Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 8 2018 lúc 13:51

- Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không ngừng giảm: thấp hơn khu vực dịch vụ (từ năm 1992), rồi thấp hơn công nghiệp và xây dựng (từ nám 1994) và đến năm 2002 chỉ còn hơn 20%, chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng đã táng lên nhanh nhất, chứng tỏ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển.

- Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90. Nhưng sau đó, tỉ trọng của khu vực này giảm rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu nhất do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vào cuối năm 1997, các hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm.

Trần Phương Anh
29 tháng 10 2021 lúc 20:38

* Nhận xét:

- Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa:

+ Nông –lâm-ngư nghiệp giảm nhanh từ 38,7% (1990) xuống 23% (2002), giảm 15,7%.

+ Công nghiệp –xây dựng tăng nhanh từ 22,7% (1990) lên 38,5% (2002), tăng 15,8%.

+ Dịch vụ luôn đạt tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu (trừ năm 1991) và có sự biến động: giai đoạn đầu (1990 -1995) khá nhanh từ 38,6% lên 44%; giai đoạn sau lại giảm liên tục xuống còn 38,5% (năm 2002).

* Xu hướng thay đổi tỉ trọng thành phần thể hiện rõ nhất ở khu vực công nghiệp – xây dựng

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ngọc Lan
5 tháng 6 2017 lúc 14:38

Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không ngừng giảm: thấp hơn khu vực dịch vụ (từ năm 1992), rồi thấp hơn công nghiệp và xây dựng (từ nám 1994) và đến năm 2002 chỉ còn hơn 20%, chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng đã táng lên nhanh nhất, chứng tỏ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển.

- Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90. Nhưng sau đó, tỉ trọng của khu vực này giảm rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu nhất do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vào cuối năm 1997, các hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm.

Nhật Linh
5 tháng 6 2017 lúc 14:38

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lành thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyên dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.

Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 12 2018 lúc 6:51

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm

 - Tính qui mô  ( r 1985 , r 1995 , r 2004 ) :

r 1985 = 1 , 0   đvbk

r 1995 = 697 , 6 239 , 0 = 1 , 7   đvbk

r 2004 = 1649 , 3 239 , 0 = 2 , 6   đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc, năm 1985, năm 1995 và năm 2004

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Giai đoạn 1985 - 2004:

- Về quy mô:

+ Tổng giá trị GDP của Trung Quốc tăng liên tục từ 239,0 tỉ USD (năm 1985) lên 1649,3 tỉ USD (năm 2004), tăng 1410,3 tỉ USD (tăng gấp 6,9 lần).

+ Giá trị GDP của các khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau:

• Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất (tăng gấp 8,7 lần), tiếp đến là khu vực dịch vụ (tăng gấp 7,6 lần). Đây cũng là hai khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị GDP của Trung Quốc.

+ Công nghiệp và xây dựng có giá trị GDP cao nhất, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (dẫn chứng).

+ Sự tăng trưởng GDP của các khu vực kinh tế không đều qua các giai đoạn (dãn chứng).

Về cơ cấu:

+ Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2004, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng, tiếp đến là khu vực dịch vụ và thấp nhất là khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng:

Ÿ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 28,4% (năm 1985) xuống còn 14,5% (năm 2004), giảm 13,9%.

Ÿ Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 40,3% (năm 1985) lên 50,9% (năm 2004), tăng 10,6%.

Ÿ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng, nhưng còn chậm từ 31,3% (năm 1985) lên 34,6% (năm 2004), tăng 3,3%.

* Giải thích

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế của thế giới là do:

- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng giá trị tổng GDP của Trung Quốc.

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chính sách đổi mới và kết quả của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra giá trị lớn dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 3 2019 lúc 16:08

Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta, trong giai đoạn 2000 – 2014.

Chọn: C.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 8 2017 lúc 8:25

Hướng dẫn: Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài => Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế nước ta, giai đoạn 2010-2014.

Chọn: C

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 9 2017 lúc 10:15

   - Biểu đồ miền:

Đề kiểm tra Địa Lí 11 | Đề thi Địa Lí 11

   - Nhận xét:

      + Cơ cấu lao động của ba khu vực kinh tế Ô-xtrây-li-a thay đổi.

      + Cao nhất là khu vực III và tăng.

      + Thấp nhất là khu vực I và giảm.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 8 2017 lúc 12:59

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được thể hiện rõ rệt: hình thành các vùng động lực kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn

=> Chọn đáp án A

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 1 2018 lúc 9:51

Đáp án A

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được thể hiện rõ rệt, đó là các vùng chuyên canh nông nghiệp được phát triển

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 9 2019 lúc 12:51

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào biểu đồ “Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế” (trang 15) và biểu đồ “Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế” (trang 17) để phân tích mối quan hệ.

- Tỉ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng, dịch vụ tăng. Tương ứng, tỉ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ giảm.

- Tỉ trọng lao động và GDP của khu vực nông, lâm, ngư giảm tương ứng. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng giảm chậm, trong khi tỉ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng nhanh chứng tỏ đây là khu vực có năng suất lao động cao. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng, nhưng tỉ trọng GDP giảm chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực này chưa cao.