Tìm câu rút gọn, câu đặc biệt và nêu tác dụng của nó trong đoạn trích sau:
Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
-Chủ nhật. Ngọc hỏi lại: Mấy giờ?
-8 giờ sáng. Nhớ mang sách cho tớ nhé!
BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần văn bản:
1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?
3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
2. Bài tập:
BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí,
bố của thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đen nộp lại cho chủ nợ một nương
ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. người vợ
chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài )
BT 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường
hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. cả tiếng cười.
b. Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa.
BT 3: Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại
không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- Lan…Mấy giờ cháu đến truờng?
- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
BT 4:Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
BT 5: Trong những trường hợp sau đây câu đặc biệt dùng để làm gì?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng xông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang
ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ oi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
BT 6: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
- Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
- Không.
- Vậy Ngữ văn 7 ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?
- Cũng không phải.
- Thế biển đề Giặt là trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện của hai bạn em thấy đúng sai thế nào?
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn nghị luận?
2. Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
3. Bài tập:
BT1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim? Tìm 3 dẫn
chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh?
BT2: Tìm 3 và phân tích 3 biểu hiện, việc làm trong cuộc sống thể hiện đạo lí
sống uống nước nhớ nguồn?
Đề 1: Viết một đoạn văn khoảng 150 từ có sử dụng câu rút gọn xác định câu rút gọn và nêu tác dụng của nó
Đề 2: Viết một đoạn văn khoảng 150 từ có sử dụng câu đặc biệt xác định câu đặc biệt nêu tác dụng của nó
Đề 3: Viết 1 đoạn văn khoảng 150 tử có sử dụng trạng ngữ xác định trạng ngữ nêu tác dụng của nó
Đề 4: Viết 1 đoạn văn khoảng 150 từ có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ xác định câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ nêu tác dụng của nó
Các bạn không cần nêu tác dụng cũng được chỉ cần tìm các câu là được nhé
Làm ơn giúp mình với mai mình kiểm tra rùi
:)) THANK YOU CÁC BẠN NHIỀU LẮM
What, rùi là bạn bắt mik phải đếm từ để viết cho đủ 150 từ á?
2.Tìm và nêu tác dụng của câu rút gọn và câu đặc biệt trong các câu sau:
trong các câu sau:
a.Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhụy hoa trong vườn. Một phút...Hai phút...Ba phút...Nhiều quá!
b.Bao giờ bạn về quê?
–Tuần sau.
c. Nam ơi! Hãy đi chơi cùng mình nhé.
3.Đặt câu rút gọn, câu đặc biệt và các thành phần trạng ngữ.
4.Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt và các trạng ngữ đã học.
a.Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhụy hoa trong vườn. Một phút...Hai phút...Ba phút...Nhiều quá!
=> cảm thán thời gian sao mà lâu quá.
b.Bao giờ bạn về quê?
–Tuần sau.
=> diễn tả thời gian ngắn gọn ,súc tích
c. Nam ơi! Hãy đi chơi cùng mình nhé.
=> Nam hãy đi chơi cùng mình nhé.
3.Đặt câu rút gọn, câu đặc biệt và các thành phần trạng ngữ.
=> Thật đáng buồn làm sao! - Đi về.
Hôm nay , em đã biết được cách làm bài toán này
4.Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt và các trạng ngữ đã học.
Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là 1 truyền thống quý báu của ta.Nó như một chìa khóa vạn năng mở cửa cho chúng ta đi qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn. Lòng yêu nước được thể hiện qua những việc làm đơn giản như yêu thương, săn sóc cho bộ đội,giúp việc vận tải, quyên góp ruộng đất cho Chính phủ,nhịn ăn để ủng hộ bộ đội,..... Tuy những việc làm ấy thật đơn giản nhưng chúng đã trở thành một trang lịch sử vẻ vang của dân tộc đáng tự hào. Lòng yêu nước xuất phát từ lòng yêu thiên nhiên, yêu con người trở nên lòng yêu Tổ quốc, yêu đất nước. hôm qua, ta có quyền tự hào về thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,.......Thật đáng trân trọng làm sao! Hôm nay, ta ra sức học để trở thành người có ích. Ngày mai,ta sẽ trở thành một người công dân tốt, biết yêu tổ quốc và yêu chính mình là trên hết. Nói tóm lại, lòng yêu nước cũng như các thứ của quý, mong manh, dễ vỡ. Vậy nên đừng làm nó vỡ.
- Câu rút gọn: Vậy nên đừng làm nó vỡ.
- Câu đặc biệt: Thật đáng trân trọng làm sao!
- Trạng ngữ: hôm nay ngày mai
Các Bạn Giúp Mình Nhé Mình Đang Cần Gấp Xin Cảm Ơn Trước Ạ !
xác định câu đặc biệt va câu rút gọn trong ví dụ sau ? Hãy cho biết tác dụng của những kiểu câu đó
( a ) - Lan ơi ! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi ?
- Chủ nhật
- Mấy giờ cậu đến ?
- 9 giờ
( b ) - Sơn ơi ! Bao giờ bạn đi nghỉ mát ?
- Chủ nhật
a) - Câu đặc biệt:
+ Lan ơi! (Giúp gọi đáp)
- Câu rút gọn:
+ Chủ nhật (Giúp thông tin nhanh)
+ 9 giờ (Giúp thông tin nhanh)
b) - Câu đặc biệt:
+ Sơn ơi! (Giúp gọi đáp)
- Câu rút gọn:
+ Chủ nhật (Giúp thông tin nhanh)
Tìm câu rút gọn ,câu đặc biệt và trạng ngữ trong đoạn văn sau ( Gạch chân ghi cụ thể)
“Sáng nay, Lan đang xem ti vi thì có bạn An đến chơi. An vừa đi đến cổng nhà Lan đã gọi rất to:
-Lan ơi ! Lan ơi !
Lan vừa ra mở cổng vừa nói:
- Vào đi ! Cậu vào đây cùng học bài với mình nhé !
Cả hai ngồi xuống bàn để chuẩn bị xem bài thì mẹ Lan nói:
-Có bạn đến cùng học ,con cố gắng học bài đừng đi chơi nhé.
Lan trả lời mẹ :
- Dạ !
Trạng ngữ: Sáng nay
Câu đặc biệt: Lan ơi! Dạ!
Câu rút gọn: Vào đi!
Giờ tự học trong ngày chủ nhật của Hà như sau : sáng từ 8 giờ đến 10 giờ , chiều từ 14 giờ đến 16 giờ . Hỏi thời gian tự học trong ngày chủ nhật của Lan là bao nhiêu phần của một ngày ?
Mình sẽ tích cho ai có câu trả lời nhanh và đầy đủ .
Trên Hà dưới Lan đấy à.
Thời gian học buổi sáng là:
10 giờ - 8 giờ = 2 giờ
Thời gian học buổi chiều là:
16 giờ - 14 giờ = 2 giờ
Thời gian Lan tự học là:
2 + 2 = 4 ( phần)
Thời gian Lan tự học là số phần của 1 ngày là:
4 : 24 = \(\frac{1}{6}\)(ngày)
Đ/s: \(\frac{1}{6}\)ngày
k mk nha. THanks
thời gian học buổi sáng là:
10 - 8 = 2 ( giờ )
thời gian học buổi chiều là:
16 - 14 = 2 ( giờ )
thời gian Lan tự học là:
2+2=4 ( phần )
thời gian Lan tự học là số phần của ngày là:
4 : 24 = 1/6 ( ngày )
Đ/S: 1/6 ngày
Câu 1: Cho đoạn trích sau: Từ đầu đến Tình cảnh trông thật là thảm ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74 )
* Trả lời câu hỏi sau:
a) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.
b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê.
c) Em hiểu thế nào về nhan đề "Sống chết mặc bay"?
Câu 2: Cho đoạn trích sau: Từ Tuy trống đánh liên thanh... đến ...Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74+75 )
* Trả lời câu hỏi sau:
a) Tìm những câu đặc biệt và nêu tác dụng của nó.
b) Đoạn trích trên có gì về mặt nghệ thuật? Cho biết hiệu quả diễn đạt của nghệ thuật ở đoạn trích đó.
c) Nêu nội dung chính trong đoạn văn trên.
Câu 3: Cho đoạn trích sau: Từ Bấy giờ ai nấy ở trong đình... đến ...Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm...
( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.78 )
* Trả lời câu hỏi sau:
a) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
b) Tìm câu rút gọn được sử dụng trong trích đoạn.
c) Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu gạch ngang được sử dụng trong trích đoạn.
d) Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Đọc kỹ đoạn văn sau:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mãi vui chơi bạn bè, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nha vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi!
1 Xác định câu rút gọn trong đoạn văn? Rút gọn thành phần nào? Khôi phục thành phần bị rút gọn?
2/ Xác định trạng ngữ có trong đoạn văn và nêu công dụng của các trạng ngữ đó?
3/ Viết đoạn văn chủ đề về quê hương có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn. Nêu tác dụng của câu rút gọn và đặc biệt có trong đoạn văn?
4/ Đặt câu: ( 4 câu)
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức? Tác dụng của từng trạng ngữ.
Mọi người làm được câu nào gửi câu đấy nhé. Thanks
a) trạng ngữ chỉ thời gian: Ngày cưới
Trạng ngữ chỉ địa điểm: trong nhà Sọ dừa
b) Trạng ngữ chỉ thời gian: Đúng lúc rước dâu
c) Trạng ngữ chỉ cách thức: Lập tức
2.tìm câu rút gọn trong những trường hợp sau và chỉ rõ thành phần nào của câu được rút gọn:
a. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.
b. - Bao giờ cậu về quê?
-Chủ nhật này.
3.Hãy đặt một câu văn trong đó có sử dụng phép liệt kê. Chỉ ra và nêu tác dụng của nó?
P/S: ĐÂY LÀ ĐỀ THI HK CỦA MÌNH! CÁC BẠN LÀM GIÚP MÌNH XEM MÌNH CÓ ĐÚNG KO NHA!
Bài 2
a. Câu rút gọn : Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. ( rút gọn thành phần CN )
b. Câu rút gọn : Chủ nhật này ( rút gọn thành phần VN )
Bài 3 ( chỗ gạch chân là sử dụng phép liệt kê)
- Ở đây có rất nhiều cây : cây bàng, cây ổi, cây táo, cây xoài...
Tác dụng : báo hiệu còn nhiều sự vật chưa liệt kê hết
Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. => Rút gọn chủ ngữ.
- Bao giờ cậu về quê?
- Chủ nhật này.
=> Rút gọn chủ ngữ và vị ngữ.
Vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa, nào là cúc, hồng, hướng dương, phong lan,...
=> Diễn tả đầy đủ các loài hoa trong vườn nhà em.
Chúc bạn học tốt