Nêu ví dụ, cấu trúc và cách dùng Comparative S.adj và L.adj
Khi nào dùng BÀNG THÁI CÁCH,CÁCH DÙNG VÀ VÍ DỤ CỤ THỂ NHA MN
AI NHANH MÌNH TÍCH CHO
:D
Bàng thái cách trong tiếng Anh
1. Bàng thái cách trong tiếng Anh là gì?
Bàng thái cách (Subjunctive) là thể đặc biệt trong tiếng Anh dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của một sự việc nào đó. Do vậy, bàng thái cách hay được sử dụng trong câu để đưa ra lời khuyên.
Như đã biết, trong tiếng Anh có 3 MOOD (cách)
Imperative mood (mệnh lệnh cách).Indicative mood (trực thái cách).Subjunctive mood (bàng thái cách, giả định cách, thể giả định).2. Cách dùng:
Bàng thái cách, hay còn gọi là Subjunctive, là một thể đặc biệt trong tiếng Anh, được dùng để:
Diễn tả một ý kiến về một việc có thực hoặc không có thực hoặc không chắc chắn.Nó có thể diễn tả một giả thiết, ước muốn, mệnh lệnh, yêu cầu, thắc mắc…Dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng hay sự khẩn cấp phải làm việc gì đó, do đó bàng thái cách hay được dùng để đưa ra lời khuyên.Ví dụ:
Ex 1: I suggest that he COME to work on time. / Tôi đề nghị anh ấy đến làm việc đúng giờ.
=> Động từ Come được chia ở thể bàng thái cách
Ex 2: If I were you, I would go to bed. / Nếu tôi là bạn, tôi sẽ đi ngủ.
=> Động từ Were được chia ở thể bàng thái cách.
3. Ba dạng của bàng thái cách
a. Bare infinitive (Động từ nguyên mẫu không “To”)
Công thức:
S + V (bare infinitive)
Công thức này được dùng trong các trường hợp sau đây:
a.1) Khi muốn ao ước, cầu xin
VD 1: God save the King. / Xin chúa hãy cứu lấy đức vua.
=> Lẽ ra trong câu này “save” phải được chia là “saves” vì chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít. Nhưng trường hợp này ta phải dùng bàng thái cách, nên “save” để nguyên mẫu không chia.
VD 2: Peace be with you. / Cầu mong bình yên sẽ đến với bạn.
=> Tương tự, động từ “be” phải được chia là “is”, nhưng do dùng bàng thái cách, nên động từ để nguyên mẫu không chia.
a.2) Khi muốn ra lệnh, yêu cầu, đòi hỏi
Khi đó câu phải hội tụ đầy đủ hai điều kiện: Câu phải có hai mệnh đề, mệnh đề chính thường phải ở phía trước và phải chứa một trong các từ:
Command: We recommend that he go with us./ Chúng tôi đề nghị anh ta đi với chúng tôi.Demand: I demand that I be allowed to be free now./ Tôi yêu cầu là tôi phải được thả tự do ngay lập tức.Proposal: Our proposal is that he be elected leader./ Đề nghị của chúng tôi là ông phải được bầu làm người lãnh đạo.Suggestion: Our suggestion that he go on foot. Đề nghị của chúng tôi là anh ấy nên đi bộ.a.3) Khi muốn nhấn mạnh câu với một thành ngữ
It is necesary that…
It is important that….
It is imperative that….
Ví dụ:
It is necessary that he work hard. / Anh ta nên làm việc chăm chỉ.
It is imperative that he keep off the grass. / Người ta nhấn mạnh rằng anh không được bước lên bãi cỏ.
b. Bàng thái cách có dạng quá khứ:
Dùng để chỉ hành động hoặc sự kiện không có thật trong lúc đang nói.
Ví dụ:
I wish I knew French well. / Tôi ước tôi giỏi tiếng Pháp.
=> Khi nói câu này tôi không giỏi tiếng Pháp.
Chú ý: Nếu gặp “to be” thì cả sáu ngôi đều được chia là “were” chứ không phải “was”.
Ví dụ:
He look as if he was a rich man. => Sai
Phải sửa lại là: He look as if he were a rich man. / Anh ta trông như môt người đàn ông giàu có.
c. Bàng thái cách có dạng quá khứ hoàn thành
Dùng để chỉ hành động hoặc sự kiện không có thật trong quá khứ.
Ví dụ:
I wish I had given some money to him lastnight. / Tôi ước tôi đã đưa một ít tiền cho anh ta tối qua.
=> Nhưng thực tế là tối qua đã không đưa tiền.
If only I had met her before she got married. / Giá mà tôi gặp cô ấy trước khi cô ấy kết hôn.
=> Thực tế là đã không thể gặp cô ấy trước khi cô ấy kết hôn.
Chúc bạn học tốt !
Dài quá, #-#, thôi cũng đc thank bn nha
cảm ơn bạn Lê Phan Quân nhiều !
1)nêu cấu trúc, cách dùng, các nhận biết của thì tương lai đơn? Cho ví dụ
2)nêu cấu trúc, các dùng, các nhận biết cảu thì tương lai tiếp diễn? Cho ví dụ
help me mọi người
*Thì tương lai đơn:
(+) S+will +V
(-)S+won't +V
(?)Will+S+V?
Cách dùng: diễn tả một hành động sẽ xảy ra vào trong tương lai
Dấu hiệu nhận biết: tomorrow,next ...,at the future,to night........
*Thì tương lai tiếp diễn:
(+) S+will be+Ving
(-)S+won't be+Ving
(?)Will+S+be+Ving?
Cách dùng: dùng để diễn tả hành động đang diễn ra trong thời điểm cụ thể ở tương lai
Dấu hiệu: at this time tomorrow ;
at this time next+... ;
at+thời gian cụ thể (9:00 a.m,3:00p.m,...)
Trả lời các câu hỏi sau đây:
Câu 1 : Liệt kê các Động từ ( V ) theo sau là Động Từ nguyên thể ( 12 mẫu trở lên + Cấu trúc ở thể khẳng định , phủ định)
Ví dụ : Can+V/Can not + V
Câu 2 : Liệt kê những động từ , cấu trúc theo sau là Ving ( 12 mẫu trở lên)
Ví dụ : Like + Ving
Câu 3 : Liệt kê những động từ theo sau là to V ( 12 mẫu trở lên)
Ví dụ : Want+ to V
Câu 4 : Phân biệt Đông Từ Quá Khứ và Quá Khứ Phân Từ.
Help me!!!!!!!
AE ƠI
Khi nào dùng who;whose;công thức và KÈM VÍ DỤ CỤ THỂ NHA
AI GIẢI THÍCH ĐƯỢC VÀ NHANH NHÂT MÌNH TÍCH CHO
>:D
I. ĐẠI TỪ LIÊN HỆ LÀ GÌ
Đại từ liên hệ là từ đứng liền sau một danh từ để thay thế cho danh từ ấy làm chủ từ, bổ tuchs từ, hoặc sở hữu cách cho mệnh đề sau. Danh từ đứng trước đại từ liên hệ gọi là "từ đứng trước"(antecedent). Tuy theo vai trò nó đóng trong mệnh đề và từ đứng trước của nó, đại từ liên hệ có những hình thức sau đây:
Từ đứng trước | Chủ từ | Từ bổ túc | Sở hữu cách |
Người | Who, that | Whom, that | Whose |
Vật | Which, that | Which, that | Of which |
II. CÁCH DÙNG CÁC ĐẠI TỪ QUAN HỆ
1. Cách dùng Who
Who được sử dụng là hình thức chủ từ khi từ đứng trước của nó là tiếng chỉ người
Ví dụ
2. Cách dùng Whom
Whom sử dụng là hình thức bổ túc từ, khi từ đứng trước là tiếng chỉ người
Ví dụ
Chú ý:
Trong văn nói người ta thường dùng who hoặc that thay cho whom, hoặc phổ thông hơn nữa bỏ whom đi.
Ví dụ:
Trong trường hợp whom làm từ bổ túc cho một giới từ, khi viết ta để giới từ trước whom, khi nói tư để giới từ sau cùng, còn whom được thay thế bằng that hoặc bỏ hẳn.
Ví dụ:
3. Cách dùng Whose
Whose sử dụng là hình thức sở hữu cách khi từ đứng trước là tiếng chỉ người
Ví dụ:
Chú ý: Danh từ chỉ sở hữu vật đứng sau whose không bao giờ có mạo từ.
4. Cách dùng which
Which sử dụng là hình thức chung cho chủ từ và bổ túc từ, khi tiền vị tự là tiếng chỉ vật
Ví dụ:
Chú ý:
Trong văn nói có thể dùng that thay cho which, hoặc có thể bỏ which đi khi nó làm bổ túc từ
Ví dụ:
Khi which làm bổ túc từ cho một giới từ, ta viết giới từ trước which nhưng lúc nói ta để giới từ sau cùng rồi thay which bằng that hoặc bỏ hẳn which đi.
5. Cách dùng That
That sử dụng có thể thay thế cho những hình thức who, whom, which như ta đã thấy ở trên ngoài ra that còn bắt buộc dùng trong những trường hợp sau đây:
- Sau cực cấp(superlative)
Ví dụ
- Sau những tiếng all, only, very, every( và những tiếng kép với everry) no(và những tiếng kép với no), any, much, little.
Ví dụ:
- Sau từ đứng trước hỗn hợp(gồm cả người và vật)
Ví dụ:
- Sau kiểu nói "it is"
Ví dụ:
It is the teacher that decides what to read
Chú ý: Có thể bỏ that đi trong những trường hợp là bổ túc từ
6. Cách sử dụng of which
Of which sử dụng là hình thức sở hữu cách này bây giờ ít dùng vì người ta thường sử dụng whose thay nó
Ví dụ: The house whose roof was damaged
Ngôi nhà có mái bị hư hại.
hok tốt ( kèm ví dụ đó )
{[ ae 2k6 ]}
thank bạn PHẠM MINH nha mình cũng đang định hỏi cái WHOM nhưng bạn trả lời rồi nên thôi cám ơn bạn nhé!
Viết đúng và luyện phát âm một số từ có đặc điểm sau:
a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v:
- l, ví dụ: lo lắng, lạnh lùng, ...
- n, ví dụ no nê, nao núng, ...
- v, ví dụ: vội vàng, vắng vẻ, ...
b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t:
- n, ví dụ: bàn bạc, bền bỉ, ngăn cản, ...
- t, ví dụ: bắt bớ, luật lệ, buốt giá, ...
c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã:
- Thanh hỏi, ví dụ: tỉ mỉ, nghỉ ngơi, …
- Thanh ngã, ví dụ nghĩ ngợi, mĩ mãn, …
a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v:
- l, ví dụ: long lanh, lạc luộc, lào xào, lanh lợi,...
- n, ví dụ: nôn nao, nâng niu, nền nã,....
- v, ví dụ: vương vấn, vui vẻ, vội vã,...
b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t:
- n, ví dụ: cần mẫn, ngăn chặn, hân hoan, ân cần,...
- t, ví dụ: bắt nạt, bắt mắt, ngặt nghèo,..
c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã:
- Thanh hỏi, ví dụ: chỉn chu, thảnh thơi, sở dĩ,...
- Thanh ngã, ví dụ: dũng sĩ, mãi mãi, nỗ lực,...
Giải thích và nê ví dụ về sự khác nhau trong tập tính đẻ và ấp trứng của các loài chim
* Có một số loài chim không tự ấp trứng mà luôn có tập tính đẻ trứng “trộm” vào ổ các chim khác để nhờ ấp hộ. Các chim được “gửi trứng ấp” cũng không hề hay biết
* Chim chích có thể ấp nhầm trứng tu hú to hơn trứng của nó và khi trứng tu hú nở nó vẫn mớm mồi cho chim tu hú non, mặc dù con này đẩy cả trứng của chim chích ra ngoài tổ, tập tính này gọi là “Tập tính nhầm”.
* Chim chào mào (chim đầu rìu) cũng có khả năng tiết ra mùi hôi. Khả năng này bình thường được giữ kín, nhưng đến lúc sinh đẻ, nhằm giúp cho con cái ra đời bình an, chim mẹ đã thông qua tuyến hôi ở đuôi tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen có mùi khó ngửi. Trong một khoảng thời gian, tổ chim có mùi khó thở. Dù rằng có một số động vật chuyên ăn trộm trứng chim, nhưng khi đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ như vậy cũng phải rút lui.
Cho mk hỏi bạn nào đã làm bài 45' môn Tiếng Anh lớp 7 (Unit1,2,3) thì cho mk biết chủ yếu làm về những phần nào(ngữ pháp, nghe, từ vựng)?Cấu trúc ra sao?Dễ hay khó?
Tiện thể giúp mk: THÌ TƯƠNG LAI GẦN (NEAR FUTURE) LÀ GÌ LUN NHA!^^(Cách dùng?Cấu trúc ?Trạng từ thường gặp và ví dụ nhé)
CẢM ƠN!^^
Theo mình thì có cả 3 phần NP - N - TV (Bài kiểm tra của mình là kiểm tra chung 3 khối 6, 7, 8). Bao gồm thì HTĐ, HTHT, QKĐ (Không biết có thiếu không). Đề tiếng anh đối với 1 đứa ngu như mình thì nhìn vào rất dễ =))). Nó bao gồm bài nghe, khoanh từ thích hợp, sắp xếp từ, viết 1 đoạn văn,... Vì đây là đề chung nên mình không biết có giống với đề riêng không, tại 1 tuần nữa mình mới kiểm tra 1 tiết đề riêng.
tôi đã lam bài 45 p tiếng anh rồi . nó chủ yếu về phần ngữ pháp . mà bạn học ở trương nào
tương lai gần là dùng để diễn tả 1 kế hoạch,dự định cụ thể có tính toán in future ko xa.công thức:s+is/am/are+going to+v. dấu hiệu nhận bt : next week/month/year/day ,tômrow,in+thời gian
Cảm ơn nhé!
Viết cách dùng và công thức của động từ khuyết thiếu must và should. Cho 4 ví dụ
1. '' Must''.
* FORM :
+ S + must + V ( nguyên thể ) + O.
- S + mustn't + V ( nguyên thể ) + O.
? Must + S + V ( nguyên thể ) + O ?
* USE :
+ MUST được dịch là “phải”, nó được sử dụng khi người nói muốn diễn tả một sự bắt buộc hoặc một mệnh lệnh (thường do bên ngoài tác động)
Ví dụ:
– You must go to school at 7.00 am.
– Students must wear uniform.
+ MUST được sử dụng để kết luận một điều đương nhiên, chủ quan theo ý nghĩ của người nói cho rằng nó phải như vậy.
Ví dụ:
– The weather is cold today. Don’t you wear coat? You must be sick.
– She looks so sad. She must be punished by her teacher.
+ MUST NOT (MUSTN’T) là thể phủ định của MUST, nếu MUST dùng để diễn tả một điều gì đó bắt buộc phải làm thì MUSTN’T dùng để diễn tả một điều cấm, lệnh cấm không được làm gì đó.
Ví dụ:
– You mustn’t cheat in test.
– You mustn’t go this way.
+ NEED NOT/NEEDN’T dùng để diễn tả thay thế cho thể phủ định của MUST (MUSTN’T) để chỉ một điều gì đó không cần thiết phải làm.
Ví dụ:
– Must I give your bike back today?
– No, you needn’t. You can give it back tomorrow.
+ CANNOT (CAN’T) được dùng làm phủ định của MUST khi MUST diễn tả ý nghĩa kết luận đương nhiên, chủ quan của người nói cho rằng sự việc phải diễn ra như thế giống như lưu ý số 2 trên đây.
Ví dụ: If he doesn’t wear coat, he can’t be warm.
2. ''Should''.
* FORM :
+ S + should + V ( nguyên thể ) + O.
- S + shouldn't + V ( nguyên thể ) + O.
? Shall + S + V ( nguyên thể ) + O ?
* USE :
1. Sử dụng should sau một số động từ
Bạn có thể sử dụng should sau một số động từ, đặc biệt là các động từ:
suggest: gợi ý, đề nghị
propose: đề nghị
recommend: tiến cử, giới thiệu
insist: nài nỉ
demand: yêu cầu
Ví dụ:
- They insisted that we should have dinner with them.
Họ nài nỉ chúng tôi dùng cơm tối với họ.
- I demanded that we should apologise.
Tôi yêu cầu anh ấy phải xin lỗi.
- What do you suggest I should do?
Bạn đề nghị tôi nên làm gì?
Tương tự, should có thể được sử dụng sau: suggestion/ proposal/ recommendation/...
- What do you think of Jane's suggestion that I should buy a car?
Anh nghĩ gì về lời gợi ý của Jane rằng tôi nên mua một chiếc xe hơi?
và sau các cụm từ: "It's important/ vital/ necessary/ essential that..."
- It's essential that you should be here on time.
Điều thiết yếu là bạn nên đến đây đúng giờ.
2. Bạn cũng có thể loại bỏ should trong tất cả các ví dụ ở phần A
Ví dụ:
- It's essential that you be here on time. (=that you should be here)
- I demanded that he apologise.
- What do you suggest I do?
Với các dạng (you be/ he apologise...) đôi khi được gọi là Subjunctive (lối giả định).
Và bạn cũng có thể sử dụng với các thì Hiện tại và Quá khứ:
Ví dụ:
- It's essential that you are here on time.
- I demanded that he apologised.
Bạn cũng nên cẩn thận trong khi sử dụng suggest. Bạn không được sử dụng to ... (ví dụ: to do/ to buy/ ...) sau suggest.
Ví dụ:
- What do you suggest we should do?
hoặc
- What do you suggest we do? (KHÔNG nói 'What do you suggest us to do?')
Bạn đề nghị chúng ta nên làm gì?
- Jane suggested that I (should) buy a car.
hoặc
- Jane suggested that I bought a car. (KHÔNG nói "Jane suggested me to buy")
Jane đã gợi ý tôi nên mua môt chiếc xe.
3. Sử dụng should sau một số tính từ
Bạn có thể sử dụng should sau một số tính từ, đặt biệt là:
strange: lạ lùng
odd: kỳ lạ
funny: buồn cười
typical: điển hình
natural: tự nhiên
interesting: thú vị, lý thú
surprised: ngạc nhiên
surprising: kinh ngạc
Ví dụ:
- It's strange that he should be late. He's usually on time.
Thật lạ lùng là anh ấy có thể trễ. Anh ấy thường đúng giờ mà.
- I was surprised that she should say such a thing.
Tôi ngạc nhiên rằng cô ấy lại nói một điều như vậy.
4. Cách sử dụng của if...should trong tiếng Anh
"If something should happen ...": nếu điều đó xảy ra.
Ví dụ:
- If Tom should phone while I'm out, tell him I'll phone him back later.
Nếu Tom có gọi điện trong lúc tôi ra ngoài, nói với anh ấy là tôi sẽ gọi cho anh ấy sau.
"If Tom should phone" tương tự như "If Tom phone". Nhưng khi sử dụng với should, người nói cảm thấy khả năng xảy ra nhỏ hơn.
Ví dụ:
- I've left the washing outside. If it should rain, can you bring it in?
Tôi đã phơi đồ ở bên ngoài. Nếu trời mưa, bạn có thể mang chúng vào được không?
Bạn có thể đặt should ở đầu câu trong các ví dụ này (should something happen).
- Should Tom phone, can you tell him I'll phone him back later?
5. Lời khuyên với I should.../ I shouldn't ...
Bạn có thể sử dụng I should.../I shouldn't ... để đưa ra lời khuyên với ai đó.
Ví dụ:
- "Shall I leave now?" "No, I should wait a bit longer." (if I were you)
"Tôi có nên đi bây giờ không?" "Không, tôi sẽ đợi thêm chút nữa" (nếu tôi là anh)
Ở đây, "I should wait" có nghĩa là "Nếu tôi là anh, tôi sẽ ddowij", tức là tôi khuyên anh nên đợi.
Ví dụ:
- It's very cold this morning. I should wear a coat when you go out.
Sáng nay trời rất lạnh. Tôi sẽ mặc áo khoác khi đi ra ngoài. (nếu tôi là anh)
- I shouldn't stay up too late. You'll be tired tomorrow.
Tôi sẽ không thức khuya (nếu tôi là anh). Ngày mai anh sẽ bị mệt.
Chúng ta có thể sử dụng should khi có việc gì đó không hợp lý hoặc không diễn ra theo ý chúng ta.
Ví dụ:
- I wonder where Liz is. She should be here by now.
(= she isn't here yet, and it is not normal)
Tôi không biết Liz ở đâu. Lẽ ra bây giờ cô ấy nên có mặt ở đây.
(= cô ấy không có ở đây và việc đó là không bình thường)
- The price on this packet is wrong. It should be £1.20, not £1.50.
Giá trên gói hàng này sai rồi. Lẽ ra nó nên là £1.20, chứ không phải £1.50.
- Those boys shouldn't be playing football at this time. They should be at school.
Những đứa trẻ kia không nên chơi bóng vào lúc này. Chúng lẽ ra nên ở trường.
Chúng ta sử dụng should để nói rằng chúng ta chờ đợi hay nghĩ rằng một việc gì đó sẽ xảy ra.
Ví dụ:
- She's been studying hard for the exam, so she should pass. (= I expect her to pass)
Kỳ này cô ấy đã học rất chăm chỉ, vì vậy cô ấy sẽ thi đỗ. (= Tôi mong cô ấy thi đỗ)
- There are plenty of hotels in the town. It shouldn't be difficult to find somewhereto stay. (= I don't expect that it will be difficult)
Thị trấn này có khá nhiều khách sạn. Sẽ không mấy khó khăn trong việc tìm chỗ ở đâu. (= Tôi không nghĩ việc tìm chỗ ở là khó khăn)
You should have done something có nghĩa là "Bạn đã không làm điều đó, nhưng đó là một việc nên làm".
Ví dụ:
- It was a great party last night. You should have come. Why didn't you?
(= you didn't come but it would have been good to come)
Bữa tiệc tối qua thật là tuyệt. Lẽ ra bạn nên đến. Tại sao bạn không đến thế?
(= Bạn đã không đến nhưng thật tốt nếu bạn đến)
- I'm feeling sick. I shouldn't have eaten so much chocolate.
(= I eat too much chocolate)
Tôi cảm thấy khó chịu. Lẽ ra tôi đã không nên ăn nhiều sô cô la như vậy.
(= Tôi đã ăn quá nhiều sô cô la)
- I wonder why they're so late. They should have been here an hour ago.
Tôi không biết tại sao họ lại trễ như vậy. Lẽ ra họ nên có mặt ở đây từ nửa giờ rồi.
- She shouldn't have been listening to our conversation. It was private.
Lẽ ra cô ấy không nên lắng nghe câu chuyện của chúng ta. Đó là chuyện riêng mà.
Các ví dụ để so sánh should (do) và should have (do):
- You look tired. You should go to bed now.
Bạn trông có vẻ mệt. Bạn nên đi ngủ ngay đi.
- You went to bed very late last night. You should have gone to bed earlier.
Tối qua bạn đi ngủ trễ quá. Lẽ ra bạn nên đi ngủ sớm hơn.
I- LÝ THUYẾT:
1. Khi nào ta nói 1 vật chuyển động, Cho ví dụ về vật chuyển động, ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Cho ví dụ về cđđ và cđkđ.
2. Công thức tính vận tốc, vận tốc trung bình, đơn vị thường dùng của vận tốc là gì?
3. Cách đổi đơn vị vận tốc từ km/h =>m/s và ngược lại -Nói v ôtô = 40km/ h có nghĩa gì ?
4. Hai lực cân bằng là gì? Biểu diễn 2 lực cân bằng tác dụng vào 1 vật
5. Các loại Fms. Cho ví dụ về các trường hợp xuất hiện các loại lực ma sát mà em đã được học.
7. Nêu 3 yếu tố của lực.
8. Công thức tính áp suất. Đơn vị thường dùng của áp suất?
9. Công thức tính áp suất chất lỏng. Công thức tính lực đẩy Ac-si- met
10. Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong chất lỏng. Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si –met khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng
11. Cho ví dụ về sự tồn tại ASCL, ASKQ, lực đẩy Ac-si-met