a) Chủ đề của truyện Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
b) Nhận xét về bố cục của truyện (ý chính của từng phần).
c)Có thể đặt một tên nào khác cho truyện ? So sánh với tên cũ của truyện.
CHỦ ĐỀ CỦA TRUYỆN THÁNH GIÓNG CẦN GẤP
tham khảo:
Chủ đề của truyện Thánh Gióng là chủ đề đánh giặc, cứu nước thắng lợi. Chủ đề đánh giặc, cứu nước thắng lợi là một chủ đề lớn, cơ bản và xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc nói chung và văn học dân gian nói riêng.
Tham Khảo
Chủ đề của truyện Thánh Gióng là chủ đề đánh giặc, cứu nước thắng lợi. Chủ đề đánh giặc, cứu nước thắng lợi là một chủ đề lớn, cơ bản và xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc nói chung và văn học dân gian nói riêng.
Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì?
- Chủ đề của truyện Thánh Gióng: đánh giặc cứu nước thắng lợi.
→ chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng.
5. Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì?
Theo em, chủ đề của truyện Thánh Gióng là chủ đề đánh giặc, cứu nước thắng lợi. Và đây còn là một chủ đề lớn , cơ bản của văn học và đồng thời thì xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc nói chung và văn học dân gian nói riêng.
Chủ đề của truyện Thánh Gióng là gì ?
các bạn giúp mih nha
Ngắn cũng được
Chủ đề của truyện thánh gióng là :
+ Ca ngợi tinh thần đoàn kết của người Việt
+ Ước muốn hoà bình của nhân dân ta
bạn tham khảo nha
Hãy viết mở bài cho đề văn : "bằng lời văn của thánh gióng kể lại truyện thánh gióng"
Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.
Các bạn có biết ta là ai ko ? Chắc các bạn đều biết ta chính là Thánh gióng , hôm nay, ta sẽ kể cho các bạn nghe về cuộc đời của ta ở dưới hạ giới và ta đã đnahs ta quân xâm lược như thế nào nhé !
Ta là Thánh Gióng.Bây giờ ta đã ở trên thiên đường.Ta vẫn còn rất vui vì đã đánh giặc cứu nước.Bây giờ ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện dưới trần gian của ta.
Đề bài : Vào vai Bà mẹ trong truyện Thánh Gióng, hãy kể lại truyện Thánh Gióng
Tôi là một người nông dân thuần Việt có một cuộc sống bình dị với những ước mơ giản đơn. Cuộc sống của tôi dù nghèo khó nhưng yên bình, đầy niềm vui, và có lẽ niềm vui lớn nhất trong cuộc đời của người phụ nữ đó chính là làm vợ, làm mẹ. Vợ chồng tôi rất vui vì cuối cùng cũng có một người con trai sau nhiều năm hiếm muộn. Chúng tôi dành trọn tình yêu, sự quan tâm của mình cho đứa con trai của mình, và đặt tên cho đứa bé ấy là Thánh Gióng. Nhưng hạnh phúc thường đến muộn, vì con của tôi sinh ra lại không giống với những đứa trẻ cùng lứa tuổi khác.
Tôi và chồng sống bằng nghề nông, cuộc sống tuy có vất vả, đói nghèo nhưng chúng tôi vẫn cùng nhau vượt qua. Niềm mong mỏi lớn nhất cuộc đời của chúng tôi đó chính là có được cho riêng mình một đứa con. Sau nhiều năm hiếm muộn, cuối cùng ông Trời cũng thương sót mà cho chúng tôi một mụn con. Và khi ấy chúng tôi đã tự hứa với mình rằng cuộc sống sau này dù có khó khăn đến đâu, dù có thiếu thốn về vật chất nhưng chúng tôi sẽ nuôi dưỡng con của mình bằng tình yêu, tình thương của bậc cha mẹ.
Sau chín tháng mười ngày hoài thai cuối cùng đứa con của tôi cũng được sinh ra trong sự vui mừng, hân hoan của gia đình cũng như bà con hàng xóm. Nhưng, đứa con này lại không giống với bao đứa trẻ cùng trang lứa khác, vì dù đã lên ba nhưng không nói không cười, đặt đâu nằm đấy. Vợ chồng tôi đã rất buồn phiền, lo lắng, nhưng không phải vậy mà chúng tôi chán ghét, đối xử bất công với con. Mà ngược lại, chúng tôi càng thương con hơn và dành nhiều sự quan tâm hơn nữa cho con.
Năm ấy, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta làm dân tình điêu đứng, quốc sự rối ren, đời sống của những người dân nghèo như chúng tôi càng trở nên lầm than, đau khổ. Bởi giặc Ân đi đến đâu là cướp bóc, áp bức dân ta một cách tàn nhẫn. Vì vậy mà nhà vua đã vội cử sứ giả đến khắp các vùng miền trong cả nước để chiêu mộ hiền tài, những bậc anh hùng cái thế để có thể đủ sức đánh đuổi giặc Ân, lâp lên công trạng cho triều đình, đất nước. Sứ giả qua mỗi vùng miền đều tìm ra được những con người ưu tú, yêu nước. Hôm nay là ngày sứ giả đi ngang qua miền quê nghèo của chúng tôi.
Từ đầu ngõ đến cuối xóm đều vang vọng giọng nói sang sảng của sứ giả, chúng tôi dù rất muốn dốc sức đi đánh giặc nhưng lực bất tòng tâm, trong cái thở dài chán nản thì bỗng dưng một tiếng nói trong trẻo, non nớt rót vào tai tôi “Mẹ ra gọi sứ giả vào đây cho con”. Lúc ấy tôi đã vô cùng ngỡ ngàng vì tiếng nói ấy là do đứa con ba năm không nói không cười của mình phát ra. Chưa kịp vui mừng vì con mình cuối cùng cũng biết nói thì nỗi lo sợ ập đến. Năm nay Thánh Gióng mới vừa lên ba, làm sao biết được việc đánh giặc cứu nước là như thế nào, đùa giỡn với quân lệnh là tội mất đầu. Vì vậy mà tôi đã rất do dự, hết lòng khuyên can con.
Nhưng trước sự thuyết phục của con, tôi mang theo tâm trạng lo lắng, nặng nề mà mời sứ giả vào nhà. Cũng như tôi, sứ giả đã rất bất ngờ, gặp được sứ giả Thánh Gióng đã yêu cầu nhà vua chuẩn bị cho mình một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt, mũ sắt, gậy sắt làm hành trang đánh giặc. Và cũng thật kì lạ vì sau lần gặp mặt sứ giả, Thánh Gióng bỗng ăn khỏe lạ thường, bao nhiêu cơm gạo trong gia đình đều không đủ để cho con ăn, ăn bao nhiêu cũng không đủ no, quần áo mới may cũng nhanh chóng chật.
Biết được sự tình, bà con láng giềng đã hô hào mọi người cùng chung gạo nuôi lớn Thánh Gióng, tôi đã rất cảm kích tấm lòng ấm áp bà con đã giành cho con trai mình. Trước quan tâm của cả cộng đồng, Thánh Gióng cao lớn, khỏe mạnh lạ thường. Đến ngày đánh giặc thì mặt áo giáp sắt cưỡi ngựa chạy thẳng ra trận địa. Trước sức mạnh của Thánh Gióng quân địch nhanh chóng bị đánh tan, hoảng sợ dẫm đạp lên nhau mà bỏ chạy. Nhưng đang trong trận chiến gậy sắt gẫy, Thánh Gióng đã tiện tay nhổ khóm tre bên đường làm vũ khí, quân địch bị đánh cho tan tác, chạy khỏi lãnh thổ nước ta.
Nghe tin thắng trận, tôi vỡ òa trong hạnh phúc, vợ chồng tôi đã cùng hàng xóm chuẩn bị mâm cao cỗ đầy chờ con về để chia sẻ chiến thắng, nhưng Thánh Gióng sau khi đánh giặc đã không trở về mà lên núi Sóc cùng ngựa bay thẳng lên trời. Sau này tôi mới biết Thánh Gióng không phải người thường mà là con trời phái xuống để cứu dân giúp nước, vì vậy mà dù có buồn tủi, đau khổ nhưng tôi vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc vì đã được sinh ra và làm mẹ của Thánh Gióng.
Sau này, dù Thánh Gióng không lần nào trở về thăm chúng tôi nữa, bà con hàng xóm cũng lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn với Thánh Gióng. Nhưng tôi đã không còn cảm thấy buồn phiền như ngày con mới về trời nữa vì trong cảm giác của tôi, Thánh Gióng vẫn ở đâu đó trong cuộc sống của tôi, và dù Thánh Gióng có là ai thì mãi là đứa con mà tôi yêu quý nhất.
Mấy đêm nay cu Bi không chịu đi ngủ sớm. Nó vẫn quen trước khi đi ngủ được bà kể cho nghe một câu chuyện. Vậy mà bà đi lên Bác Giang mãi chưa về. Bố nó kể chuyện gì nó cũng không nín, đành dỗ rằng: "Cu Bi cứ ngủ đi, tí nữa bố nhờ bà tiên đến kể chuyện Thánh Gióng cho con nghe". Cu Bi vẫn ấm ức nhưng rồi cũng ngủ thiếp đi. Quả nhiên trong mơ, nó thấy một bà cụ đến kể cho nó nghe câu chuyện ngày xưa...
"Cháu ạ, bà chính là mẹ của Thánh Gióng đây. Bà sẽ kể cho cháu nghe chuyện Thánh Gióng đánh giặc Ân như thế nào nhé.
Ngày ấy ông và bà đều đã già mà chưa có nổi một mụn con. Ông bà buồn lắm nhưng không biết làm thế nào. Một hôm bà ra đồng, thấy một vết chân rất to giữa ruộng, liền ướm thử chân vào đấy. Không ngờ về nhà bà mang thai. Một năm sau, bà sinh được một cậu con trai bụ bẫm, kháu khỉnh. Bà mừng không để đâu cho hết, nghĩ chắc vì mình ăn ở hiền lành nên được Trời Phật thương.
Em bé rất khỏe mạnh, đẹp đẽ, chỉ cỏ điều từ lúc lọt lòng cho đến năm lên ba tuổi, nó không hề nói cười hay nô đùa chạy nhảy, suốt ngày nằm quay mặt vào vách, mặc cho bà ra sức chuyện trò, dỗ dành. Bà đã khóc rất nhiều nhưng đứa con bà vẫn cứ đặt đâu nằm đấy, không nói không cười.
Năm ấy, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung ác, đi đến đâu chúng tàn phá, cướp bóc đến đấy. Quan quân triều đình đánh nhau với chúng mấy trận toàn thua, tình thế nước nhà thật vô cùng nguy ngập.
Một hôm bà đang thu dọn nhà cửa, chuẩn bị chạy giặc thì có tiếng sứ giả rao:
- Loa! Loa! Loa! Làng trên xóm dưới! Nhân dân khắp chốn cùng quê! Giặc Ân đã sang xâm lược nước ta, gây ra bao tội ác. Đất nước lâm nguy. Ai có tài hãy ra giúp nước!
Nghe sứ giả nói vậy, bà vừa thu dọn vừa lẩm bẩm than phiền: "Con người ta ai cũng hết lòng vì dân vì nước. Con nhà mình đã ba tuổi rồi mà vẫn cứ nằm một chỗ thế kia. Không biết lớn lên có đỡ đần được cha mẹ chút gì không chứ chẳng mong giúp nước." Bất chợt có tiếng nói:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con! Bà giật mình, sửng sốt. Ai vừa nói câu ấy? Nhưng trong nhà có ai đâu? Không có lẽ...
- Kìa mẹ! Mẹ ra gọi sứ giả vào đây đi! Nhanh lên, kẻo ông ấy đi mất bây giờ! Bà mừng cuống. Đúng là nó rồi. Không ngờ vừa nói câu đầu tiên, nó đã đòi đi đánh giặc. Không kịp hết ngạc nhiên, bà vội chạy ra mời sứ giả vào. Nó bảo với sứ giả:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này
Sứ giả kinh ngạc quay vô cùng. Bà thì quay vào nấu cơm cho con. Bỗng dưng từ hôm đó con bà ăn rất khoẻ, bao nhiêu cơm cũng không đủ. Bà con làng xóm nghe tin, tới tấp mang cơm, mang cà sang góp. Chẳng mấy chốc đã có bảy nong cơm, ba nong cà bày ra.
Thế mà nó cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Con bà lớn nhanh quá. Áo thì vừa may xong đã chật căng, đứt chỉ.
Sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, nón sắt đến. Con bà vươn vai hóa thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng. Tráng sĩ đội nón sắt, cầm gậy sắt, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt tung bờm hí vang rồi cất vó phi như bay, bụi cuốn theo mù mịt. Dân làng nô nức cầm gậy gộc, dao cuốc chạy theo. Bà cũng đã già, lại là phụ nữ, đành ra ngõ ngóng tin còn thắng trận trở về.
Chẳng mấy chốc đã có tin vui. Quân giặc bị đánh tan tác, tháo chạy như vỡ nước. Đám đàn ông trai tráng trong làng cũng đã trở về, náo nức ca ngợi con trai bà giỏi giang như thế. Bà cứ chờ, chờ mãi mà vẫn không thấy nó trở về. Lòng người mẹ nóng như lửa đốt. Linh lính bảo bà rằng con bà sẽ không bao giờ trở về nữa.
Thế rồi một ngày kia, bà nằm mộng thấy có sứ giả nhà trời về báo: sau khi đánh tan giặc Ân, Ngọc Hoàng đã ra lệnh triệu con bà về thiên đình gấp, vì thế nó không kịp về chào từ biệt mẹ già. Bà đem câu chuyện trong mơ kể cho dân làng nghe, lúc bấy giờ họ mới nói thật với bà rằng: chính mắt họ trông thấy tráng sĩ cưỡi ngựa lên đỉnh núi rồi cả người cả ngựa bay thẳng lên trời như một ánh chớp sáng.
Mọi người đều gọi nó là Thánh Gióng. Nhà vua thấy nó được sinh ra ở làng Phù Đổng, phong cho nó làm Phù Đổng Thiên Vương. Nhưng đối với bà, đó mãi mãi vẫn đứa con bé bỏng...".
Sáng hôm sau cu Bi ngủ dậy thì đã thấy bà nó đang quét lá ngoài sân. Mà sao trông bà giống bà cụ trong câu chuyện hôm qua đến thế!
k nha Vampire
Đề bài 3: Kể lại truyện “Thánh Gióng” bằng lời văn của em.
A. Mở bài:(0,5 điểm )
- Cách 1: Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng bằng cách hóa thân vào nhân vật để chàng tự giới thiệu về mình và kể chuyện.
- Cách 2: giới thiệu hoàn cảnh nghe câu chuyện như nghe ông bà hoặc mẹ kể chuyện mỗi tối trước khi đi ngủ sau đó dẫn dắt đến truyện “Thánh Gióng”
B. Thân bài:(9 điểm )
- Lúc trước khi Thánh Gióng ra trận đánh giặc: Sự ra đời kì lạ và quá trình lớn lên của Gióng:
+ Ba mẹ tôi đã già yếu mà không có con.
+ Một hôm bà mẹ ra đồng và thấy một vết chân to lạ.
+ Bà mẹ ướm thử vào dấu chân và về nhà có thai.
+ 12 tháng sau bà sinh ra một đứa con trai bụ bẫm,kháu khỉnh. Ba mẹ và bà con láng giềng đều vui mừng chào đón cậu bé.
+ Nhưng cậu bé từ khi sinh ra không nói, không cười, không biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Cha mẹ buồn rầu, phiền muộn, thở dài…..
- Kể chuyện khi Thánh gióng đi đánh giặc:
+ Giặc Ân sang nước ta xâm lược nước ta, hung hăng, bạo ngược….
+ Vua sai sứ giả thông báo tìm người cứu nước
+ Cậu bé nghe thấy liền bảo mẹ gọi sứ giả vào
+ Sứ giả vào cậu bé nói sẽ giúp vua đánh giặc
+ yêu cầu sứ giả cấp cho roi, áo giáp sắt và ngựa sắt
+ Sứ giả về tâu vua và làm gấp những thứ cậu bé dặn.
+ Bỗng cậu bé lớn như gió thổi
+ Mọi người dân làng góp gạo thổi cơm cho Gióng ăn
+ Sứ giả mang đầy đủ những thứ Gióng yêu cầu, cậu bé vươn vai và trở thành tráng sĩ rồi ra trận đánh tan giặc Ân.
C. Kết bài: (0,5 điểm )
- Đoạn kết của chuyện Thánh Gióng
Ví dụ:
- Cách 1: Thánh Gióng tự kể lại đoạn kết : “Sau khi tôi đánh tan giặc Ân, vua phong cho tôi là Phù Đổng Diên Vương và lập đền thờ tôi. Sau đó các ao làng tại làng là dấu ngựa sắt để lại, những cây tre vàng là do ngựa sắt phun lửa”, và nói lên suy nghĩ,cảm nhận của mình: vui vì đã giúp đất nước qua được cơn nguy biến….
- Cách 2: Người kể nghe xong câu chuyện tự nói lên suy nghĩ, cảm nhận của chính mình: tự hào, biết ơn Thánh Gióng và truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta… Cố gắng học tập, phấn đấu rèn luyện cả về sức khỏe và trí tuệ…
2.1. Văn bản “Thánh Gióng”.
1. Truyện “Thánh Gióng” được kể theo ngôi thứ mấy? Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính trong truyện?
2. Hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của truyện “Thánh Gióng”
3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”?
4. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật chính của truyện “Thánh Gióng”.
5. Từ truyện “Thánh Gióng”, theo em lí do tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”?
2.2. Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
1. Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” được viết theo phương thức biểu đạt nào? Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” được kể theo ngôi thứ mấy?
2. Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là gì?
3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”?
4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh bằng một đoạn văn.
5. Từ văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” hãy trình bày suy nghĩ của em về tác hại khôn lường của thiên tai lũ lụt trong đời sống?
2.3. Văn bản “Thạch Sanh”.
1. Văn bản “Thạch Sanh” thuộc phương thức biểu đạt nào và được kể theo ngôi kể thứ mấy?
2. Trong văn bản “Thạch Sanh”, sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?
3. Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần vượt qua thử thách trong truyện “Thạch Sanh”.
4. Hãy chỉ ra sự đối lập trong truyện “Thạch Sanh” giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông.
5. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: chi tiết tiếng đàn và chi tiết niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu trong truyện “Thạch Sanh”.
6. Từ văn bản “Thạch Sanh”, hãy trình bày suy nghĩ của em về quan điểm cái thiện luôn chiến thắng cái ác, sự công bằng luôn chiến thắng sự bất công? 2.4. Văn bản “Em bé thông minh”.
1. Văn bản “Treo biển” thuộc thể loại nào và được kể theo ngôi thứ mấy?
2. Trong truyện “Em bé thông minh”, mỗi lần thử thách em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố?
3. Theo em, cách giải đố trong truyện “Em bé thông minh” cho thấy điều gì về nhân vật em bé?
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh”.
5. Qua văn bản “Em bé thông minh” Hãy chỉ ra tầm quan trọng của các yếu tố kinh nghiệm dân gian trong đời sống?
2.5. Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”.
1. Văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?
2. Trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
3. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học gì? (Hay bài học rút ra từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”).
4. Nêu ý nghĩa bài học rút ra từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
5. Từ văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, em hãy tìm một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
2.6. Văn bản “Thầy bói xem voi”.
1. Văn bản “Thầy bói xem voi” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?
2. Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và cách phán về voi trong truyện “Thầy bói xem voi”?
3. Trong truyện “Thầy bói xem voi”, thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?
4. Truyện “Thầy bói xem voi” cho ta bài học gì trong cuộc sống?
5. Từ truyện “Thầy bói xem voi”, em hãy chỉ ra những hậu quả của cách đánh giá “Thầy bói xem voi” trong cuộc sống.
2.7. Văn bản “Treo biển”.
1. Văn bản “Treo biển” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?
2. Nội dung tấm biển trong truyện “Treo biển” có mấy yếu tố? Nêu vai trò của từng yếu tố?
3. Trong truyện “Treo biển”, có những ai đã góp ý về cái biển của cửa hàng bán cá? Những góp ý của người khác đã khiến nhà hàng có hành động gì?
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Treo biển”?
5. Qua văn bản “Treo biển” em rút ra được bài học nào cho bản thân?
2.8. Văn bản “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”.
1. Văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?
2. Trong truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, vị Thái y lệnh là người như thế nào?
3. Ở truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất trong những hành động của nhân vật Thái y lệnh họ Phạm?
4. Bài học được rút ra cho những người làm nghề y học hôm nay và mai sau là gì qua truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”?
5. Nhan đề “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” gợi cho em những suy nghĩ gì?
các giúp tất cả các hỏi này nhé, đễ thứ 2 mình thi
2.1. Văn bản “Thánh Gióng”.
1. Truyện “Thánh Gióng” được kể theo ngôi thứ mấy? Trong truyện “Thánh Gióng” có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính trong truyện?
2. Hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của truyện “Thánh Gióng”
3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyện “Thánh Gióng”?
4. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật chính của truyện “Thánh Gióng”.
5. Từ truyện “Thánh Gióng”, theo em lí do tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”?
2.2. Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
1. Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” được viết theo phương thức biểu đạt nào? Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” được kể theo ngôi thứ mấy?
2. Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là gì?
3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”?
4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh bằng một đoạn văn.
5. Từ văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” hãy trình bày suy nghĩ của em về tác hại khôn lường của thiên tai lũ lụt trong đời sống?
2.3. Văn bản “Thạch Sanh”.
1. Văn bản “Thạch Sanh” thuộc phương thức biểu đạt nào và được kể theo ngôi kể thứ mấy?
2. Trong văn bản “Thạch Sanh”, sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?
3. Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần vượt qua thử thách trong truyện “Thạch Sanh”.
4. Hãy chỉ ra sự đối lập trong truyện “Thạch Sanh” giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông.
5. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: chi tiết tiếng đàn và chi tiết niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu trong truyện “Thạch Sanh”.
6. Từ văn bản “Thạch Sanh”, hãy trình bày suy nghĩ của em về quan điểm cái thiện luôn chiến thắng cái ác, sự công bằng luôn chiến thắng sự bất công?