Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Nhat Long Nguyen
Xem chi tiết
Bùi Minh Đào
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
Queen
Xem chi tiết
nami
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 7 2021 lúc 18:51

Em tham khảo dàn ý nhé:

Mở bài 

- Giới thiệu bài thơ Nhớ rừng và tác giả Thế Lữ

- Dẫn dắt vào vấn đề: phân tích 2 đoạn thơ đầu Nhớ rừng để thấy được tư tưởng của bài thơ.

Thân bài

Khái quát chung

- Xuất xứ: Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ sáng tác vào nãm 1934, lần đầu đăng báo, sau được n trong tập “Mấy vần thơ”( 1935).

- Chủ đề: Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng của con người bị giam cầm, nô lệ.

- Bài thơ đã khơi dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khát tự do của con người Việt Nam khi cang bị ngoại bang thống trị.

- Khổ thơ 1: Niềm uất hận của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt làm thú mua vui

Gặm một khối căm hờnNằm dài trông ngày tháng dần qua Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ….Tâm trạng căm hờn, uất hận và nỗi ngao ngán trong cảnh tù hãmTâm trạng chán ghét cuộc sống hiện tại (tầm thường, giả dối…) 

- Khổ thơ 2: Hồi tưởng lại những ngày làm chúa tể oai hùng trong chốn giang sơn hoang dã

Bóng cả, cây giàTiếng gió gào ngàn, giọng buồn thét núiThét khúc trường ca dữ dộiBước chân dõng dạc, đường hoàngLượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàngVờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc

->Vẻ đẹp mãnh liệt, oai hùng của chúa rừng giữa thiên nhiên hoang dã.

==> Một sự tự tại, dáng vẻ vô cùng đẹp đẽ trong thế giới hoang dã đại ngàn…….

Nhận xét:

- Hình ảnh con hổ trong đoạn thơ đã tái hiện thật sâu sắc hiện thực của dân tộc với bao tâm tư của người dân Việt.

- Không chỉ là tiếng lòng của con hổ, mà ở đó ta thấy rõ nỗi căm ghét, u uất cảnh đời nô lệ của người dân Việt Nam nhưng vẫn son sắt, thủy chung với giống nòi, non nước.

Kết bài

- Nêu cảm nhận chung của em về 2 đoạn thơ

- Có thể mở rộng vấn đề bằng những suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân.

InLove NamNot
Xem chi tiết
Ngọc kem
Xem chi tiết
︵✰Ah
8 tháng 2 2021 lúc 20:25

 Mình nghĩ 12 câu không đủ để phân tích 7 câu thơ đầu đâu !!

Tình đồng chí, đồng đội cao quý, trong sáng mà không kém phần thiêng liêng của những người lính được tác giả Chính Hữu tái hiện đầy sinh động trong bài thơ Đồng chí. Trong bảy câu thơ mở đầu, tác giả đã nói về nguồn gốc xuất thân của những người lính. Họ vốn là những con người hoàn toàn xa lạ nhưng lại gắn kết với nhau bởi chiến tranh, cùng chung lí tưởng đó chính là đấu tranh cho độc lập, cho tự do.

“Quê hương anh nước mặn đồng chua”

“Nước mặn đồng chua” là vùng đất bị nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, là những vùng đất khó trồng trọt. Từ đặc điểm về tự nhiên ta có thể xã định những người lính này đến từ miền Trung, miền Nam của tổ quốc.

“Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Còn “đất cày lên sỏi đá” nói về sự cằn cỗi, tiêu điều của đất đai, đặc điểm này gợi cho ta liên tưởng đến những vùng trung du miền núi Bắc bộ.

Đặc điểm chung của những người lính này là họ đều đến từ những vùng quê nghèo trên khắp cả nước. Trước khi trở thành những người đồng đội họ hoàn toàn xa lạ, không hề quen biết, nhưng họ lại có chung một lí tưởng. Họ đi theo tiếng gọi của tổ quốc mà trở thành những người tri kỉ, những người bạn thân thiết mà theo cách định nghĩa của Chính Hữu thì họ đã trở thành những người tri kỉ.

Những người lính đã sát cánh bên nhau cùng chiến đấu, cùng giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn. Hai tiếng “Đồng chí” vang lên cuối khổ thơ thứ nhất như lời khẳng định về sự gắn bó trong tình cảm, về sự thiêng liêng của mối quan hệ.

Như vậy, qua bảy câu thơ đầu tiên, Chính Hữu đã xác lập được cơ sở của tình đồng đội, đồng chí, làm cơ sở cho sự phát triển tình đồng chí ở những khổ thơ sau đó.

Mai Bảo Lâm
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
12 tháng 12 2020 lúc 19:28

Tham khảo nhé !

Cơ sở hình thành tình đồng chí đã được tác giả làm rõ trong bảy câu thơ đầu của bài. Tình đồng chí bắt nguồn trước hết là từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó của anh và tôi. Dù quê anh hay quê tôi ,đó cũng là những mảnh đất cằn cỗi và chúng ta lớn lên trong gian khó như vậy. Vì điều đó nên họ có được sự thấu hiểu, thông cảm dành cho hoàn cảnh của nhau. Yếu tố xuất thân trở thành nền tảng gắn kết người xa lạ đến bên nhau và gia nhập hàng ngũ Cách mạng. Vì họ cùng chung nhiệm vụ "súng bên súng, đầu sát bên đầu" nên họ có được những điểm chung trong lí tưởng . TÌnh cảm ấy đã nảy nở và bền chặt ngay cả trong những gian lao, khó khăn. Người nông dân áo vải kết thành người đồng chí, đồng đội, tri kỉ trong năm tháng chiến tranh khắc nghiệt. Sau những cơ sở, những lí giải ,ta bắt gặp hai tiếng thơ thấm đẫm tình cảm: Đồng chí! Hai tiếng thơ kết tinh và ngưng tụ của tình cảm làm ta vô cùng thấm thía, vô cùng thấu hiểu. Nó cũng là bản lề khép lại, khẳng định vẻ đẹp và sự gắn bó của tình cảm.