Những câu hỏi liên quan
baobinh
Xem chi tiết
Sontung mtp
17 tháng 9 2018 lúc 17:38

“Nhiều người cho rằng, Thủy Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa nước lũ, còn Sơn Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa tinh thần, ý chí, khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân.

Không hoàn toàn như vậy, Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lí tưởng đã kết hợp, hòa lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang của các vua Hùng.

Cơn giận lưu niên “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” của Thủy Tinh là sự phản ánh và lí giải vô cùng độc đáo, tài tình hiện tượng bão lụt hàng năm (mang tính chu kì) của thiên nhiên và hiện tượng ghen tuông dai dẳng của con người.

Chi tiết Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiều Sơn Tịnh cũng dâng núi Tản Viền cao lên bấy nhiều thật nên thơ và độc đáo. Đó là ước mơ nhưng đồng thời cũng có nhiều tính hiện thực. Bởi vi trừ nạn hồng thủy ra, không có trận lụt nào có thể dâng nước lên cao hơn núi Ba Vì. Nếu không như vậy thì làm sao người Việt có thể tồn tại được đến ngày nay?”

Bình luận (0)
Sontung mtp
17 tháng 9 2018 lúc 17:28

Trong những truyện thần thoại đã đọc, em rất thích truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bởi sự cuốn hút, hấp dẫn lạ thường của nó. Truyện mượn thần thánh để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ và gửi gắm vào đó ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

   Cách đây mấy ngàn năm, khi tổ tiên người Việt từ vùng rừng núi chuyển xuống sinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ thì năm nào cũng gặp phải một trong những thiên tai đáng sợ là nạn lụt. Nạn lụt do nước lũ từ các con sông, chủ yếu là sông Hồng, sông Đà gây ra. Để bảo vệ thành quả lao động của mình, nhân dân ta đã dũng cảm, mưu trí, bền bỉ tìm cách chống lụt. Việc đắp đê ngăn nước chính là biểu hiện của tinh thần đó.

   Từ chuyện chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng và đời sống, người xưa đã tưởng tượng thành một câu chuyện với nhiều tình tiết li kì : Hai vị thần cùng muốn cưới một công chúa xinh đẹp làm vợ ; rồi người được vợ, kẻ không được vợ, dẫn đến cuộc giao tranh dữ dội. Cuối cùng, bên thắng, bên thua. Kẻ thua cuộc ôm lòng thù hận khôn nguôi, hằng năm vẫn gây sự đánh trả.

   Thực tế là hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ, cứ đến mùa mưa bão là nước dâng to, nhưng chưa bao giờ làm ngập nổi núi đồi. Cuối mùa lũ, nước rút đi, sông suối trở lại hiền hòa. Người xưa cho rằng đó là Thần Nước đánh nhau với Thần Núi để giành lại Mị Nương ... Quả là trí tưởng tượng của họ vô cùng phong phú và bay bổng.

   Truyện có hai nhân vật : Sơn Tinh - chúa tể của vùng non cao và Thủy Tinh - chúa tể của vùng nước thẳm. Cả hai đều có tài năng phi thường. Sơn Tinh vẫy tay về phía đông, phía đông nổi lên cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây lập tức hiện ra những dãy núi đồi. Thủy Tinh gọi gió, gió tới ; hô mưa, mưa về. Cả hai vị thần đều tài giỏi. Điều ấy khiến nhà vua băn khoăn không biêt chọn ai, đành ra điều kiện : Ngày mai, nếu ai mang lễ vật đến sớm thì được cưới Mị Nương.

   Ngay trong truyện thách cưới, có lẽ ý nhà vua đã nghiêng về phía Sơn Tinh. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chính hồng mao. Rồi trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng ... Tất cả đều là sản vật của đồng ruộng, núi rừng. Vì vậy, kẻ thắng cuộc tất nhiên phải là Sơn Tinh. Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, cưới được Mị Nương và đưa nàng về núi Tản Viên. Sơn Tinh thật xứng đôi với nàng công chúa xinh đẹp.

   Không cưới được Mị Nương, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận. Chàng phô bày hết sức mạnh tàn bạo của mình trong cuộc giao tranh với Sơn Tinh. Gió bão rung chuyển cả đất trời. Mưa làm nước sông hồ dâng lên cuồn cuộn, ngập tràn đồng ruộng, mùa màng, cuốn phăng cây cối, nhà cửa, súc vật. Nước dâng lên sườn đồi, sườn núi làm trốc cây, lở đá ... Thủy Tinh muốn nhấn chìm đỉnh núi để tiêu diệt Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương.

   Nhưng Sơn Tinh cũng trổ hết tài bốc đồi, dời núi, dựng thành ngăn nước. Nước dâng cao bao nhiêu, núi đồi cao lên bấy nhiêu. Suốt mấy tháng trời, cuộc tấn công của Thủy Tinh thật là dữ dội : giông bão, sấm chớp, mưa như trút nước, đồng ruộng hóa thành sông, sông thành biển cả. Ấy vậy nhưng Sơn Tinh không hề nao núng, vẫn bình tĩnh, sáng suốt chống trả một cách quyết liệt và thắng lợi. Cuối cùng kiệt sức, Thủy Tinh phải rút lui.

   Cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ. Nhưng Thủy Tinh dù phép thuật cao cường vẫn phải khuất phục trước Sơn Tinh dũng mãnh và mưu trí. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo, hoang đường về Sơn Tinh, Thủy Tinh và khí thế hào hùng của cuộc giao tranh giữa hai vị thần thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa.

   Cuộc giao tranh không chỉ xảy ra một lần mà nhiều lần, năm nào cũng vậy. Nhưng kết cục thì không thay đổi : thần Núi chiến thắng thần Nước. Mị Nương vẫn sống hạnh phúc bên Sơn Tinh trên đỉnh Tản Viên cao vòi vọi. Thủy Tinh không sao giành lại được nàng.

   Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật hoàn toàn tưởng tượng nhưng lại có ý nghĩa rất thực vì đã khái quát được hiện tượng lũ lụt, đồng thời phản ánh những kì công trong sự nghiệp dựng nước của nhân dân ta dưới triều đại các vua Hùng.

   Tất cả những chi tiết kì ảo trên đều nhằm để giải thích hiện tượng lũ lụt và việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một chi tiết quan trọng là Sơn Tinh dựng thành ngăn nước. Đó là công việc đắp thành bằng đất của con người - khởi đầu cho những con đê lớn sau này chạy suốt hai bờ những con sông lớn để ngăn lũ. Người xưa để cho Sơn Tinh thắng Thủy Tinh là gửi gắm vào đó ước mơ có được sức mạnh thần kì để chế ngự được nạn lũ lụt - một tai họa lớn của con người.

   Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có giá trị nội dung và nghệ thuật rất đặc sắc.

   Thủy Tinh là hiện tượng mưa gió, bão lụt ghê gớm hằng năm đã được hình tượng hóa thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh.

   Sơn Tinh là hiện thân của người dân Việt cổ cần cù đắp đê phòng chống lũ lụ, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy cho đến nay vẫn được tiếp tục phát huy mạnh mẽ.

   Ước mơ xưa giờ đây đã thành hiện thực. Những công trình thủy lợi lớn như hệ thống đê điều, mương máng, những hồ nước, đập nước điều hòa dòng chảy của sông Đà, sông Hồng đã thực sự chế ngự được sức tàn phá ghê gớm của nước lũ. Hạt lúa, củ khoai do bà con nông dân đổ mồ hôi làm ra đã được bảo vệ. Ngày nay, con cháu của Sơn Tinh đã và đang thực hiện ước mơ của tổ tiên ngày trước.

   Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nạn phá rừng, cháy rừng diễn ra rất nghiêm trọng trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sinh thái, môi trường của đất nước ta. Hiện tượng thiên tai lũ lụt xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng, phần lớn nguyên nhân là do cháy rừng, phá rừng.

   Mất rừng, Sơn Tinh sẽ mất hết sức lực và phép lạ, làm sao chống chọi được với Thủy Tinh ?!

   Nhà nước ta hiện nay đang có chủ trương vận động nhân dân tích cực xây dựng, củng cố đê điều ; nghiêm cấm nạn phá rừng, đi đôi với việc trồng thêm hàng triệu hecta rừng phủ xanh đất trồng, đồi trọc. Đây là chủ trương đúng đắn và hợp lí, được mọi người đồng tình.

   Chẳng lẽ Sơn Tinh lại thua Thủy Tinh ? Chuyện xảy ra từ ngàn xưa nhưng vẫn là bài học thiết thực trong cuộc sống hôm nay, cháu con cần ghi nhớ.

Bình luận (0)
baobinh
17 tháng 9 2018 lúc 17:30

ỦA KÊU ĐOẠN VĂN MÀ CHỨ ĐÂU PHẢI BÀI VĂN

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Xem chi tiết
Không Tên
22 tháng 9 2018 lúc 23:18

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

Bình luận (0)
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
22 tháng 9 2018 lúc 21:49

Hãy kể lại truyện' Sơn Tinh, Thủy Tinh " bằng lời văn của em 

Đời Hùng Vương thứ 18 có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, công dung ngôn hạnh, tài sắc vẹn toàn tên là Mị Nương. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Cuộc thi kén rể được loan tin khắp nơi trên mọi vùng miền xứ sở. Vì danh tiếng công chúa xinh đẹp tài sắc mà rất nhiều chàng trai đến cầu hôn công chúa. Nổi bật trong số đó, có hai người con trai là cường tráng, có tài và chí khí ngút trời hơn cả.

Một người là Sơn Tinh – chúa tể vùng non cao, có khả năng dời non lấp bể, hô mây gọi gió. Một người là Thủy Tinh – chúa tể vùng biển, người này cũng có tài hô mưa gọi gió, hô phong hoán vũ, điều khiển được biển trời.

Vua truyền cho hai người con trai này cùng nhau trổ tài, ai tài hơn sẽ được Vua gả Mị Nương cho. Sơn Tinh ra phép chỉ tay đến đâu thì rừng núi mọc lên tới đó, chim muông đầy đàn. Thủy Tinh vẫy tay ra phép thì nước ào ào dâng lên cao, thuồng luồng, ba ba, nổi lên đầy trên mặt nước. Giữa hai con người tài năng khí chất như vậy, vua Hùng và Mị Nương không biết phải chọn ai là xứng đáng trở thành rể vua Hùng.

Băn khoăn mãi, cuối cùng Hùng Vương đưa ra thử thách cho cả hai chàng trai. Hùng Vương nói: “Hai người đều là những người tài giỏi, việc chọn lựa ai trở thành chồng của con gái ta là một điều rất khó khăn. Vì vậy để công bằng cho cả hai, ta sẽ đưa ra thử thách cho hai người bằng cách tìm lễ vật. Ai là người đem lễ vật đến trước sẽ là người chiến thắng và lấy được Mị Nương”.

Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi thì ta sẽ gả con cái cho người đấy.". Sơn Tinh và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Sơn Tinh vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được lễ vật không khó khăn với chàng. Sơn Tinh sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sơn Tình vì có sự thuận lợi hơn nên đã mang được lễ vật đến cầu hôn Mị Nương trước Thủy Tinh. Chàng rước Mị Nương về cưới. Thủy Tinh đến muộn hơn Sơn Tinh, không lấy được vợ phẫn nộ nổi giận đùng đùng. Thủy Tinh quay trở về, không kìm được cơn tức giận đến tìm Sơn Tinh gây chiến đòi lại Mị Nương.

Thủy Tinh mang theo một đoàn quân tinh nhuệ đến đòi vợ, gây chiến với Sơn Tinh. Thủy Tinh ngay tức khắc đuổi theo và kêu gọi binh tướng để đánh Sơn Tinh quyết chiếm lại công chúa Mỵ Nương. Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh diễn ra.

Thủy Tinh nổi giận đùng đùng, hô phong hoán vũ gọi mưa gọi gió để nước tràn vào bờ, ngập lụt khắp nơi, người dân khốn khổ không kể đâu cho hết, muôn nơi sợ hãi Thủy Tinh. Sơn Tinh cũng không kém phần tài năng, Thủy Tinh hô mưa gọi gió đến đâu, Sơn Tinh bốc từng quả đổi, dời từng ngọn núi chắn dòng nước cuồng nộ của Thủy Tinh.

Cuộc chiến gay go diễn ra suốt nhiều ngày nhiều đêm, cuối cùng với sự đoàn kết của người dân và tài năng phép thuật của Sơn Tinh, Sơn Tinh và nhân dân đã chiến thắng Thủy Tinh, đẩy lùi dòng nước. Thủy Tinh thua trận đành rút quân về.

Sơn Tinh bảo vệ được vợ và sự bình yên cho người dân. Tuy nhiên không chấm dứt ở đó, mỗi năm sự giận dữ của Thủy Tinh lại nổi lên, cuộc chiến vẫn không kết thúc. Nhưng nhờ sự đoàn kết của nhân dân, nhờ tài năng của Sơn Tinh mà luôn đẩy lùi được được cơn phẫn nộ sông nước của Thủy Tinh.

Tuy nhiên vì trong lòng vẫn ngậm một nỗi tức giận nên hàng năm cứ đến tháng bảy âm lịch, Thủy Tinh lại trỗi dậy trả thù xưa dâng nước lên cao đánh Sơn Tinh.Chính vì vậy mà hàng năm cứ đến thời gian này, nước ta lại sảy ra lũ lụt và người dân phải ra sức chống bão lũ.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Trâm Anh
22 tháng 9 2018 lúc 21:55

nguyen thanh thuy tien bạn viết sai lỗi chính tả từ 'sảy ra' rồi. Phải là' xảy ra' mới đúng.

Bình luận (0)
Trương Khánh Kinh
Xem chi tiết
Cà Đức Đôi
14 tháng 3 2023 lúc 10:25

Ta là sơn tinh Ta với thủy tinh vì con mụ mị nương mà đã đánh nhau và gây lên nạn lũ lụt hàng năm

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Tâm
14 tháng 3 2023 lúc 10:58

Vào đời Hùng Vương thứ mười tám, nhà vua có một người con xinh đẹp, thùy mị. Tên của nàng là Mị Nương. Vua hết mực yêu thương nên muốn kén cho con người chồng xứng đáng. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người là Sơn Tinh, chúa tể vùng non cao. Một người là Thủy Tinh, chúa vùng nước thẳm. Hai người đều ngang sức ngang tài, khiến nhà vua không biết chọn ai. Sau khi bàn với các chư hầu, vua đưa ra điều kiện ngày mai ai mang lễ vật đến trước sẽ lấy được Mị Nương làm vợ. Lễ vật gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, được rước Mị Nương về làm vợ. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, sức Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Kể từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng lần nào, Thần Nước cũng thua trận.

Bình luận (0)
Ngô Vũ Thanh Huyền
Xem chi tiết
Ngô Vũ Thanh Huyền
4 tháng 2 2018 lúc 11:34

BẰNG TIẾNG VIỆT NHA

Bình luận (0)
[A]ȵȟ•βê•ʠǔá♡
4 tháng 2 2018 lúc 11:36

Tùng, tùng, tùng..., một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.

Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những cánh tay mềm mại quay trái, quay phải. Bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.

“Khoẻ, khoẻ! ”. Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.

Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân Đềchơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co... Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm đầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khoẻ ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hò vang động.

Giờ chơi trôi qua nhanh chống. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh chống trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần Đềchúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Gia Hội
Xem chi tiết
Mizuno Ayumi
3 tháng 10 2018 lúc 14:59

1. Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh ( nội dung câu chuyện)

2. Thân bài: kể chi tiết các sự việc trong truyện

SV1: Vua Hùng kén rể ( kể chi tiết, giới thiêu chung nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh)

SV2: Vua Hùng ra thử thách cho sơn tinh thủy tinh

SV3: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh Thủy Tinh ( nguyên nhân, diễn biến, kết quả)

3.Kết bài:- Nêu ý nghĩa của câu chuyện

               - Nêu cảm nghĩ của em

(Đây là dàn ý cô giáo chữa cho mình đấy. Ko sai đâu. Nhớ k và kb với mình nhé!) 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Gia Hội
3 tháng 10 2018 lúc 16:21

Ý mình không phải ý  này nha bạn! Nhưng cũng cảm ơn bạn nha!! Mình sẽ k cho bạn!!

Bình luận (0)
Nhã Đan 6/8_04 Đỗ Nguyễn
Xem chi tiết
︵✰Ah
17 tháng 11 2021 lúc 19:02

Tham khảo

1. Mở bài

Giới thiệu về truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

2. Thân bài

- Việc kết duyên giữa hai vị thần:
+ Lạc Long Quân thuộc nòi rồng sống dưới nước, có nhiều phép lạ giúp dân trừ yêu diệt quái
+ Âu Cơ thuộc dòng Tiên, xinh đẹp tuyệt trần
-->  Nguồn gốc cao quý

- Việc sinh nở kì lạ:
+ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ta trăm người con
+ 100 người con đẹp đẽ, khôi ngô, lớn nhanh như thổi
-->  Chi tiết tưởng tưởng sáng tạo thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc tiên rồng và mối quan hệ gắn bó của con người Việt Nam.

- Cuộc chia tay:
+ 50 người con theo cha xuống biển
+ 50 người con theo mẹ lên núi
-->  Cùng nhau cai quản các phương.
+ Người con trưởng lên ngôi, lấy hiệu là Hùng Vương.

=> Truyện lí giải nguồn gốc con Rồng cháu Tiên và mối quan hệ gắn bó, đoàn kết của con người Việt Nam.

3. Kết bài

Khái quát đặc sắc nội dung và nghệ thuật truyện.

Bình luận (2)
︵✰Ah
17 tháng 11 2021 lúc 19:02

Tham Khảo này bé 

I. Mở bài

- Giới thiệu thể loại truyền thuyết (khái niệm, khái quát đặc trưng thể loại truyền thuyết…)

- Giới thiệu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể

- Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vì vậy, vua cha muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn, hai người ngang tài ngang sức

   + Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn cát; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi

   + Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về

- Vua Hùng không biết chọn ai nên đưa ra yêu cầu sính lễ và ai mang đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương.

- Lễ vật thách cưới gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi

→ Lễ vật là những thứ khó tìm kiếm, chủ yếu là ở vùng núi, qua đó, cho thấy sự ưu ái của nhân dân đối với thần núi

2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nguyên nhân: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi đánh Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương

- Diễn biến:

   + Thủy Tinh: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn, nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước

   + Sơn Tinh: bóc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ

- Kết quả: Thủy Tinh thua trận, đành phải rút quân

→ Sơn Tinh là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và ước muốn chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

3. Cuộc trả thù hằng năm của Tinh

Hằng năm, Thủy Tinh dân nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại, đành phải rút quân về

→ Khẳng định sức mạnh và niềm tin chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

   + Nghệ thuật: xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo; cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn

- Cảm nhận của bản thân về văn bản, liên hệ với vấn đề thủy lợi, củng cố đê diều trong giai đoạn hiện nay

Bình luận (3)
Lê Vĩnh đức
17 tháng 11 2021 lúc 19:46

Trước khi phân tích chúng ta

Tóm tắt chúng lại đã

   Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ

- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh

 Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước

→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta

- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất .

→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai ,bão lũ

 

Luận điểm 1: Cuộc kén rể của vua Hùng và lời giải thích về hiện tượng lũ lụt 

Một ngày nọ, vua Hùng gặp hai chàng trai đều tài giỏi, xuất chúng. Một người đến từ vùng biển mênh mông, có tài hô mưa gọi gió, thần thông quảng đại. Một người là tướng lĩnh của núi non, có tài xây núi lấp, cũng rất tuấn tú và tài giỏi.

Cũng bởi một người một vẻ lại đều xuất chúng, vua Hùng bối rối không biết chọn ai. Vua đành đưa ra sính lễ, lệnh rằng ai tới trước vua sẽ gả con gái cho người đó.

Sính lễ vua đưa ra gồm có: “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Các lễ vật này đều là những thứ xưa nay khó tìm thấy trong nhân gian. Nhưng ai cũng đều tìm thấy và Sơn Tinh là người tới trước nên vua Hùng giữ lời hứa gả con gái Mị Nương cho chàng và để Mị Nương cùng chàng về sống trên núi Tản Viên.( người ta thấy ở đoạn này tất cả các lễ vật chỉ toàn ở trên núi vô cùng bất lợi cho Thủy Tinh)

Thủy Tinh dù cũng tìm được sính lễ, nhưng lại chậm hơn nên không lấy được nàng Mị Nương. Hắn đâm ra tức giận nên dâng nước tấn công để cướp Mị Nương về tay mình. Nhưng Thủy Tinh hô nước lên đến đâu, Sơn Tinh lại rời núi non cao hơn. Cuộc chiến cứ lặp lại năm này qua năm khác và mùa lũ lụt tại các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ được giải thích là thời điểm Thủy Tinh dâng nước gây chiến với Sơn Tinh. Nhưng hàng nghìn năm trôi qua, Thủy Tinh chưa lần nào thắng cuộc.

Bình luận (0)
nguyễn thu hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết

Hè đến, đem theo những tia nắng chói chang làm rạo rực cả lòng người, cái oi ả, cái nóng bức làm con người ta thèm khái cái lạnh của mùa đông, cái mát mẻ của mùa thu. Sau bao ngày nóng như lửa đốt, rồi trời cũng đổ một cơn mưa rào thật to : Rào ! Rào ! Rào

Khi những tia nắng gay gắt còn vương lên những hàng cây, những mái nhà, không gian nóng nực, oi ả. Bỗng mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, ông mặt trời khẽ khàng nhường chỗ cho những đám mây đen mới đến kia. Chị gió bắt đầu xuất hiện, phải chăng lâu lắm rồi mới được tự do vui lượn như này nên chị khoái chí lắm, lượn hết nơi này đến nơi khác, hết trêu những chú bướm ngoài vườn, lại chọc những chiếc lá phượng ngẩn ngơ. Rồi những giọt mưa đầu tiên bắt đầu rơi xuống : ‘’ Lộp độp ! Lộp độp !’’ Mưa xuống như trút nước, không gian chìm trong hơi của đất, của mát lành. Không còn cái gay gắt của nắng hạ, lòng ta chỉ cảm thấy cái man mát, dịu nhẹ của cơn mưa rào đầu hạ. Mưa xuống, mát lòng người, cây cối cũng tha hồ tắm mưa sau bao ngày nắng hạn. Người người hối hả chạy đi tìm chỗ trú mưa. Cây cối thì tắm mưa xong bóng nhẫy, lấp lánh, mùi mưa man mác, tiếng mưa tí tách nghe thật vui tai như tạo nên một bản giao hưởng mùa hạ, gần gũi, thân quen mà đặc biệt làm sao.

Em rất yêu cơn mưa rào mùa hạ, yêu cái man mác của mùi mưa, yêu tiếng lách tách của những giọt mưa đậu trên bậu cửa sổ. Yêu mưa rào mùa hạ, em yêu luôn cả mùa hạ thân quen .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Tham khảo nha:

Mỗi một mùa để lại trong ta những thương nhớ bởi những đặc trưng riêng có của nó. Ai đó đã yêu mùa xuân bởi xuân đến mang theo những cơn mưa phùn, ai đó lại thích mùa thu bởi thu về đem theo những cơn gió se se lạnh. Còn tôi, tôi yêu mùa hè vì mùa hè có những cơn mưa rào.

Dường như những cơn mưa rào chợt đến rồi chợt đi đã trở thành những nét đặc trưng riêng có của mùa hè. Chợt đến rồi lại chợt đi, cứ như một đứa trẻ con, cứ giận hờn vu vơ rồi lại có thể tươi cười ngay vậy.

Khu chuẩn bị mưa, bầu trời tối lại. Còn có cả sấm chớp nữa. Gió nổi lên khắp nơi. Rồi ngay sau đó, những bắt đầu rơi xuống. Ban đầu chỉ là vài hạt nhỏ, nhưng sau đó là những hạt mưa lớn hơn.

Mưa xối xả. Nước tràn ngập khắp mọi con đường, mọi ngõ ngách. Mùa hè thường đem theo cái nắng oi ả, nên khi mưa rơi, ai cũng thích cả. Hạt mưa rơi xuống, đường phố cũng như được tắm mát, nó bớt nóng hẳn đi. Đâu đó có mùi ngai ngái bốc lên. Mưa rơi xuống, kêu lộp bộp trên những tàu lá chuối. Mưa rơi xuống, sủi bọt trắng xóa. Vì ở thành phố, các phương tiện giao thông, các khu chung cư rất đông nên việc thoát nước diễn ra chậm. Có chỗ, đường phố ngập, gây khó khăn cho người đi lại.

Vì cơn mưa rào cứ chợt đến rồi chợt đi không báo trước nên những người đang đi đường cũng không thể biết để đề phòng. Mưa rơi xuống, khiến họ cũng bị bất ngờ. Có những bạn học sinh còn bị ướt hết. Người người lại vội tìm chỗ trú.

Mưa rào chỉ kéo dài khoảng hơn ba mươi phút rồi sau đó lại tặng hẳn. Cuộc sống sinh hoạt lại trở về như bình thường. Bầu trời lại dần xanh trở lên. Những tia nắng lại được ban phát xuống trần gian. Chỉ một cơn mưa rào như vậy thôi, nhưng cũng đủ để xoa dịu đi cái nắng nóng oi bức của mùa hè, khiến con người cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn bao giờ hết.

Mưa rào đã trở thành một nét đặc trưng riêng có của mùa hạ. Ai đó cũng đã từng yêu mùa hạ bởi lý do này chăng? Nhưng tôi chợt lo lắng...bởi việc biến đổi khí hậu đang diễn ra ở toàn thế giới với một mức độ ngày một nghiêm trọng. Có lẽ vì thế, dạo gần đây, tôi thấy mùa hè cũng ít đi những cơn mưa rào...

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Trưa hè, mặt trời chói chang và gắt đặc hơi nóng. Ánh nắng từ trên chụp xuống quyện cùng hơi nước như bị nung lên hầm hập bốc lên từ các đám ruộng nổi váng phèn. Đằng đông, một mảng mây đen kịt, to và nặng lan tỏa khắp mọi phía. Gió nổi lên với nhịp độ ngày một tăng. Gió mang hơi nóng bao trùm mọi vật rồi nhanh chóng đẩy chúng biến đi. Lúc này, mảng mây trên bầu trời sâu hút dần to ra, biến dạng rất nhanh rồi bao trùm cả mặt đất.

Trên đồng, mọi người hối hả thu dọn nông cụ, chạy vội vào các chòi gác gần đó. Từng đợt sóng lúa rào rào khua vang từ đám này sang đám khác. Trên đường, cây cối nghiêng ngả, nhành lá như dựng đứng cả lên. Không thấy bóng dáng chim chóc đâu nữa, có lẽ chúng đã biết trước mà lẩn tránh đâu đó.

Đằng xa, một cơn xoáy xoắn ốc hình phễu to và đen di chuyển với tốc độ chóng mặt. Đến đâu đợt xoáy ấy cuốn hút tất cả các vật trong luồng chuyển động của nó đến đó. Trong thân hình uốn éo đen sì của cơn lốc có đủ thứ: lá cây nhiều như bướm, thân cành còn nguyên cả rễ của điên điển, lát, những bó mạ non chưa kịp cấy, có luôn cả chiếc nón lá của ai đó để quên chưa kịp lấy.

Tất cả những thứ ấy được xốc lên, kéo xuống như trò tung hứng của các diễn viên xiếc. Mưa bắt đầu rơi một cách thưa thớt nhưng nặng hạt.Vài phút sau, gió có vẻ thấm mệt nên dịu dần rồi ngừng hẳn. Cơn lốc đã tự tan biến từ lúc nào không rõ, mây mỏng dần rồi tan hẳn, hé lộ ánh sáng hanh vàng. Mọi vật như bừng tỉnh sau cơn dông.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa