Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phan Tien Minh 6A1 THCS...
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
22 tháng 2 2022 lúc 15:09

Tham khảo:

Người anh bị ngọn sóng cuốn đi. Khi tỉnh dậy đã thấy mình nằm trên một hòn đảo hoang. Tay nải đựng vàng bạc, châu báu đã bị sóng đánh đi xa. Hắn kêu gào thảm thiết nhưng không có một tiếng trả lời. Người anh không còn cách nào, liền đánh liều đi về phía khu rừng. Lang thang nhiều ngày trong rừng, người anh phải ăn quả dại, uống nước suối để tiếp tục sống. Hắn cảm thấy hối hận vì lòng tham của mình, nhưng đã quá muộn.

Uyên Hồ
Xem chi tiết
Minh Quân Cao
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Khuê
15 tháng 3 2022 lúc 14:50

kết thúc có hậu

phạm
Xem chi tiết
︵✰Ah
20 tháng 2 2022 lúc 17:17

Tham Khảo

Mở bài :

Cây khế là một câu chuyện cổ tích rất hay và ý nghĩa.

Kết bài :

Qua câu chuyện, chúng ta nhận được bài học ý nghĩa mà ông cha gửi gắm “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”. Câu chuyện cổ tích ấy không chỉ để giải trí mà còn là những bài học giáo dục đầu đời của bao thế hệ trẻ em nước ta.

Trần Thị Hồng Ánh
20 tháng 2 2022 lúc 17:16

Tôi là nhân vật người em trong truyện Cây khế - một câu chuyện hay trong kho tàng truyện cổ nước ta. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện ấy cho các bạn cùng nghe.

trần quỳnh anh
20 tháng 2 2022 lúc 17:19

      Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

Hânn Ngọc:))
Xem chi tiết

ai thèm chép

tự làm lun ikbucqua

Hânn Ngọc:))
9 tháng 5 2021 lúc 20:37

ủa rồi liên quan gì ??????????????????????????

Nguyễn Minh Thư
Xem chi tiết
phạm
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
20 tháng 2 2022 lúc 17:11

TK

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:

 

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.

Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.

Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.

Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói y như với tôi:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.

Huỳnh Thùy Dương
20 tháng 2 2022 lúc 17:12

Tham khảo:

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi và đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.”. Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.
 

Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn người anh xuống biển cùng với số vàng.

Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa… Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.

Khổng Minh Hiếu
20 tháng 2 2022 lúc 17:12

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.

Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.

Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.

Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói y như với tôi:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.

  
phạm
Xem chi tiết
Tạ Tuấn Anh
23 tháng 2 2022 lúc 18:42

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

 

Vợ tôi liền nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.

Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.

Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.

Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:

 

- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy túi. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.

bi bo
Xem chi tiết
Pie
1 tháng 3 2022 lúc 20:21

Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Sự đối lập đó là:

- Người anh: Nhân vật người anh trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những kẻ tham lam, ích kỉ.

Người anh là người ích kỉ và keo kiệt, khi cha mẹ qua đời anh ta đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế. Bao nhiêu ruộng đất chiếm được, anh ta cho cày thuê nên ngày càng giàu có hơn. Bộ dáng tham lam của anh ta khi tranh ruộng đất với em mình thật khác hẳn với bộ dáng anh ta xun xoe, nịnh nọt người em đổi cho cây khế ngọt để lấy vàng. Anh ta mặc bộ quần áo thùng thình, vai khoác chiếc túi mười hai gang cùng cái bụng phệ loay hoay leo lên lưng chim ra đảo lấy vàng. Nhìn thấy nhiều vàng trên đảo, đôi mắt híp của anh ta sáng rực lên, bộ dạng hấp tấp, tham lam vơ vét, cố ních, cố nhét vào túi và ì ạch vác túi vàng nặng trĩu trên vai leo lên lưng chim để trở về. Nhưng rồi cuối cùng con người tham lam, ích kỉ ấy đã chới với trên lưng chim rồi lăn xuống biển.

Cái chết của người anh là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam, chỉ muốn ăn mà không muốn làm, sống cạn tình nghĩa.

- Người em: Nhân vật người em trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những người tốt bụng, thật thà, lương thiện

Người em hiền lành, tốt bụng và rất yêu mến anh trai của mình. Khi cha mẹ qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Người em chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, người em chỉ ngày ngày chắm chút cho cây khế, mong cây đơm quả ngọt. Điều may đến, người em được chim lạ đưa đi lấy vàng và có một cuộc sống sung túc. Vì tốt bùng, thật thà nên người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình. Khi anh trai nổi long tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó với anh trai của mình. 

Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người "ở hiền gặp lành".✔

『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
1 tháng 3 2022 lúc 20:21

Tham khảo :

Người anh là người ích kỉ và keo kiệt, khi cha mẹ qua đời anh ta đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế. Bao nhiêu ruộng đất chiếm được, anh ta cho cày thuê nên ngày càng giàu có hơn. Bộ dáng tham lam của anh ta khi tranh ruộng đất với em mình thật khác hẳn với bộ dáng anh ta xun xoe, nịnh nọt người em đổi cho cây khế ngọt để lấy vàng. Anh ta mặc bộ quần áo thùng thình, vai khoác chiếc túi mười hai gang cùng cái bụng phệ loay hoay leo lên lưng chim ra đảo lấy vàng. Nhìn thấy nhiều vàng trên đảo, đôi mắt híp của anh ta sáng rực lên, bộ dạng hấp tấp, tham lam vơ vét, cố ních, cố nhét vào túi và ì ạch vác túi vàng nặng trĩu trên vai leo lên lưng chim để trở về. Nhưng rồi cuối cùng con người tham lam, ích kỉ ấy đã chới với trên lưng chim rồi lăn xuống biển.

Cái chết của người anh là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam, chỉ muốn ăn mà không muốn làm, sống cạn tình nghĩa.

- Người em: Nhân vật người em trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những người tốt bụng, thật thà, lương thiện

Người em hiền lành, tốt bụng và rất yêu mến anh trai của mình. Khi cha mẹ qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Người em chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, người em chỉ ngày ngày chắm chút cho cây khế, mong cây đơm quả ngọt. Điều may đến, người em được chim lạ đưa đi lấy vàng và có một cuộc sống sung túc. Vì tốt bùng, thật thà nên người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình. Khi anh trai nổi long tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó với anh trai của mình. 

Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người "ở hiền gặp lành".

 Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu truyện ăn khế trả vàng còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này.