Ai giúp e vs ạ !!!Nghị luận về thối quen tốt đẹp của người VN
Có ai giúp mik làm về nghị luận xã hội về phẩm chất tốt đẹp dùm mik với mik cảm ơn
Viết một bài văn nghị luận về thói quen tốt của con người
Bài văn nghị luận về thói quen tiết kiệm:
Khi đời sống phát triển, nhu cầu con người tăng cao mà nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, cạn kiệt, con người buộc phải biết sử dụng nó tiết kiệm hơn để đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững. Đó là nói ở tầm vĩ mô. Thực tế trong cuộc sống, chúng ta cần tiết kiệm để tích lũy nhiều hơn của cải vật chất làm giàu cho bản thân và đất nước. Thói quen tiết kiệm là đức tính cần có ở mỗi con người.
Theo nghĩa đơn giản, tiết kiệm là hành vi sử dụng vật chất một cách có hiệu quả, không lãng phí, không xa xỉ hoặc làm mất mát, tổn thất hay thiệt hại. Tiết kiệm không có nghĩa là keo kiệt, bủn xỉn mà là hành động tác động vào vật chất để sinh lời một cách hiệu quả nhất.
Tiết kiệm biểu hiện ở các mặt: tiết kiệm tiền bạc, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian,…
Người xưa thường nói: “Giàu có do trời, ấm no do cần kiệm”. Đó chính là một đức tính tốt đẹp con người thường nhắc nhở mình.
Con người chỉ là một thực thể trong tự nhiên, luôn bị tác động bởi các quy luật. Bằng trí tuệ con người từng bước tách mình ra khỏi tự nhiên, làm chủ cuộc sống nhưng vẫn phải tuân thủ các quy luật của nó. Không có gì là vô tận. Tất cả những vật chất trên trái đất rồi cũng sẽ được sử dụng hết. Tài nguyên sẽ cạn kiệt nếu chúng ta không biết sử dụng nó một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Lối sống tiết kiệm sẽ giúp ta tích lũy được nhiều hơn, tránh được sự lãng phí, thất thoát về tiền bạc, sức lao động và các nguồn tài nguyên. Sự giàu có chủ yếu được bồi đắp bởi hành vi tiết kiệm từng ngày.
Tiết kiệm thể hiện sự trân trọng của con người đối với thế giới xung quanh, với xã hội loài người và sức lao động của con người. Cuộc sống luôn công bằng. Nếu ta biết nâng niu, trân trọng và phát huy các giá trị tốt đẹp nhất định sẽ nhận được thành quả tốt. Nếu ta lãng phí hoặc hủy hoại một giá trị hữu ích nào đó nhất định bản thân sẽ nhận về hậu quả lớn.
Tiết kiệm thể hiện một nhân cách cao cả. Đó là lối sống lành mạnh, tiến bộ và văn minh. Một con người văn minh là một con người phải biết tiết kiệm. Sống thực hành tiết kiệm là đóng góp lớn vào việc bảo vệ sự sống trên trái đất, phát triển cuộc sống thịnh vượng và bền vững. Tiết kiệm là tự làm giàu cho bản thân, góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Hãy thực hành tiết kiệm một cách đơn giản nhất. Đầu tiên là tiết kiệm của cải vật chất. Tiết kiệm từ cây bút, trang vở, quyển sách, thức ăn,… Nếu tính thành tiền nó thật nhỏ bé. Nhưng nó là sự kết tinh lao động của biết bao con người, biết bao tài nguyên. Đừng bao giờ phung phí tiền bạc, dù nó là của bạn. Đó là lời khuyên chân thành của các tỉ phú. Bởi sự giàu có là do quá tích lũy từ nhỏ đến lớn và rất lớn.
Hãy thực hành tiết kiệm thời gian một cách nghiêm khắc nhất. Bởi của cải mất đi bạn sẽ lấy lại được. Còn thời gian trôi đi bạn sẽ không bao giờ có được một lần nữa. Phung phí thời gian là sự lãng phí lớn nhất của con người.
Hãy xây dựng lối sống giản dị, thanh cao, không đua đòi hay chạy theo vật chất tầm thường. Con người cao đẹp là bởi do đức tính. Sự phù phiếm của hình thức chỉ là giả tạo. Hầu hết người thành công đều lựa chọn lối sống bình dị, hòa hợp với thiên nhiên và tìm lấy cho mình một sự thanh thản. Vật chất làm giàu cho cuộc sống, còn thời gian sẽ làm giàu cuộc đời bạn.
Hãy tiết kiệm lời nói và suy nghĩ nhiều để bạn có thể thành công hơn. Con người sinh ra ai cũng muốn nói nhiều, ít suy nghĩ. Đó là một nhu cầu tự nhiên. Hãy làm việc nhiều hơn thay vì chỉ biết nói. Tiết kiệm lời nói sẽ làm cho các mối quan hệ trở nên bền chặt, thắm thiết. Nhưng cũng không nên quá tiết kiệm lời nói một cách thái quá. Hãy cởi mở để chia sẽ tri thức, tình yêu thương, gắn kết tình thân. Lời nói tuy giản dị nhưng thực sự có thể mang lại hạnh phúc cho nhiều người.
Thực hành tiết kiệm và khuyên bảo, giúp đỡ người khác tiết kiệm. Một xã hội phồn vinh là một xã hội mà ở đó có rất nhiều người sống biết tiết kiệm. Họ sẵn sàng cho đi những gì mình có, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó nhưng không bao giờ lãng phí của cải, thời gian, sức lực mà không mang lại một sự hữu ích nào đó cho bản thân mình hoặc cho người khác.
Sống biết tiết kiệm nhất định sẽ thành công. Tiết kiệm và sử hiệu quả của cải vật chất sẽ làm cho tâm hồn thanh thản, giúp con người tìm thấy được sự sống đích thực.
Là học sinh, cần phải biết tiết kiệm nhiều hơn. Bởi học sinh chưa thể tự mình tạo ra của cải vật chất. Học sinh cần rèn luyện lối sống tiết kiệm để biết quý trọng của cải vật chất và sức lao động của người thân, của xã hội đã dành cho mình.
Hãy luôn nhớ rằng sự lãng phí chính là tội lỗi đầu tiên của con người trên con đường tiến đến tương lai.
Không còn cách nào khác là phải thực hành tiết kiệm để có thể thành công. Theo Hồ Chí Minh, tiết kiệm là một trong bốn đức tính (cần, kiệm, liêm, chính) cần có ở mỗi con người. Người cũng nói rõ, thiếu một trong bốn đức tính ấy thì không thể thành người tốt được.
-Thói quen tốt: ĐỌC SÁCH-
Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.
-Thói quen tốt: ĐỌC SÁCH-
Việc đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hoa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suôt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta…”. Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần.
Cách lập luận của của văn bản "Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội". Nhận xét về sức thuyết phục của văn bản ấy.
Mọi người giúp mình với ạ!
Giúp em vs ạ.
Hãy viết đoạn văn nghị luận xã hội phân tích về các sụw việc , hiện tượng tốt đáng biểu dương của các bạn ,trong nhà trường và xã hội(nghị luân xã hội)
Các sự việc, hiện tượng tốt đáng được biểu dương trong nhà trường hoặc ngoài xã hội:
Trung thực trong học tậpTấm gương học sinh nghèo vượt khóKhông tham lam, nhặt được của rơi, trả người đánh mấtĐoàn kết thân ái với bạn bè trong lớp họcTrồng cây bảo vệ môi trườngTuân thủ nội quy của lớp họcPhong trào cứu trợ đồng bào bão lụtnghị luận sách là người bạn tốt của con người?
dag cần gấp mọi người giúp đỡ ạ=((
Người không học không thể thành tài. Từ xưa đến nay, chúng ta luôn hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của bản thân có tác động to lớn như thế nào đến sự phát triển của nhân loại. Chính vì thế, chúng ta cần tích cực đọc sách, học những điều hay trong sách để trở thành công dân tốt, bởi lẽ: “Sách là người bạn lớn của con người”. Sách là nguồn tri thức vô tận của con người, là phương tiện lưu trữ tri thức,lịch sử, văn hóa từ hàng nghìn đời nay nhằm giúp cho thế hệ sau này có tài liệu tìm hiểu, mở mang hiểu biết. Sách là một tài sản vô giá của con người, là nơi hội tụ tinh hoa tri thức của nhân loại cho bây giờ và mãi mãi. Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức để hoàn thiện bản thân, suy nghĩ đúng đắn hơn và đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân. Sách đem lại cho ta vô vàn tri thức. Sách đưa ta đến với những vật vĩ mô như cả vũ trụ rộng lớn, hay cho ta biết rằng cả một thế giới nhỏ bé đang ở trong lòng bàn tay mình. Với vô vàn thể loại, lĩnh vực khác nhau, mỗi cuốn sách lại đem đến cho chúng ta một chân trời mới. Sách không chỉ đem đến cho chúng ta tri thức để nâng cao vốn hiểu biết mà còn đem đến cho chúng ta những bài học quý giá, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân. Từ đó có ý thức sống tốt hơn và có định hướng hành động đúng đắn. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại sách khác nhau chưa được kiểm chứng về chất lượng, mang đến những thông tin không chính xác cho người đọc, điều hướng độc giả đi theo suy nghĩ sai lệch của tác giả. Thế nên mỗi người cần có sự lựa chọn thông minh cho bản thân mình để có thể tiếp thu những điều tốt đẹp nhất từ sách mà không gặp phải những cuốn sách có nội dung sai lệch. Nhân loại có một kho tàng sách khổng lồ mà cả đời ta cũng không thể đọc và hiểu hết được. Hãy lựa chọn những cuốn sách phù hợp với bản thân mình và học tập thật chăm chỉ để trở thành một công dân tốt cho xã hội.
Bài văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm viết về người tốt hoặc việc tốt.
(giúp mình với ạ , mình cảm ơn.)
. Mn lm giúp e bài văn nghị luận về 1 bức tranh 1 ông cụ đang lướt online vs ạ......e đang cần gấp....e c.ơn mn trước lun ạ
Tập làm văn: Nêu suy nghĩ của em về việc gian lận trong các kỳ thi trực tuyến
mọi người làm ơn giúp em với ạ, văn nghị luận ạ, em cần gấp lắm ạ, càng dài càng tốt, em cảm ơn nhiều
tham khảo
Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.
Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.
Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.
Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.
Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.
Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.
Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
Viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ nghị luận về ý nghĩa của lòng quyết tâm. Giúp e với ạ
Bạn tham khảo nhé:
Trong cuộc sống, không phải lúc nào con đường đi đến thành công cũng bằng phẳng, đôi khi chúng ta còn gặp phải thất bại, không thể đứng dậy đi tiếp. Nhưng có lòng quyết tâm, ta sẽ vượt qua tất cả. Vậy thế nào là sự quyết tâm? Đó là ý chí nghị lực, là lòng gan dã, dũng cảm quyết chí hoàn thành một mục tiêu, kế hoạch nào đó. Người quyết tâm luôn đạt được thành công. Thực tế trong cuộc sống cho ta thấy rất nhiều tấm gương sở hữu đức tính cao đẹp này. Tiêu biểu như nhà bác học Ê - đi - sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã phải trải qua biết bao đớn đau, thất bại. Ấy thế mà ông không nản lòng, quyết chí sáng tạo, phát minh. Thật vậy, lòng quyết tâm chính là một trong những phẩm chất cần có ở mỗi con người. Hơn hết, nó còn là thước đo cốt cách của con người. Chưa dừng lại ở đó, có lòng quyết tâm, ta sẽ chinh phục được nhiều con đường mới, vượt qua được bão dông của cuộc đời. Qua đây, mỗi chúng ta hãy không ngừng cố gắng, nỗ lực, quyết tâm bản lĩnh vươn tới những giá trị tốt đẹp, cống hiến nhiều thành tích cao, góp phần nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế.