Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Khánh Hà A
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
6 tháng 6 2023 lúc 15:11

Em thích hình ảnh: "ngọn tre cong gọng vó, kéo mặt trời lên cao"

Vì từ hình ảnh đó cho em hình dung ra hình dáng cây tre sinh động được nhân hóa, đồng thời em thấy được hành động từ sự "cong" của cây tre trong gió rì rào mà làm cho người ta nhìn bầu trời thêm cao hơn qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ "kéo" của tác giả. Tất cả như hiện ra một bức tranh đẹp, sâu sắc trước mắt em khi em mường tượng.

thuyu
Xem chi tiết
Haquyminh
20 tháng 8 lúc 20:03

con cặc

 

Xem chi tiết
Hồ Đức Việt
28 tháng 3 2021 lúc 20:12

Mình thích câu:

Ngọn tre cong gọng vó

Kéo mặt trời lên cao.

Các sự vật: ngọn tre-gọng vó-mặt trời vốn dĩ không liên quan tới nhau. Nhưng qua liên tưởng, tưởng tượng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ trên, các sự vật này dường như có sự liên hệ với nhau: ngọn tre cong cong như cái gọng vó, cái gọng vó lại đang kéo mặt trời lên cao. Cảnh vật như hoà quyện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.

Đó chính là hình ảnh nhân hóa

Hình tượng ngọn tre,gọng vó kéo mặt trời lên cao của NCD thật độc nhất vô nhị!

Khách vãng lai đã xóa
ngô xuân tùng
28 tháng 3 2021 lúc 20:14

Em thích hình ảnh ngọn tre cong gọn vó kéo mặt trời lên cao vì trong câu thơ này tác giả đã sử dụng hình ảnh nhân hóa , nhân hóa ngọn tre như con người kéo được một thứ gì đó làm cho câu thơ trở nên sinh động, gợi cảm hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Thị Thanh Thùy 8/1
Xem chi tiết
pham mai huong
Xem chi tiết
pham mai huong
26 tháng 11 2023 lúc 19:26

助けてください、助けが必要です

dịch ra tiếng nhật nhé!🧡❤🧡💚💙💓💞💔💟💝💘💌💤💦💨💫🕳

HaNa
26 tháng 11 2023 lúc 19:28

Em thích hình ảnh lũy tre xanh rì rào.

Vì em cảm nhận sự bình yên, thanh thản, gắn bó với đồng quê từ hình ảnh này. Đồng thời, "lũy tre" còn gần gũi "rì rào" như đang trò chuyện với em.

 

Nguyễn Thùy Linh
26 tháng 11 2023 lúc 19:40

em thích hình ảnh 'Kéo mặt trời lên cao'

vì chỉ khi mặt trời lên cao thì mọi người mới nhận được ánh sáng và tích cực làm việc.

Pvp Minecraft
Xem chi tiết
cô của đơn
15 tháng 8 2018 lúc 21:00

sau khi đọc xong văn bản"lũy tre"của tác giả nguyễn công dường em có 1 ấn tượng sâu sắc về bài thơ.hình ảnh "ngọn đền cong gọng vó'' và"kéo mặt trời lên cao"qua sự liên tưởng đọc đáo của nhà thơ,các sự vật "ngọn tre","gọng vó","mặt trời" vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng chở nên gần gũi thân thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau,cảnh vật như hòa quện với nhau tạo nên sự sống động cho hình ảnh bài thơ

Ngânn
Xem chi tiết
Đào Duy Minh
21 tháng 8 2018 lúc 21:07

Luỹ tre xanh từ ngàn đời nay đã trở thành cảnh sắc thân mật của làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có bài thơ Tre Việt Nam nổi tiếng. Hình ảnh cây tre đã trở thành một biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đoạn trích:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

 Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?

Ở đâu tre củng xanh tươi

 Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu!

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

 Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

 Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm... đã phần nào thể hiện những đức tính quí báu của dân tộc ta.

Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.

Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:

Xanh tự bao giờ?

... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?

... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ như phát hiện ra chân lý: tre xanh tươi là nhờ có rễ siêng, là nhờ có bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Sự sống phải bắt đầu từ sự chắt chiu, dành dụm, kiên nhẫn:

Có gì đâu, có gì đâu

 Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Cây tre đã trở thành biểu tượng về người dân Việt Nam với bao đức tính quí báu như cần cù, siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó. Tre cũng như con người: ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan yêu đời. Tre được nhân hoá: tre đu, tre hát ru, tre yêu nhiều.., không đứng khuất mình... Lời thơ nhuần nhị, hồn nhiên, hình ảnh hàm nghĩa gợi cho ta nhiều liên tưởng thấm thìa:

Vươn mình trong gió tre đu,

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,

Tre xanh không khuất đứng mình bóng râm.

Có trời xanh nên mới có tre xanh. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ vừa có hình ảnh rất thơ lại vừa có chất trí tuệ, khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Dù thế nào, tre vẫn bốn mùa xanh tươi.

Màu xanh của tre là biểu tượng về sức sống mãnh liệt của dân tộc. Không phải chỉ có ở thơ của Nguyễn Duy mà còn được thể hiện nhiều trong các áng văn chương:

                   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

                   Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.

                     (Viếng lăng Bác - Viễn Phương).

Kết thúc bài văn thuyết minh Cây tre Việt Nam ,Thép Mới viết: Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.

Em chưa được đọc hết bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Mới dừng lại ở đoạn trích (Ngữ văn 6 - Tập II), hình ảnh tre xanh đã để lại trong em nhiều dư vị: nói “tre” nhưng chính là đề cao cốt cách của con người Việt Nam. Cái hay của đoạn thơ là ở chỗ đó.

Nàng Công Chúa Kẹo Ngọt
Xem chi tiết

Mỗi sớm mai thức dậy
Lũy tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao
( Lũy tre - Nguyễn Công Dương )

Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh: “Ngọn tre cong gọng vó / Kéo mặt trời lên cao”.

Qua sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo của nhà thơ, các sự vật “ngọn tre”, “gọng vó”, “mặt trời” vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng trở lên gần gũi, thân thiết, và gắn bó chặt chẽ với nhau. Cảnh vật như hoà quện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.

và nhà thơ Nguyễn Duy lại viết :
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre tre nhường cho con
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy )
Tre ở đây cũng được nhân hóa giống như con người vậy, nó cũng có tay,có tình cảm như chúng ta vậy. Những cây tre ôm lấy nhau vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời thể hiện sự đùm bọc đoàn kết lẫn nhau,tre không chịu đứng một mình mà hình thành theo từng khóm chụm lại. Người ta bảo tre già măng mọc là vậy,khi chúng gãy đi thì vẫn còn cái gốc cho măng mọc, để tiếp tục sinh tồn và phát triển. Hình ảnh tre được ẩn dụ thành manh áo cộc để nhường nhịn cho đàn con của mình. Cây tre giống như một người mẹ hiền hòa yêu thương đàn con vậy.

Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối tiếp của ông cha ta và duy trì nòi giống được nhân dân ta thể hiện rất rõ tong bài thơ này. Đồng thời qua hình ảnh về cây tre thì chúng ta còn thấy được dự đoàn kết,không hề tách biệt nhau. Chúng ta sống theo từng gia đình chứ không hề riêng lẻ.

Nàng Công Chúa Kẹo Ngọt
10 tháng 2 2019 lúc 20:43

bạn gì dó đã trả lời ơi, mình ko nhờ bạn chỉ và so sánh giữa 2 bài mà mk chỉ nhờ các bạn chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ thôi

Nguyễn Thị Diệu Li
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Dung
9 tháng 2 2019 lúc 10:15

Trong tác phẩm lũy tre, nhà thơ Nguyễn Công Dương đã viết:
" Mỗi sớm mai thức dậy
Lũy tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao"
Có lẽ, nhà thơ đã quan sát rất kĩ và tỉ mỉ cảnh bình minh ở làng quê Việt Nam. Khi mà mỗi lúc thức dậy, khi bình minh báo hiệu một ngày mới bắt đầu, mỗi người đều có công việc riêng cho mình thì lũy tre lại "rì rào" ca hát cùng gió, cùng trời, cùng mây xanh và những chú chim ríu rít. Ai lắng nghe có thể thấy đó như khúc nhạc ban mai chào buổi sáng tốt lành. Qua đó, ta có thể thấy được cảnh làng quê Việt Nam thật thanh bình và thơ mộng. Tưởng chừng lũy tre chỉ có vậy nhưng ai biết tre còn có công việc lớn lao hơn nhiều. Ta đã biết tre giúp dân ta chống giặc, cùng ta kề vai sát cánh, như một người bạn, người anh hùng của nhân dân. Ấy vậy mà tre còn giúp ta "kéo mặt trời lên". Những ngọn tre cong cong như lưỡi hái đang từ từ kéo mặt trời lên khỏi đám mây, kéo mặt trời thức dậy, phân phát ánh sáng cho muôn loài, cho người lớn ra đồng làm việc, trẻ em cắp sách đến trường. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hóa một cách khéo léo để miêu tả cảnh bình minh ở vùng nông thôn Việt Nam. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và truyền tải tới bạn đọc những cảnh đẹp thanh bình, giản dị mà chỉ có ở làng quê Việt Nam. Qua đoạn thơ, em thấy mình như yêu quê hương và biết trân trọng những thứ giản dị mà thấm đẫm hồn quê, tình người.

Nguyễn Thị Diệu Li
10 tháng 2 2019 lúc 11:52

cảm ơn bạn