Dựa vào biểu đồ tròn, trong tập bản đồ địa lí 8, nhận xét sự phân bố dân cư Châu Á. Giải thích ?
Dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng 1 trang 24 trong quyển tập bản đồ địa lí tự nhiên đại cương. Hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các đường đẳng nhiệt trên đất nước Việt Nam.
Dựa vào lược đồ hình 6.1 và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á?
- Dân cư phân bố không đều.
+ Dân cư tập trung đông (trên 100 người/km^2) ở vùng ven biển của Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan, Một số đảo của In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
+ Trong nội địa và ở các đảo dân cư tập trung ít hơn.
- Nguyên nhân do vùng ven biển thường có các đồng bằng với những điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống và phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng các làng mạc, thành phố.
- Về mật độ: ĐBSCL thấp hơn so với ĐBSH
- Về phân bố: ĐBSCL không đều giữa các khu vực, các tỉnh.
- Về phân hoá: ĐBSCL: Mật độ cao nhất ở dọc sông Tiền, sông Hậu; thưa thớt ở phía tây bắc (Đồng Tháp Mười), tây nam (Hà Tiên) và đông nam (bán đảo Cà Mau).
Cho bảng số liệu sau:
Sự phân bố dân cư giữa các châu lục giai đoạn 1650 - 2000
a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự phân bố dân cư giữa các châu lục giai đoạn 1650 - 2000.
b) Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng dân cư theo các châu lục. Giải thích.
a) Biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự phân bố dân cư giữa các châu lục giai đoạn 1650 - 2000
b) Nhận xét và giải thích
Trong giai đoạn 1650 - 2000 giữa các châu lục có sự thay đổi trong bức tranh phân bố dân cư:
- Số dân châu Á là đông nhất, vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có tốc độ gia tăng tự nhiên cao và ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.
- Dân số châu Âu tương đối ổn định trong thời gian giữa thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII, sau đó dân số tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số, rồi bắt đầu giảm đột ngột, một phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương, nhưng chủ yếu vì mức gia tăng giảm liên tục cho đến nay.
- Dân số châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỉ XVII cho tới giữa thế kỉ XIX liên quan tới các dòng xuất cư sang châu Mĩ, từ cuối thế kỉ XIX đến năm 2000, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao.
- Dân số châu Mĩ tăng lên đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tục từ châu Phi và châu Âu. Riêng châu Đại Dương, số dân rất nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu tới.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ
HƯỚNG DẪN
a) Khái quát chung: các tỉnh, vị trí địa lí, diện tích, dân số.
b) Nhận xét
- Mật độ dân số cao so với cả nước và các vùng khác: Cao hơn mức trung bình của cả nước, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng.
- Phân bố không đều theo lãnh thổ:
+ Trong toàn vùng: phía bắc có mật độ dân số thấp, phía nam có mật độ dân số cao.
+ Trong từng tỉnh: không đều giữa phía bắc và nam của Tây Ninh, giữa phía đông và tây của Đồng Nai, Bình Phước...
- Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn: các đô thị có mật độ dân số rất cao, ở nông thôn có mật độ dân số thấp.
- Phân hoá tây bắc - đông nam: Ở Tây Bắc giáp với Tây Nguyên và Campuchia có mật độ thấp hơn nhiều so với ở Tây Nam, giáp với Đồng bằng sông Cửu Long và Biển Đông.
c) Giải thích
- Mật độ dân số cao do có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, nguồn nước, khoáng sản...); kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển, thu hút đầu tư...).
- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư (vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội) không giống nhau trong vùng cũng như trong từng tỉnh.
+ Phía tây bắc của vùng có vị trí địa lí hạn chế hơn, địa hình cao hơn, sản xuất chủ yếu là nông, lâm nghiệp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế. Phía đông nam có vị trí địa lí thuận lợi hơn, địa hình thấp và bằng phẳng hơn, sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng phát triển.
+ Trong mỗi tỉnh: Lấy ví dụ một tỉnh, chẳng hạn Tây Ninh, phía bắc ở xa các trung tâm của vùng, xa trục đường giao thông lớn, địa hình bị chia cắt, nguồn nước hạn chế, chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm...; phía nam gần với trục đường giao thông, gần các đô thị lớn của vùng, công nghiệp phát triển...
- Các đô thị là nơi tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, trình độ phát triển cao hơn, mật độ dân số cao. Ở nông thôn chủ yếu phát triển cây công nghiệp trên một diện tích rộng, mật dộ dân số thấp hơn nhiều...
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ.
HƯỚNG DẪN
a) Khái quát chung về Bắc Trung Bộ
- Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi Bạch Mã.
- Diện tích, dân số.
b) Nhận xét
- Mật độ dân số: Ở mức trung bình so với các vùng khác trong cả nước (khoảng 100 - 200 người/km2).
- Dân cư phân bố không đều (giữa khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng, giữa đồi và núi, giữa các đồng bằng với nhau, giữa thành thị và nông thôn, trong phạm vi một tỉnh).
- Phân hoá thành hai vùng rõ rệt:
+ Khu vực dân cư đông đúc nhất: Đồng bằng ven biển (501 - 1000 người/km2).
+ Khu vực dân cư thưa thớt nhất: Đồi núi phía tây (nhiều nơi mật độ dưới 50 người/km2).
c) Giải thích
- Phân bố dân cư của Bắc Trung Bộ là kết quả tác động của nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư là trình độ phát triển và tính chất nền kinh tế. Cụ thể:
+ Do trình độ phát triển kinh tế của vùng ở mức trung bình so với các vùng khác nên mật độ dân số không cao.
+ Trong nội bộ vùng, khu vực đồng bằng ven biển (phía đông) có nền kinh tế phát triển nhất: phát triển cây lương thực, thực phẩm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; phát triển công nghiệp (các trung tâm và các điểm công nghiệp như Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Huế...). Vì thế, ở đây có mật độ dân số cao nhất.
- Ngoài ra, còn phải kể đến nhân tố tự nhiên như địa hình, đất đai. Khu vực đồi núi phía tây là địa hình núi hiểm trở; đất đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu... kinh tế chậm phát triến. Vì thế, dân cư ở đây rất thưa thớt.
Tham khảo
a) Khái quát chung về Bắc Trung Bộ
- Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi Bạch Mã.
- Diện tích, dân số.
b) Nhận xét
- Mật độ dân số: Ở mức trung bình so với các vùng khác trong cả nước (khoảng 100 - 200 người/km2).
- Dân cư phân bố không đều (giữa khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng, giữa đồi và núi, giữa các đồng bằng với nhau, giữa thành thị và nông thôn, trong phạm vi một tỉnh).
- Phân hoá thành hai vùng rõ rệt:
+ Khu vực dân cư đông đúc nhất: Đồng bằng ven biển (501 - 1000 người/km2).
+ Khu vực dân cư thưa thớt nhất: Đồi núi phía tây (nhiều nơi mật độ dưới 50 người/km2).
c) Giải thích
- Phân bố dân cư của Bắc Trung Bộ là kết quả tác động của nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư là trình độ phát triển và tính chất nền kinh tế. Cụ thể:
+ Do trình độ phát triển kinh tế của vùng ở mức trung bình so với các vùng khác nên mật độ dân số không cao.
+ Trong nội bộ vùng, khu vực đồng bằng ven biển (phía đông) có nền kinh tế phát triển nhất: phát triển cây lương thực, thực phẩm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; phát triển công nghiệp (các trung tâm và các điểm công nghiệp như Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Huế...). Vì thế, ở đây có mật độ dân số cao nhất.
- Ngoài ra, còn phải kể đến nhân tố tự nhiên như địa hình, đất đai. Khu vực đồi núi phía tây là địa hình núi hiểm trở; đất đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu... kinh tế chậm phát triến. Vì thế, dân cư ở đây rất thưa thớt.
Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á ,SGK Địa Lí 10, cho biết cho biết dân cư Châu Á tập trung chủ yếu ở các khu vực nào.
A. Trung tâm châu Á.
B. Tây Á và Tây Nam Á.
C. Bắc Á và Đông Bắc Á.
D. Đông Á và Nam Á
D. Đông Á và Nam Á
Giải thích : Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á, SGK/12 Địa Lí 10. Ta thấy dân cư tập trung chủ yếu ở các khu vực phía Đông Á (Đông Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…) và Nam Á (Ấn Độ),…
Đáp án: D
Giải thích : Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á, SGK/12 Địa Lí 10. Ta thấy dân cư tập trung chủ yếu ở các khu vực phía Đông Á (Đông Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…) và Nam Á (Ấn Độ),…
Đáp án: D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long.
HƯỚNG DẪN
a) Nhận xét
- Mật độ cao, phân bố không đều.
- Phân hoá:
+ Nội vùng: trung tâm dọc sông Tiền, Hậu với Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam.
+ Giữa các tỉnh và trong một tỉnh, giữa thành thị và nông thôn...
b) Giải thích: Chịu tác động của nhiều nhân tố (tự nhiên, kinh tế - xã hội).
Tham khảo
- Khái quát chung về Đồng bằng sông Hồng.
- Mật độ dân số cao nhất nước ta.
+ Trung bình trên 1.000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao (dẫn chứng).
+ Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đât đai, khí hậu, nguồn nước,...), có lịch sử khai thác lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước.
- Phân bố dân cư không đều.
+ Trong toàn vùng:
· Dân cư lập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1.001 - 2.000 người/km2 (dẫn chứng), mật độ thấp (501 - 1000 người/km2) ở vùng rìa đồng bằng phía bắc, đông bắc và tây nam (dẫn chứng).
· Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, về mức độ đô thị hoá.
+ Giữa đô thị và nông thôn:
· Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng). Tỉ lệ thị dân thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước.
· Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống, vẫn đảm bảo cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh ở nông thôn cao hơn đô thị), một số nguyên nhân khác.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng.
- Khái quát chung về Đồng bằng sông Hồng.
- Mật độ dân số cao nhất nước ta.
+ Trung bình trên 1.000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao (dẫn chứng).
+ Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đât đai, khí hậu, nguồn nước,...), có lịch sử khai thác lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước.
- Phân bố dân cư không đều.
+ Trong toàn vùng:
· Dân cư lập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1.001 - 2.000 người/km2 (dẫn chứng), mật độ thấp (501 - 1000 người/km2) ở vùng rìa đồng bằng phía bắc, đông bắc và tây nam (dẫn chứng).
· Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, về mức độ đô thị hoá.
+ Giữa đô thị và nông thôn:
· Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng). Tỉ lệ thị dân thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước.
· Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống, vẫn đảm bảo cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh ở nông thôn cao hơn đô thị), một số nguyên nhân khác.
Tham khảo
- Khái quát chung về Đồng bằng sông Hồng.
- Mật độ dân số cao nhất nước ta.
+ Trung bình trên 1.000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao (dẫn chứng).
+ Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đât đai, khí hậu, nguồn nước,...), có lịch sử khai thác lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước.
- Phân bố dân cư không đều.
+ Trong toàn vùng:
· Dân cư lập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1.001 - 2.000 người/km2 (dẫn chứng), mật độ thấp (501 - 1000 người/km2) ở vùng rìa đồng bằng phía bắc, đông bắc và tây nam (dẫn chứng).
· Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, về mức độ đô thị hoá.
+ Giữa đô thị và nông thôn:
· Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng). Tỉ lệ thị dân thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước.
· Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống, vẫn đảm bảo cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh ở nông thôn cao hơn đô thị), một số nguyên nhân khác.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
HƯỚNG DẪN
a) Nhận xét
- Mật độ dân số vào loại thấp nhất so với cả nước.
- Phân bố chênh lệch
+ Chênh lệch giữa vùng núi với trung du: vùng núi có mật độ dân số thấp, trung du có mật độ dân số cao hơn.
+ Chênh lệch ngay trong mỗi vùng: Núi cao có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với vùng núi thấp và núi trung bình; vùng trung du gần đồng bằng Bắc Bộ (ví dụ: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình...) và kề biển (ví dụ một số nơi ở Quảng Ninh) có mật độ dân số cao hơn nơi gần kề với vùng núi.
+ Chênh lệch giữa khu vực Tây Bắc và khu vực Đông Bắc.
+ Chênh lệch trong từng tỉnh.
- Phân hoá rõ giữa:
+ Tây Bắc và Đông Bắc.
+ Trung du và miền núi.
+ Nơi kề với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại.
b) Giải thích
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
+ Những khu vực kinh tế phát triển thường là khu vực dân cư tập trung cao.
+ Những khu vực kinh tế chưa phát triển thì ngược lại.
- Điều kiện tự nhiên
+ Các khu vực núi cao: điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, bị cắt xẻ mạnh, mức độ tập trung dân cư thấp.
+ Các khu vực thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có nhiều mặt bằng tương đối rộng, các ngã ba sông... mức độ tập trung dân cư cao hơn.
Tham khảo
a) Đặc điếm phân bố
- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
- Sự phân bố dân cư không đồng đều:
+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thấp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.
· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.
· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.
· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.
· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...
· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...
· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.
· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).
+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:
· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).
· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.
b) Giải thích
- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:
+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).
+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.
- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.
- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.