Những câu hỏi liên quan
Phạm Đức Dâng
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh Đức
3 tháng 3 2016 lúc 10:38

            Đoạn thơ đã sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian trong đó có văn học dân gian. Từ các truyền thuyết vào loại xa xư­a nhất của dân tộc ta như­ Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, Hùng V­ơng đến truyện cổ tích, nh­ Trầu Cau, đặc biệt là nhiều câu ca dao, dân ca, của nhiều miền đất nư­ớc:

Ví dụ: “Cha mẹ th­ương nhau bằng gừng cay muối mặn” Là từ câu ca dao:

                                   Tay bư­ng chén muối đĩa gừng

                                   Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

             “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi” gợi nhớ đến câu ca dao:

                                   “Yêu em từ thuở trong nôi

                                    Em nằm em khóc anh ngồi anh ru”

“Biết quí trọng công cầm vàng những ngày lặn lội” là đư­ợc rút từ câu ca dao:

                                    Cầm vàng mà lội qua sông

                                     Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng.

             Chất liệu văn học dân gian đã đ­ược tác giả sử dụng vào đoạn thơ một cách linh hoạt và sáng tạo. Không lặp lại hoàn toàn các câu ca dao, dân ca, nhà thơ th­ờng chỉ dùng một hình ảnh hoặc một phần của các câu ca đó để đ­a vào tạo nên câu thơ của mình. Các truyền thuyết và truyện cổ tích cũng đư­ợc sử dụng theo cách gợi nhắc tới bằng một hình ảnh hoặc tên gọi. Tác giả vừa đ­a ngư­ời đọc nhập cả vào môi tr­ường văn hóa, văn học dân gian đồng thời lại thể hiện đ­ược sự đánh giá, cảm nhận đ­ược phát hiện của tác giả về kho tàng văn hoá tinh thần ấy của dân tộc.

 

Bình luận (0)
Lan Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Duy
2 tháng 1 lúc 19:52

*Tham khảo *

Ai đó đã từng nói rằng: “Nếu mỗi người không thuộc về một đất nước, một quê hương thì giống như con chim không có tổ, cái cây không có rễ...”. Và ai đó cũng đã từng tự hỏi lòng: “Có mối tình nào nặng sâu hơn là mối tình Tổ quốc?”. Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy đã có biết bao hồn thơ cất cánh. Với Nguyễn Đình Thi là hình ảnh của một đất nước đau thương, căm hờn, quật khởi, vùng lên chiến đấu và chiến thắng huy hoàng. Với Lê Anh Xuân là dáng đứng Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân. Với Xuân Diệu là vẻ đẹp của đất nước “Tổ quốc tôi như một con tàu, mũi tàu rẽ sóng Cà Mau”. Đặc biệt vào cuối năm 1971, từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một tiếng thơ hay về đề tài Đất nước qua trích đoạn: “Đất nước” - Trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đoạn trích này ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc với một tư tưởng mới mẻ về đất nước: “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua chín câu thơ đầu:

 

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có từ ngày đó…”

Nguyễn Khoa Điềm được coi là một trong những đại diện tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông xuất thân trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước, sớm tham gia cách mạng và từng bị địch bắt giam. Thơ ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước. Kết tinh cho hồn thơ ấy phải kể đến “Đất Nước” - một trích đoạn thuộc chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”, viết năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn ác liệt. Bấy giờ, phong trào đấu tranh chống Mỹ của nhân dân các đô thị miền Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ, sôi nổi tiêu biểu là phong trào xuống đường đấu tranh của học sinh, sinh viên. Từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tác trường ca “Mặt đường khát vọng” để góp thêm tiếng thơ hay về đất nước, để lay động và thức tỉnh ý thức trách nhiệm của mỗi người đặc biệt là của tuổi trẻ đối với quê hương, dân tộc.

 

Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu trích đoạn thơ của mình bằng lời hồi đáp cho câu hỏi: “Đất nước có tự bao giờ?”:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”

Hai chữ “Đất nước” vang lên trong trang thơ đầy thiết tha, trìu mến. Độc giả sẽ phát hiện một điều khác lạ đó là xuyên suốt trong cả đoạn thơ này từ “Đất nước” đều được viết hoa. Chia sẻ về lý do tại sao lại trình bày như vậy, Nguyễn Khoa Điềm lý giải với ông đất nước không đơn thuần là vùng đất vô tri, đất nước là nhân vật, là sinh thể có tâm hồn và với cách viết này cũng đồng thời bài tỏ sự trân trọng của tác giả những tình cảm thành kính, thiêng liêng, trân trọng dành cho đất nước. Điệp từ “Đất Nước” vang vọng suốt cả trường ca như một khúc nhạc thiết tha gợi cảm xúc, đưa ta về một miền không gian nối dài từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Hai từ thiêng liêng ấy không chỉ xuất hiện trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm mà còn “làm bạn” với rất nhiều thi sĩ khác:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

 

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”

 
Bình luận (0)
Lý Vũ Thị
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 4 2019 lúc 11:40

Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…

- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

   + Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

   + Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

-> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ

Bình luận (0)
Ngô Đình Trí
Xem chi tiết
Huyền Trang
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 11 2018 lúc 12:06

Chất liệu văn hóa dân gian.

  Trong bài văn tác giả sử dụng một số chất liệu văn hóa dân gian:

   - Bồ các là bác chim ri, chim ri là rì sáo sậu…. tu hú là chú bồ các

   - Dây mơ, rễ má

   - Kẻ cắp gặp bà già

   - Sự tích chim bìm bịp

   → Cách sử dụng chất liệu dân gian nói trên làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể gần gũi mà sinh động với con người.

  Tuy nhiên cách nhận định, đánh giá trên mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng.

Bình luận (0)
Cẩm Tú Cầu
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
5 tháng 12 2021 lúc 13:09

Tham khảo:

- Trong thơ của Xuân Hương có sử dụng hình ảnh trầu cau của văn học dân gian:

      Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

- Hoặc trong thơ của Nguyễn Du:

    Thiếp như hoa đã lìa cành

Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.

Dựa trên câu ca dao:

    Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

Bình luận (1)