ĐÀO THU PHƯƠNG 7A NT
e)viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh bác hồ trong đoạn văn: Hồ chủ tịch là người Việt Nam Việt Nam không người Việt Nam nào hết có bao nhiêu năm bôn tẩu bốn phương trời vẫn giúp thuần ký phong độ ngôn ngữ tính tình của một người Việt Nam ngôn ngữ của người không chú ý Ví như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam 16 thủ tục ngữ hay nói dí có nói châm biếm kín đáo và thú vị Làm thơ người thích nói xa nhau Vì sao ta làm Việt Nam lên núi Trường Sơn Hồ Hoàn Kiếm hai Đ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
hà kim ngọc
Xem chi tiết
Trùm bịp thế giới
Xem chi tiết
Trùm bịp thế giới
Xem chi tiết
Trùm bịp thế giới
Xem chi tiết
Trùm bịp thế giới
16 tháng 4 2022 lúc 14:17

help gấp với mn :(((

 

Bình luận (0)
Võ Hoàng Nguyên Khang
Xem chi tiết
Phong Thần
15 tháng 5 2021 lúc 12:09

a. Hồ Chủ tịch - con người Việt Nam đẹp nhất

c. Liệt kê

Bình luận (0)
Kim Jeese
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Hương
Xem chi tiết
Laville Venom
6 tháng 5 2021 lúc 9:21

"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.

Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:

"Tre xanh,

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam

Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:

"Bão bủng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."

Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:

"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.

hay:

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".

hay:

"Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".

Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con".

"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.

Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:

"Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".

Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

tk

Bình luận (1)
Kiều Mai Lan
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
5 tháng 5 2020 lúc 8:36

Biện pháp liệt kê

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thái Sơn
6 tháng 5 2020 lúc 10:39

Biện pháp tu từ : liệt kê 

Hồ Chủ Tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú,ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam ; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biến kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt của Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy.

TD: biện pháp liệt kê đã thể hiện được hình ảnh con người Việt Nam dân dã , mộc mạc , chân thật qua các câu ca dao tục ngữ ,cùng với đó ,đồng thời biện pháp liệt kê cũng gợi tả được hình ảnh hoàn hùng của các danh địa Việt Nam : núi Trường Sơn , hồ Hoàn Kiếm, Đồng Tháp Mười

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thành Đức
Xem chi tiết
Lê Thị Hương Giang
26 tháng 4 2017 lúc 9:29

ĐÂY NHÉ BẠN !

Trong lớp em, ở giữa bức tường trắng có treo ảnh Bác Hồ trông rất trang nghiêm.
Khuôn mặt Bác rất hiền từ, râu Bác bạc phơ, trán cao, đôi mắt sáng ngời như các vì sao. Bác sống rất giản dị, bữa cơm của Bác cũng như bữa cơm của các người dân. Bác rất thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Vào những giờ rãnh, Bác thường cho cá ăn và chăm sóc cây cối. Bác rất yêu thiên nhiên, những vật xung quanh Bác, Bác đều bảo vệ không cho ai làm hại cả. Bác rất yêu nước và cũng rất yêu thương thiếu nhi.
Em hứa với Bác rằng em sẽ cố gắng học giỏi hơn, ngoan ngoãn hơn, và luôn vâng lời ba mẹ, ông bà. Em rất yêu mến Bác Hồ.

Bình luận (0)
~Mưa_Rain~
1 tháng 11 2018 lúc 20:03

Bài làm

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.


 
viet-ve-anh-bac-ho-mà-em-nhin-thay
Viết về ảnh Bác Hồ mà em nhìn thấy-Văn lớp 2
Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép bác hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em thật giản dị.

Bình luận (0)
Trần Trung
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 10 2021 lúc 9:09

Em tham khảo:

Hình  ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. Trước hết dù ở thời đại nào đi nũa thì họ vẫn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đpẹ truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con. Hình anh người phụ nữa để lại trong ta những ấn tượng vè sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiens trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... Họ còn có số phận lênh đênh, bấp bênh, chìm nổi, không được nắm trong tay quyền sống của mình.  Cuộc sống của chính mình những lại nằm trong tay kẻ khác. Đối lập với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong câc cơ quan lớn.  Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh.

Bình luận (0)