1 . Chia đoạn bài " Sự Tích Hồ Gươm "
2 . Đưa ra nội dung của từng đoạn
qua nội dung đoạn trích Sự Tích Hồ Gươm em rút ra cho bản thân /thông điệp gì
- Truyện Sự tích Hồ Gươm nhằm giải thích cho tên gọi hiện nay của Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. - Ca ngợi cuộc chiến chống giặc ngoại xâm là cuộc chiến chính nghĩa của Lê Lợi, thể hiện mong ước sống trong hòa bình của nhân dân.
Một năm sau khi đuổi giắc Minh.....hoàn gươm lại cho Long Quân"(ngữ văn 6,tập 1,sự tích hồ gươm)
a)Nêu nội dung chính của đoạn trích
Bài Sự Tích Hồ Gươm chia làm mấy đoạn nội dung từng đoạn là j
Ý nghĩa của chuyện là j
1, Bố cục:
– Phần mở đầu: Giới thiệu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Phần thân bài: Việc vua Lê Lợi lấy được gươm thần từ rùa vàng, sự cứu giúp đầy ý nghĩa, Lê Lợi với thanh gươm báu cùng với nghĩa quân của mình ra trận.
– Phần kết bài: Sự thắng lợi cuộc chiến anh hung, cách giải thích cho tên gọi “ Hồ Gươm”.
2. Ý nghĩa truyện.
– Truyện giải nghĩa được tên gọi “Hồ Gươm”, đồng thời đề cao tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta, một việc chính nghĩa đáng ngợi ca.
– Đề cao sự lãnh đạo tài trí của Vua Lê Lợi, một vị vua anh minh, yêu nước, thương dân.
– Truyện thể hiện khát vọng ngàn đời của nhân dân được sống trong hòa bình, một đất nước ấm no, hạnh phúc.
1. Bố cục
Bài được chia làm 2 đoạn
-Đoạn 1: Từ đầu đến trên đất nước.
Nội dung : Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn kiến thần.
-Đoạn 2 : Là phần còn lại.
Nội dung : Đức Long Quân đòi lại kiếm thần.
2. Ý nghĩa
- Giải thích tên gọi là " Hồ Gươm "
nội dung chung của các bài thánh gióng,thạch sanh,sự tích hồ gươm?
(Tham khảo) thánh gióng:
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.Gióng mang nhiều nguồn sức mạnh:Thần linh (vết chân)Cộng đồng (nuôi cơm)Vũ khí bằng sắt (thành tựu kỹ thuật)Thiên nhiên, đất nước (tre làng)Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng nói lên sức mạnh tiềm tàng, ấn sâu bên trong những con người kì dị.sự tích hồ gươm:
Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)Dân gian muốn giải thích thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.Phân tích nội dung bài "Sự tích Hồ Gươm"
Trong hệ thống truyền thuyết của nước ta, có lẽ Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết ít mang tính chất tưởng tượng, kì ảo nhất. Đọc tác phẩm ta như được sống lại những năm tháng chiến đấu hào hùng, oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Và càng thêm kính yêu hơn nữa vị anh hùng Lê Lợi đã đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Giặc Minh lấy cớ phù Trần diệt Hồ mà thực chất là sang xâm chiếm, đô hộ nước ta. Cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực, bị quân Minh chèn ép, bức hại. Trước tình cảnh lầm than của nhân dân, Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa. Nhưng buổi ban đầu nghĩa quân còn yếu, nhiều lần bị đánh lui. Thấy vậy, Long Quân bèn cho Lê Lợi mượn gươm thần. Nhưng cách Long Quân cho mượn gươm cũng hết sức đặc biệt, ngài không đưa tận tay cho Lê Lợi mà phải trải qua một quá trình gian nan.
Long Quân cho gươm mắc vào lưới đánh cá của Lê Thận ba lần, Lê Thận lần nào cũng gỡ lấy gươm rồi vứt trở lại sông, qua khúc sông khác thả lưới lại vẫn vớt được lưỡi gươm ấy. Thấy sự lạ, Lê Thận bèn mang gươm trở về. Còn chuôi gươm lại là do vị chủ tướng Lê Lợi lấy được trên cây đa. Cách cho mượn gươm của Long Vương cho thấy rằng đây là thanh gươm thần, bởi vậy không thể trao theo một cách thức dễ dàng mà phải vượt qua thử thách mới có được nó. Không chỉ vậy, hình ảnh lưỡi gươm và chuôi gươm được tìm thấy ở hai địa điểm khác nhau (dưới nước, trên rừng) cũng cho thấy muốn đánh lại kẻ thù thì toàn dân ta phải đoàn kết, hợp nhất, chỉ có như vậy mới tạo nên sức mạnh to lớn đánh đuổi kẻ thù. Chi tiết này giúp chúng ta nhớ lại truyền thuyết Con rồng cháu Tiên khi Lạc Long Quân và Âu Cơ chia năm mươi con lên rừng, năm mươi con xuống biển cai quản các phương, khi có việc thì đoàn kết giúp đỡ nhau. Như vậy, điều tất yếu ở đây lưỡi gươm phải tìm được ở dưới nước, chuôi gươm phải tìm thấy trên rừng, khi khớp vào nhau thì “vừa như in” thể hiện sự đồng lòng, nhất trí của toàn bộ nhân dân miền ngược và miền xuôi. Ngoài ra chi tiết Lê Lợi nhìn thấy lưỡi gươm và bắt được chuôi gươm còn cho thấy để cuộc đấu tranh đi đến thành công còn cần đến sự anh minh, sáng suốt của người lãnh đạo và người đó chính là vị anh hùng Lê Lợi.
Có được gươm thần, sức mạnh của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, chẳng mấy chốc đã đánh lui được quân địch, khiến chúng phải rút lui về nước. Sức mạnh của thanh kiếm cũng là minh chứng cho ta thấy sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Dưới sự lãnh đạo anh minh, sáng suốt của Lê Lợi, sự đồng lòng nhất chí của toàn dân thử thách nào cũng có thể vượt qua, kẻ thù nào cũng có thể đánh thắng.
Quân Minh thảm bại, trở về nước, nhân dân ta được hưởng cuộc sống ấm no, yên bình. Một năm sau, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Không phải lấy lại ngay lúc quân ta giành chiến thắng mà phải một năm sau, bởi lúc này nước nhà mới ổn định, kinh tế quân sự đã được phục hồi và ngày càng vững mạnh. Hình ảnh rùa vàng hiện lên giữa hồ đớp lấy thanh kiếm rồi lặn xuống hồ sâu, mặt hồ vẫn le lói những ánh sáng. Đây là một chi tiết kì ảo mang tính thiêng liêng, huyền bí. Đồng thời chi tiết này cũng để giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm). Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với chi tiết mang tính huyền bí đã góp phần thiêng liêng hóa một địa danh lịch sử.
Sự tích Hồ Gươm không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn rất phong phú về nghệ thuật. Trong truyền thuyết này có hai câu chuyện vừa lồng ghép vừa tách bạch với nhau: câu chuyện mượn gươm và câu chuyện trả gươm. Chúng có nội dung riêng nhưng đồng thời bổ sung ý nghĩa cho nhau. Không chỉ vậy văn bản là sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố tưởng tượng, kì ảo một cách hài hòa, hợp lí.
Với sự kết hợp hài hòa các yếu tố li kì, huyền bí với các yếu tố lịch sử, Sự tích Hồ Gươmkhông chỉ giải thích nguồn gốc ra đời của tên gọi Hồ Gươm. Mà qua câu chuyện này còn nhằm ca ngợi, tôn vinh tính chất chính nghĩa, tính chất nhân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tên hồ Hoàn Kiếm đồng thời cũng dùng để đánh dấu chiến thắng của dân tộc, thể hiện ước mơ, khát vọng hòa bình của nhân dân.
a)Sự tích Lê lợi được gươm thần:
- Vì nước ta bị giặc Minh đô hộ, nghĩa quân non yếu, cần gươm thần để đánh giặc.
- Lưỡi gươm được vớt ở sông lên, chuôi gươm được lấy từ ngọn cây xuống
=> Thể hiện ý nguyện đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- "Thuận Thiên" : đề cao ý nghĩa cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Chi tiết kì ảo làm tăng sức hấp dẫn của truyện, thiêng liêng hóa gươm thần.
- Sức mạnh của gươm thần: " Tung hành....đất nước."
b)Sự tích Hồ Gươm
- Giặc tan, đất nước thái bình.
- Thể hiện quan điểm yêu chuộng hòa bình hòa bình của dân tộc ta.
Truyền thuyết dân gian vốn là món ăn tinh thần vô cùng phong phú của dân tộc ta, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Thuở ấu thơ ta lớn lên nhờ những câu chuyện kể của bà, của mẹ, lúc trưởng thành ta lại ru con ngủ bằng chính những câu chuyện hấp dẫn ấy. Có rất nhiều câu chuyện đã trở nên quen thuộc trong lòng mỗi người ví như Tấm Cám, Sọ Dừa, Sơn Tinh Thủy Tinh hay Thánh Gióng,... Tựu chung lại những truyền thuyết, những câu chuyện cổ ấy đều phản ánh chân thực khát khao của nhân dân ta về một cuộc sống tốt đẹp, lương thiện, về việc chế ngự thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm với một niềm tin tích cực. Sự tích Hồ Gươm cũng chính là một truyền thuyết như vậy. Bối cảnh của truyền thuyết diễn ra trong lúc giặc Minh đô hộ nước ta, tuy đã có nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa chống giặc, nhưng buổi đầu thế lự còn non yếu, nên vẫn thường thua trận. Long Quân thấy nghĩa quân anh dũng, xả thân vì nước nên quyết định cho mượn gươm thần. Tuy nhiên, việc cho mượn gươm Long Quân cũng thiết kế một cách rất tinh tế, như là một thử thách cho Lê Lợi, bởi cái gì dễ có được người ta thường không trân trọng. Hơn thế nữa việc cho mượn gươm có phần thử thách ấy còn giúp Lê Lợi thu nạp được thêm một vị tướng tài là Lê Thận.
Lê Thận ban đầu vốn làm nghề đánh cá, có lẽ Long Quân đã thấy được khí chất anh hùng và tiềm năng của chàng trai miền biển này nên đã cố tình gửi gắm lưỡi gươm cho Lê Thận. Sau ba lần thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà vẫn vớt được cùng một lưỡi gươm kỳ lạ, đen thui, giống một thanh sắt không hơn không kém, Lê Thận đã quyết định đem về dựng ở xó nhà, vì linh cảm của một người thông minh thì gươm này ắt có điều bí ẩn, sau này có thể dùng được. Theo dòng chảy định mệnh, Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn, trở thành phụ tá đắc lực, lập nhiều công lớn, chiến đấu anh dũng, thế nên có lần Lê Lợi đã ghé nhà Lê Thận chơi. Dương như đã nhận ra chủ tướng Lê Lợi, nên lưỡi gươm đen sì, vốn vẫn gác xó nhà lại sáng rực lên bất thường. Lê Lợi cầm lên xem thì thấy hai chữ "Thuận Thiên", như báo trước cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo là hợp ý trời, được trời cao ủng hộ. Tuy nhiên đến đây những con người trần mắt thịt vẫn chưa thể nào liên hệ đến sự thần kỳ của lưỡi gươm kỳ lạ ấy.
Chỉ đến một lần, nghĩa quân thất thế, Lê Lợi phải chạy một mình vào rừng tránh sự truy lùng của giặc, lúc này đây vô tình phát hiện ra ánh sáng kỳ lạ ở một ngọn cây trong rừng, Lê Lợi tò mò trèo lên xem thì phát hiện một chuôi gươm nạm ngọc cực đẹp. Là người nhanh nhạy Lê Lợi lập tức liên tưởng đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ông liền đem chuôi gươm ấy về. Qủa đúng như vậy, khi lắp lưỡi gươm vào chuôi gươm thì vừa in, sau nhiều lần thử thách cuối cùng chuôi và lưỡi gươm cũng tìm được nhau, ý trời đã phó thác cho Lê Lợi làm việc lớn. Ngoài ra sự tương hợp của chuôi và lưỡi gươm còn thể hiện một lời nhắc nhở rất hay của Long Quân, rằng muốn làm việc lớn trước hết cần sự đoàn kết, nếu chỉ có chuôi gươm đẹp đẽ thì cũng chẳng thể chém đầu tên địch nào, còn nếu chỉ có lưỡi gươm thì cũng chẳng thể dùng bởi thiếu mất chuôi. Hình ảnh chuôi gươm cũng đại diện cho vị chủ tướng là Lê Lợi người lãnh đạo nghĩa quân, lúc nào cũng phải sáng suốt và mạnh mẽ. Hình ảnh lưỡi gươm là đại diện cho quân đội của ta, tiêu biểu là những vị tướng dưới trướng như Lê Thận, người sẽ giúp Lê Lợi chém đầu từng tên giặc cướp nước. Như vậy sự vừa vặn của chuôi và lưỡi gươm chính là biểu hiện của sự phối hợp ăn ý giữa chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân dưới trướng, đó là sức mạnh tổng hòa làm nên chiến thắng của nhân dân ta.
Từ khi có sự trợ giúp của thanh gươm thần, nghĩa quân ta liên tục thắng trận, quân giặc bị đánh đuổi không còn một mảnh giáp, phải đầu hàng và rút quân về nước trong sự nhục nhã. Có được chiến thắng ấy, một phần là nhờ sự thần kỳ của gươm thần mà Long Quân cho mượn, đồng thời gươm ấy đã mang lại niềm tin và nhuệ khí cho nghĩa quân ta, giúp sức mạnh nghĩa quân tăng gấp bội.
Chuyện sau khi Lê lợi đã lên làm vua, trong một lần du thuyền trên hồ Tả Vọng (hồ Gươm bây giờ), thì có rùa Thần lên đòi gươm về cho Long Quân có nhiều ý nghĩa. Đầu tiên là lý lẽ có mượn có trả, Lê Lợi đã chiến thắng quân Minh, đất nước ta đã yên bình, thanh gươm cũng không còn phận sự gì nữa thì nên được trả về cho chủ cũ. Thứ hai là Long Quân muốn gửi gắm một điều rằng, sự trợ giúp của thần linh âu cũng chỉ là một phần nhỏ, còn nếu muốn vận nước hưng thịnh lâu dài thì phải dựa vào tài trị quốc của Lê Lợi, đừng nên ỷ vào việc có gươm thần mà lơ là cảnh giác, bài học của An Dương Vương vẫn còn sáng mãi cho đến tận bây giờ. Dù bất kỳ lý do nào, Long Quân đòi lại gươm cũng thật xác đáng. Câu chuyện trả Gươm cũng giải thích lý do hồ Tả Vọng còn có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tin và khát vọng mạnh mẽ của nhân dân ta về sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi cuộc chiến của nhân dân ta là cuộc chiến vì chính nghĩa, có sự trợ giúp của thần linh, là thuận theo ý trời, những kẻ hung tàn bạo ngược ắt phải thất bại. Sự tích ấy còn là lời lý giải lý thú về những cái tên khác của hồ Gươm.
--------------------HẾT--------------------
Sự tích Hồ Gươm là truyền thuyết ca ngợi công lao chống giặc ngoại xâm của chủ tướng Lê Lợi đồng thời lí giải nguồn gốc của một địa danh nổi tiếng của Việt Nam- Hồ Gươm. Cùng với bài Phân tích truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, các em có thể tìm đọc các bài: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Sự tích Hồ Gươm, Em hãy đóng vai Lê Thận kể lại chuyện sự tích Hồ Gươm, Phát biểu cảm nghĩ về truyện Sự tích Hồ Gươm, Trong vai Rùa Vàng, hãy kể lại câu chuyện Sự tích Hồ Gươm.
Nêu nội dung chính của bài Thánh Gióng và Sự tích Hồ Gươm.
Em thích chi tiết nào của truyện Sự tích Hồ Gươm ? Vì sao?
Cho mn câu trả lời là: Từ khi có gươm thần, khí thế của nghĩa quân càng tăng, mn giải thích VÌ SAO giúp mình với ạ!!!
huhu giúp mình vs ạ! Thứ 2 mình ktra ngữ văn r ạ!!! Ai lm đc mình tick nhaaaa, mãi iu mấy keoo💗💗💗
câu chuyện thánh gióng kể về người anh hùng làng gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước,đồng thời là thể hiện quan niệm,ước mơ và niềm tin của nhân dân ngay từ buổi đầu chống giặc ngoại xâm
thạch sanh là truyện cổ tích kể về người dũng sĩ diệt chằn tinh,diệt đại bàng cứu người bị hại,vạch mặt kẻ vong ân bội nghiaxvaf đánh quân xâm lược.Truyện thể hiện ước mơ niềm tin về đạo đức,công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo,yêu hòa bình của nhân dân ta
MÌNH CẢM ƠN BẠN AN NHIÊN Ạ. Nhưng mà bn ơi, mik hỏi ndug bài thánh gióng vs sự tích Hồ gươm as bn.
Nma k shaoooo, cũm on bn nhìuuuuu
bài sự tích hồ gươm có bao nhiêu đoạn ?
Bố cục văn bản Sự tích Hồ Gươm gồm 2 đoạn:
Phần 1: “ Vào thời giặc Minh…trên đất nước”: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
Phần 2: “ Một năm….hồ Hoàn Kiếm”: Long Quân đòi lại gươm thần.
cho mình hỏi là bài sự tích Hồ Gươm gồm mấy phần vậy vả ý nghĩa của từng phần là gì vậy????? Thanks
1. Đồng chí ra đời trong hàon cảnh nào 2. Chia bố cục làm mấy phần 3. Phân tích nội dung của từng câu và của cả đoạn ( sử dụng nghệ thuật gì, nội dung thế nào )
Nêu nội dung của văn bản " Sự tích hồ Gươm".
Bạn tham khảo:
Nội dung: ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV và giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc
Nội dung: ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV và giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc
HT~