việc ngoài sức tưởng tượng của Trương Phi là chém rơi đầu Sái Dương trong nháy mắt.
Bởi vậy, Hổi trống cổ Thành dù mang đậm không khí trận mạc song rất khác tiếng trống trận thông thường. Nó đã trở thành một biểu tượng cho lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm và thái độ công minh chính trực.
Có thể coi Cổ Thành là cửa ải thử sáu nhưng đó là cửa ải tinh thần, cửa ải khảo nghiệm lòng trung nghĩa. Với tải nghệ của Quan Công, vượt qua nằm cửa ải kia còn dễ hơn nhiều. Trong cái thế “tinh ngay lí gian" thì việc biện bạch, giải quyết thông suốt những mắc mớ trong tư tưởng, tinh cảm của một người nóng nảy như Trương Phi quả là cực khó.
Sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công có lí do cụ thể và đã được tháo gỡ. Song điều đáng quý là trôn nén của sự cố hiểu lầm ấy, tác giả đã triển khai một xung đột có tính chất nguyên tắc: đó là không thể nào dung hoà giữa ý chí bất khuất và sự đầu hàng, giữa lòng trung thành và sự phản bội.
Đoạn trích Hôi trống cổ Thành'có kết cấu hoàn chinh như một vở kịch đầy kịch tính. Đây là một đặc điểm trong nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết cổ điển mà mỗi chương hồi thường là một câu chuyện có mở đầu vả kết thúc. Phần trình bày giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh. Phần mở mối ở đây là từ sự hiểu lầm dẫn đến mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công. Phần phát triển là sự xuất hiện đột ngột của Sái Dương, đánh dấu điểm đỉnh mâu thuẫn. Việc Quan Công chém rơi đầu Sái Dương là điểm mở nút khiến cho mầu thuẫn được giải quyết. Sau khi tác giả giới thiệu nhân vật và sự việc thi mở ra mâu thuẫn, rổi mâu thuẫn được đẩy lên đinh điểm và được giải quyết bằng một hành động quyết liệt.
Chi qua một đoạn trích ngắn là Hồi trống cổ Thành nhưng hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được tác giả khắc hoạ nổi bật vẻ đạp sáng ngời về lòng tin nghĩa, sự trung thực và chân thành của tinh anh em. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc diễn nghĩa đã để lại rất nhiều bài học về đạo lí, về lối sống, lối ứng xử của người quân tử phương Đông, lấy quy chuẩn luân lí nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Nho giáo làm mực thước.

phạm thị thịnh
Xem chi tiết
Tuan le Anh
Xem chi tiết