ĐỀ BÀI: Viết bài văn ngắn về phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác qua bài "Tức cảnh Pác Bó"
(ĐOẠN VĂN NGẮN nhé để mình kiểm tra 45ph :)))_Cảm ơn trước) :)
Viết đoạn văn khoảng 12 câu làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ qua bài Tức cảnh Pác Bó.
mình đang cần gấp
Cho câu chủ đề: “Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ”.
Từ câu chủ đề trên, em hãy triển khai thành đoạn văn ngắn (12 -15 câu), trong đó có sử dụng một câu ghép (gạch chân và chú thích).
các bạn ơi, giúp mình với, mình hứa sẽ vote 5 sao, nhanh lên nhé, mai mình kiểm tra 1 tiết rồi
Trong hoàn cảnh cuộc sống cách mạng đầy gian khổ, bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” vẫn toát lên một tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác. Em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy nêu suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Các bn giúp mình với ạ, mình cảm ơn.
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu và sử dụng câu ghép chỉ mối quan hệ tương phản, phân tích tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ được thể hiện trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó
viết đoạn văm 8 - 10 câu nói về tinh thần lạc quan phong thái ung dung của Bác qua bài thơ Tức Cảnh Bắc Bó
Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: Đêm mơ ước thấy hình của nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.
ồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: Đêm mơ ước thấy hình của nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.
Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng. Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặp một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy. Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.
Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnh đạo kháng chiến.
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.
Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Trên cái bàn đá "thiên tạo" ấy, Bác vẫn miệt mài dịch sử Đảng, tìm ra đường lối để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong những ngày tháng ở núi rừng Việt Bắc, ở hang Pác Bó, cuộc sống thật kham khổ về vật chất nhưng qua giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người, ta thấy toát ra niềm vui lớn lao của Bác. Câu kết bài thơ là lời nhận định tổng quát của Bác:
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Bác tự hào về cuộc đời cách mạng, nó sang trọng, cao quí. Chữ sang ở cuối bài thơ đã tỏa sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Với Bác, cứu dân, cứu nước là niềm vui, là lẽ sống, là lí tưởng của mình. Hơn nữa, dường như ở Bác luôn sẵn có, cái thú lâm truyền: Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.
Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ tứ tuyệt rất giản dị nhưng rất hàm súc, ý nghĩa thật sâu xa. Lời thơ pha giọng vui đùa cho ta thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung cả Bác Hồ trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Tinh thần ấy đã giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ để lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang.
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ ở đây cảm thấy: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang ở đây là sang trọng, tức là người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng. Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Đó cũng là cái giàu sang của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi. Tinh thần bài thơ được kết tinh và tỏa sáng ở từ sang cuối bài thơ.Hình tượng người chiến sĩ được khắc họa chân thực, sinh động với những gian khổ và thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu có về tinh thần (thể hiện trong giọng diệu vui đùa, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung). Tầm vóc người chiến sĩ trở nên lớn lao, tư thế trở nên uy nghi trong cuộc đời cách mạng cao đẹp. Bài thơ làm nổi bật hình tượng, cốt cách cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.
Dựa vào bài thơ tức cảnh pác bó, hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phương thức lập luận quy nạp để làm rõ tinh thần lạc quan l, phong thái ung dung của bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu nghi vấn (chỉ rõ)
Đề: Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và bài thơ “Ngắm trăng” của chủ tịch Hồ Chí Minh em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
"Tức cảnh Pác Bó"...cho thấy tinh thần lạc quan,phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống Cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó".Bằng những hiểu biết của em về bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" của Bác Hồ,em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Dựa vào bài thơ em vừa chép(Tức cảnh Pác Bó), hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của tác giả trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ. Trong đoạn văn có câu cảm thán và phép nối. (ghi chú rõ