Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Việt Quang
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 9 2021 lúc 19:44

Em tham khảo:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 10 2019 lúc 8:46

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

b. Thân đoạn:

- Giới thiệu nhóm tác giả Ngô Thì với hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

c. Kết đoạn:

- Khẳng định giá trị và nội dung nghệ thuật của tác phẩm.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 10 2017 lúc 9:56

a/ Mở đoạn: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích.

b/ Thân đoạn:

- Nhận được tin cấp báo quân Thanh chiếm được thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và thân chinh cầm quân đi dẹp giặc.

- Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.

- Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

c. Kết đoạn:

- Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ với lòng yêu nước quả cảm tài chí và sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê.

Bình luận (0)
Lâm Hoàng
Xem chi tiết
Kim Han Bin
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
26 tháng 9 2019 lúc 11:37

a. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh - cướp nước

Được miêu tả đối lập với hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn là chân dung kẻ thù xâm lược, cụ thể qua hình ảnh kẻ cầm đầu - Tôn Sĩ Nghị:

- kẻ kiêu căng, tự mãn, chủ quan, kéo quân vào Thăng Long dẽ dàng “ngày đi đêm ngủ” như “đi trên đất bằng”, cho là vô sự, không đề phòng gì, chỉ lảng vảng bên bờ song, lấy thanh thế suông để dọa dẫm.

- là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao. Dù được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc”, cho quân lính mặc sức vui chơi.

- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì hèn nhát, vô trách nhiệm thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồn trước qua cầu phao; quân thì “ai nấy đều rụng rời sợ hãi xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”. Cả đội binh hùng tướng mạnh chỉ quen diễu võ giương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.

-> tác giả miêu tả sự trốn chạy, đại bại của quân tướng nhà Thanh với âm điệu nhanh, mạnh, gấp gáp gợi sự thất bại liên tiếp, thể hiện tâm trạng hả hê, sung sướng của người cầm bút.

b. Số phận bi đát của bè lũ vua tôi Lê Chiêu Thống - bán nước

- Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược.

- Lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương, và kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc: vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ cho đường chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán hận chảy nước mắt và sau khi sang đên Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.

-> Tác giả miêu tả sự trốn chạy của bè lũ Lê Chiêu Thống bằng giọng văn chậm rãi, có khi chững lại khi miêu tả những giọt nước mắt, qua đó thể hiện thái độ ngậm ngùi của người cầm bút, sự thương cảm còn lại của những người sĩ phu “trung quân ái quốc”.

Bình luận (0)
Đoan
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Huy Hoàng
Xem chi tiết
Huy Hoàng
Xem chi tiết
phạm kim liên
Xem chi tiết
nthv_.
1 tháng 10 2021 lúc 15:14

Tham khảo:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.

Bình luận (0)