Những câu hỏi liên quan
hà huy
Xem chi tiết
nthv_.
6 tháng 10 2021 lúc 20:30

Tham khảo:

Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái "lợi" nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.

Bình luận (1)
Huy Phạm
6 tháng 10 2021 lúc 20:30

dài lắm đx vt văn lại còn dàn ý xong lại bàn luận

 

Bình luận (1)
nthv_.
6 tháng 10 2021 lúc 20:35

Tham khảo:

Mặt hại (quay cóp thì làm sao mà có mặt lợi được):

Tạo thói quen xấu, đức tính xấu cho các em, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em.

Các em không nắm vững kiến thức bài học.

Bình luận (2)
Tuyết Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Đạt
24 tháng 10 2021 lúc 7:54
 

Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.

Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.

Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.

Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.

Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.

Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

Bình luận (1)
Nguyễn Viết Tùng
Xem chi tiết
thidepzai123
Xem chi tiết
Vũ việt anh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
29 tháng 3 2022 lúc 22:14

Sự học tập dường như đã là từ gắn liền với cuộc sống của mỗi con người hiện nay . Lúc nhỏ , ta cũng được học tập từ cha mẹ , mọi người . Lớn một chút ta lại được học tập từ thầy cô giáo , bạn bè , nhà trường,... Tuy nhiên , bên cạnh đó còn có một vấn đề lớn  hiện nay là sự chểnh mảng học tập của một số học sinh hiện nay.

Đầu tiên chúng ta cần biết : hiện tượng chểnh mảng học tập là gì ? . Đó là sự lơ là , coi thường việc học của các bạn , một số người.Có lẽ , chúng ta không quan tâm đến việc học , có lẽ học sinh vẫn còn chưa biết rõ học tập là quan trọng đến như thế nào . Một số bạn đi học chỉ vì ba mẹ kêu đi học , một số bạn đi học nhưng không hiểu ý nghĩa lớn lao , quan trọng của việc học , hoặc một số bạn không được bố mẹ quan tâm đến việc học,...Vì thế các bạn đâm ra chểnh mảng trong việc học tập . Điều này có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nó , ngoài nguyên nhân nêu trên thì còn có sự cám dỗ từ internet , game , mạng xã hội ,... Các bạn quá quan tâm đến những điều trên mạng  , game mà quên đi việc học của mình . Chắc rằng , chúng ta còn quá trẻ để nhận thức và tránh được cám dỗ nhiều như thế . Có một chiếc điện thoại hay máy tính là cắm đầu vào quan tậm cập nhật tin tức , drama , hay nhắn tin,.... Hay cũng có thể là nghiện game quá mức , nghiện cày game và không còn nhớ đến việc học nữa. Chơi game hay lên mạng chắc chắn thoải mái hơn việc học hành , nạp kiến thức vào đầu rất nhiều . Nhưng có lẽ , chúng ta đâu biết rằng kiến thức là thứ quyết đi giá trị của một con người , sau này lớn lên kiến thức giúp ta đỡ khổ hơn , không cần làm những việc nặng . Thay vào đó , chúng ta có thể dùng kiến thức của mình đóng góp cho nhân loại , xã hội , có thể dùng kiến thức của mình giúp đỡ những người xung quanh , chúng ta sẽ trở nên có giá trị hơn bao giờ hết . Vậy tại sao chúng ta lại ngại nạp kiến thức vào đầu mình , không chịu học tập ? . Có lẽ bạn học không được , bạn không muốn học , bạn đang lấy lý do biện minh cho sự làm biếng của mình hay sao . Người ta nói đúng, học tập không phải con đường duy nhất đi đến thành công của cuộc đời , nhưng nó là con đường nhanh nhất . Bạn không chịu học , bạn chỉ lo những thứ trên mạng ,game,.. thì bạn đang thể hiện mình là một con người vô ơn với ba mẹ của chính mình . Một số học sinh ? Không , là đa số . Chúng ta không biết sự vất vả cực khổ của cha mẹ mà lo học tập . Có thể học tập rất khó khăn với các bạn nhưng tại sao ta không cố gắng.  Bạn đã lần nào đạt được điểm cao và cha mẹ biết . Bạn có thấy được sự vui sướng của cha mẹ trong nụ cười của họ . Làm ba mẹ vui chẳng lẽ bạn không làm được . Học tập sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết nếu bạn có sự cố gắng . Cứ chểnh mảng trong việc học , rồi sẽ có ngày các bạn lớn lên , sẽ hối hận vì hồi xưa mình không chịu học đấy . Theo em , lớn lên , các bạn không chịu học thì chúng ta không có kiến thức , ta sẽ bị coi thường , ta sẽ cực khổ kiếm tiền vì lao động tay chân , những kiến thức sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều thứ . Biết nhiều kiến thức tốt không bao giờ là xấu , không bao giờ là hại cho bạn mà nó cho bạn rất nhiều thứ. Chúng ta hãy cứ học, học có định hướng và học nhiều vào . Bên cạnh ta có rất nhiều tấm gương về học tập thì theo em chúng ta cần noi gương theo mà học tập họ , chăm chỉ học hành . Có thể giải trí nhưng đừng chú tâm quá nhiều , tuổi trẻ hãy cứ học hành , không được sợ học , không được làm biếng học . Những khi bạn không muốn học bạn hãy nhìn vào cha mẹ của mình , nhìn vào đôi bàn tay của mẹ và những nếp nhăn vì tuổi già gần đến trên gương mặt của cha .

Khép lại , hiện tượng này cần khắc phục , vì học sinh chính là mầm non của đất nước , rất quan trọng . Đất nước có ngày càng phát triển hay không đều phụ thuộc vào các bạn . Chúng ta cần cố gắng học tập và khắc phục hiện tượng xấu này .

Bình luận (1)
Le thi thao
Xem chi tiết
『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
2 tháng 4 2022 lúc 10:27

Tham khảo : 

Thế hệ trẻ chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng nước nhà. Nhưng bên cạnh những đánh giá tích cực về giới trẻ thì có nhận định lại cho rằng: “Người trẻ hiện nay “xấu xí””. “Xấu xí” ở đây không phải với ý chỉ ngoại hình, khuôn mặt mà muốn nhấn mạnh sự xuống cấp ở các phương diện thuộc về nhân cách của một bộ phận người trẻ hiện nay. Không thể phủ nhận thực tế là dù được hưởng những điều kiện tốt (đất nước hòa bình, cuộc sống ấm no, có điều kiện học hành…) nhưng một bộ phận giới trẻ hiện nay vẫn đang “xấu xí” về nhiều mặt như văn hóa ứng xử, lời ăn tiếng nói, hành động. Họ vô tâm trước những mảnh đời bất hạnh, họ sống ích kỉ chỉ biết nghĩ cho riêng mình, họ thô tục trong lời ăn tiếng nói…Hiện tượng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: ý thức bản thân, sự quan tâm, giáo dục của gia đình, bối cảnh xã hội… Sự xấu xí của một bộ phận người trẻ là dấu hiệu đáng buồn, làm vơi đi truyền thống tốt đẹp của thanh niên Việt Nam. Thế nhưng nhận định trên chỉ là cái nhìn một chiều, theo khía cạnh tiêu cực, bi quan. Trong thực tế thì phần lớn giới trẻ đang giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần đưa đất nước hội nhập với thế giới, làm rạng danh cho Tổ quốc với những cống hiến cao đẹp, họ sống đẹp, sống có ước mơ, sẵn sàng đương đầu với khó khăn để khẳng định bản thân, cống hiến cho xã hội. Chúng ta phải biết phê phán, loại bỏ lối sống xấu xí của một bộ phận người trẻ; Học tập, phát huy lối sống đẹp; Không ngừng học tập, tu dưỡng để trở thành người có ích, được mọi người quý mến.

Bình luận (1)
Sắc màu
Xem chi tiết
Mai Chi
22 tháng 8 2018 lúc 21:37

Theo em, nếu đúng ra thì một phần cx là vì việc giáo dục tuy nhiên cái chính ở đây là ý thức những học sinh bây giờ đã thay đổi, cái cách mà bố mẹ dạy trẻ nhỏ đã khiến trẻ thay đổi, những sự chiều chuông và ham muốn của chúng đã lên rất cao khiến chúng trở thành những kẻ quá sỹ diện, cho rằng mình có mọi thứ. Trong nền giáo dục, cả lý thuyết với cả thực hành đều có tác dụng rất ít bỏi cái " tôi" trong chúng nay đã trở nên "khủng bố", ngay cả nếu chúng ta cung cấp thêm về mặt thực hành thì chúng cx chỉ bỏ lờ ngoài tai. Sự phát triển của chúng đã đi sai lệch hướng. Theo em, để thay đổi, chúng ta cần phải biết mình sai ở đâu, khi gặp những người có thể cung cấp cho ta cái hiểu biết về ý thức nhân loại, ko nên vì bất cứ lí do nào mà ghét bỏ, nói xấu những người dạy đó chỉ bởi họ quá khắt khe, ko giống như bản thân chúng ta. Hãy nhớ họ chính là cái gương, bất cứ điều j mà chúng ta nói ra bất luận đẹp hay xấu đều phản ánh lên CHÍNH BẢN THÂN MÌNH cx giống như soi gương , cái ta nhìn tháy là bản thân mik chứ ko phải ai khác cả.  

Bình luận (0)
Sắc màu
23 tháng 8 2018 lúc 9:18

Lạc đề rồi. Ý đề là bàn về chế độ giáo dục cơ, vụ ý thức chỉ là dẫn dắt .

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thảo Hạnh
Xem chi tiết