Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 6 2019 lúc 5:32

a, Chủ đề truyện:

- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động

- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều

- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:

     + Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”

     + Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần

- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”

b, Ba phần của truyện:

- Mở bài : Câu đầu tiên

- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”

- Kết bài : phần còn lại

c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.

- Khác nhau ở chủ đề:

     + Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y

     + Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực

d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:

- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”

- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan

Bình luận (0)
Đang Thuy Duyen
Xem chi tiết
Phuong Truc
28 tháng 9 2016 lúc 20:34
Truyện chế giễu tên quan cận thần tham lam đồng thời biểu dương sự thông minh, nhanh trí của người nông dân.- Sự đề nghị của người nông dân về phần thưởng thể hiện rõ chủ đề của truyện: "Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi."



Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/document/434129-tiet-14-chu-de-va-dan-bai-cua-bai-van-tu-su.htm

Bình luận (0)
Vương Thị Ngọc Linh
Xem chi tiết
Luân Trần
19 tháng 9 2017 lúc 15:50

- Hai truyện đều có 3 phần bố cục.
- Khác nhau về chủ đề.
+ Ca ngợi y đức, lòng thương người của Tuệ Tĩnh.
+ Biểu dương người nông dân.
+ Chế giễu lũ quan lại.

Bình luận (0)
Trà Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 20:50

- Chủ đề: Lời nói, tâm trạng, cảm xúc của Thuý Kiều khi thuyết phục Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng.

- Vai trò của VB Trao duyên: Nếu xem chủ đề chung của Truyện Kiều là tiếng kêu đau thương về cuộc đời ba chìm bảy nổi của nàng Kiểu thì Trao duyên là tiếng kêu trước nỗi đau đầu đời của nàng. Nỗi đau này kéo theo nhiều nỗi đau khác trong suốt mười lăm năm lưu lạc của Kiều.

Bình luận (0)
Anh Duong Pham
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 11 2019 lúc 16:10

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 12 2019 lúc 7:50

- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

   + Rừng cọ trập trùng

- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

   + Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

   + Căn nhà núp dưới lá cọ

   + Trường học khuất trong rừng cọ

   + Đi trong rừng cọ

- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 8 2019 lúc 8:22

a, Toàn bộ sự việc kể trên xoay quanh việc chia tay của hai anh em, trong đó trọng tâm là việc chia đồ chơi, cụ thể là chia hai con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ

- Sự chia tay của những con búp bê xuyên suốt các đoạn của tác phẩm, Thành và Thủy buộc phải chia tay và chia đồ chơi

b, Chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất.

- Hai anh em Thành Thủy phải chia tay, những con búp bê không chi tay, giống như tình cảm của hai anh em mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt được → Đó là mạch lạc của văn bản

c, Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ về thời gian, liên hệ tâm lí , liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản); liên hệ không gian (ở nhà, ở trường)

→ Những mối liên hệ giữa các đoạn tự nhiên và hợp lý

Bình luận (0)