Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn KHả Uyên
Xem chi tiết
Hương Thủy Oanh
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
31 tháng 5 2018 lúc 14:35

Trung thực là chìa khóa quan trọng giúp con người mở được cánh cửa vào đời. Trung thực là nhân tố không thể thiếu, là nhân tố cơ bản nhất để hình thành nhân cách của mỗi chúng ta. Nó cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với mỗi cá nhân học sinh chúng ta- những người đang đứng trước cánh cửa cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử đã và đang là tình trạng thường xuyên xảy ra và là vấn đề nhức nhối mà dư luận xôn xao, lo lắng

Vậy thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử là gì? Đó là hiện tượng học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi. Trước giờ kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao phô-tô thu nhỏ giấu trong người. Họ chờ đến thời điểm giám thị hoặc giáo viên không để ý rồi mang ra dùng. Có những hôm kiểm tra đột xuất, học sinh không chuẩn bị được “phao”, lúc ấy đành phải dùng đến sách vở, lén lút để trong ngăn bàn, thi thoảng liếc xuống. Một vài bạn không dùng phao, không mở sách vở thì ghi tài liệu ra bàn, ra những chỗ xung quanh ít khi thầy cô giáo để ý. Tinh vi hơn, một số người còn trao đổi đáp án bằng máy tính bỏ túi, dán tài liệu thu nhỏ bằng loại keo đặc biệt vào thước, sử dụng điện thoại để tra từ điển, tra google… Nếu không tự gian lận được thì các bạn nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ… Tất cả các hành vi trên đều được cho là gian lận, thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử.

Đáng buồn là, những hành vi đó không chỉ diễn ra ở một vài học sinh cá biệt mà là một thực trạng diễn ra từng ngày từng giờ, ở từng lớp, từng trường… Tình trạng đó ngày ngày tái diễn trước mắt chúng ta trở thành những chuyện “đương nhiên”, chuyện “quá bình thường”. Một số bạn còn quan niệm rằng đã là học sinh thì phải biết quay cóp, gian lận, không như thế sẽ không thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Với những suy nghĩ tiêu cực như vậy, người lớn cũng như những người quan tâm đến giáo dục đau lòng vô cùng! Chúng ta xót xa khi nhìn thấy một màu trắng xóa của những mẩu “phao” thu nhỏ trên sân trường sau những kì thi. Chúng ta phẫn nộ khi chứng kiến càng ngày những thủ đoạn gian lận càng trở nên tinh vi. Chúng ta thất vọng vì sự thật gần như 100% học sinh phổ thông thừa nhận đã từng gian lận trong kiểm tra thi cử, không nhiều thì ít.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình cảnh đáng buồn đến như vậy? Trước hết phải kể đến nguyên nhân chủ quan đến từ phía chính học sinh chúng ta. Vẫn là những lí do rất muôn thuở: lười học, không chịu học bài cũ, đọc lại bài ở nhà, đến lúc kiểm tra mới cuống quýt sử dụng tài liệu. Tuy vậy, vẫn có những người vô tình không học bài, chấp nhận bị điểm kém, nhưng đó là bộ phận rất nhỏ. Đại bộ phận đều không dũng cảm làm vậy. Ai cũng muốn được điểm cao, điểm tốt, để không thua kém bạn bè, để không bị bố mẹ trách phạt. Với suy nghĩ như vậy, học sinh đi học nếu không học bài thì nhất định phải làm đủ mọi cách để đạt điểm số cao. Không kể có những trường hợp cố tình không học bài, yên tâm bên mình lúc nào cũng có tài liệu trợ giúp, một lần trót lọt không bị bắt là lần sau sẵn sàng làm tiếp. Họ nghĩ rằng học làm gì cho mất công mất sức, cứ như vậy điểm của mình còn cao hơn khối đứa mất công học trước. Ta cũng không thể không kể đến nguyên nhân khách quan. Cũng là vì áp lực từ phía gia đình, phía nhà trường và thầy cô. Con cái có đạt điểm cao, điều đó mới thể hiện là con mình giỏi, con mình khá. Không đạt điểm cao tức là con mình dốt, là không bằng bạn bằng bè… Một phần cũng là từ phía giám thị coi thi. Căn bệnh rất cũ của xã hội là bệnh thành tích, nên một số giám thị còn cố tình coi thi dễ dãi, thậm chí còn cả những trường hợp làm bài hộ và nhắc bài… Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đau lòng và nhức nhối này.

Tuy vậy, chúng ta cũng phải trả giá rất đắt nếu thiếu đi tính trung thực ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với cá nhân chúng ta, ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng quay cóp sẽ không bao giờ bị bại lộ? Mà có ai tưởng tượng ra rằng khi bị phát hiện thì ta sẽ thế nào chưa? Đó sẽ là những ánh mắt dè dặt của bạn bè, sự thất vọng của thầy cô, bố mẹ, nhân cách và đạo đức sẽ đặc biệt bị hạ thấp. Nhưng giả sử mọi lần gian lận đều “trót lọt” thì sao? Đau đớn nhất là việc này đã để lại vết sẹo rất sâu trong tâm hồn, hình thành nên một nhân cách méo mó, không đủ hành trang để vững vàng bước vào cuộc đời phía trước. Hành động này còn có ảnh hưởng sâu sắc tới những người xung quanh. Họ nghĩ thật đến những bất công trong học đường và rộng hơn là trong xã hội, họ mất hết niềm tin vào tương lai phía trước. Còn xã hội thì sẽ thế nào khi chủ nhân tương lai của đất nước là những con người kiến thức rỗng tuếch, chỉ sở hữu những bảng điểm và bằng cấp giả?

Phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, về phía mỗi cá nhân chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức vững vàng, tự tin vượt qua mọi kì thi, kì kiểm tra. Ta cũng hãy tập chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, có thất bại thì lần sau ta mới có thành công. Còn về phía nhà trường, hãy đề ra những biện pháp thích hợp, xử lí kỉ luật nghiêm khắc, gương mẫu để đủ sức răn đe; mặt khác cũng cần phải kiên quyết nói không với bệnh thành tích. Ngoài ra, phía gia đình cũng không nên quá kì vọng và gây áp lực nặng nề đối với con em mình, bố mẹ phải biết lượng sức của con cái để đưa ra những yêu cầu phù hợp…

Trung thực là đức tính quý báu mà học sinh chúng ta cần phải rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Muốn vậy, trước hết chúng ta hãy tự giác chấp hành đúng những quy định trong giờ kiểm tra. Giá trị đích thực của tri thức luôn luôn chiến thắng và đó chính là thước đo nhân cách của mỗi chúng ta

Lưu Mỹ Hạnh
31 tháng 5 2018 lúc 19:35

1. Mở bài

Trong rất nhiều phẩm chất ta cần có, cần rèn luyện phải kể đến đức tính trung thực. Từ xưa cho đến nay, phẩm chất đó được xem như thứ hành trang không thể thiếu trong hành trình vươn tới của con người.

Tuổi thọ, đặc biệt là tuổi trẻ học đường rèn phẩm chất trung thực vô cùng quan trọng. Quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường. Phẩm chất trung thực được biểu hiện tập trung nhất trong thi cử.

Nhận thức rõ điều này, trong bức thư gửi thầy hiệu trưởng của con tổng thống Mĩ A. Lincôn đã viết: "Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử".

Như vậy không chỉ ngày nay, mà từ xưa, không chi ở Việt Nam mà ở các nước phương Tây vấn đề trung thực và thi cử luôn là một yêu cầu đặt ra với người học.

2. Thân bải

a. Giải thích ý kiến

Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.

Thực chất, ý kiến này còn đề cập đến đức tính trung thực của con người.

b. Bàn luận về tính trung thực trong khi thi và cuộc sống

- Trong khi thi

- Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.

- Người trung thực phải là người biết rõ: trung thực trong khi thi dù bị rớt vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.

- Trong cuộc sống

+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là niềm hạnh phúc cao quý.

+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Bản thân cẩn nhận thức sâu sắc trung thực làm nên giá trị, làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi đối mặt với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.

- Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi cử cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiêu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.

3. Kết bài

- Trung thực giúp chúng ta trở thành những con ngưòi dám chịu trách nhiệm với bản thân mình.

- Học sinh trung thực thầy cô mới đánh giá đúng năng lực của mỗi em và từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức.

- Trung thực là một phẩm chất quí, cần thiết ở mỗi con người, học sinh chúng ta cần phải rèn luyện phẩm chất đó ngay từ bây giờ, đặc biệt là trong thi cử.



Huong San
5 tháng 6 2018 lúc 9:44

Trung thực là chìa khóa quan trọng giúp con người mở được cánh cửa vào đời. Trung thực là nhân tố không thể thiếu, là nhân tố cơ bản nhất để hình thành nhân cách của mỗi chúng ta. Nó cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với mỗi cá nhân học sinh chúng ta- những người đang đứng trước cánh cửa cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử đã và đang là tình trạng thường xuyên xảy ra và là vấn đề nhức nhối mà dư luận xôn xao, lo lắng

Vậy thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử là gì? Đó là hiện tượng học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi. Trước giờ kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao phô-tô thu nhỏ giấu trong người. Họ chờ đến thời điểm giám thị hoặc giáo viên không để ý rồi mang ra dùng. Có những hôm kiểm tra đột xuất, học sinh không chuẩn bị được “phao”, lúc ấy đành phải dùng đến sách vở, lén lút để trong ngăn bàn, thi thoảng liếc xuống. Một vài bạn không dùng phao, không mở sách vở thì ghi tài liệu ra bàn, ra những chỗ xung quanh ít khi thầy cô giáo để ý. Tinh vi hơn, một số người còn trao đổi đáp án bằng máy tính bỏ túi, dán tài liệu thu nhỏ bằng loại keo đặc biệt vào thước, sử dụng điện thoại để tra từ điển, tra google… Nếu không tự gian lận được thì các bạn nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ… Tất cả các hành vi trên đều được cho là gian lận, thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử.

Đáng buồn là, những hành vi đó không chỉ diễn ra ở một vài học sinh cá biệt mà là một thực trạng diễn ra từng ngày từng giờ, ở từng lớp, từng trường… Tình trạng đó ngày ngày tái diễn trước mắt chúng ta trở thành những chuyện “đương nhiên”, chuyện “quá bình thường”. Một số bạn còn quan niệm rằng đã là học sinh thì phải biết quay cóp, gian lận, không như thế sẽ không thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Với những suy nghĩ tiêu cực như vậy, người lớn cũng như những người quan tâm đến giáo dục đau lòng vô cùng! Chúng ta xót xa khi nhìn thấy một màu trắng xóa của những mẩu “phao” thu nhỏ trên sân trường sau những kì thi. Chúng ta phẫn nộ khi chứng kiến càng ngày những thủ đoạn gian lận càng trở nên tinh vi. Chúng ta thất vọng vì sự thật gần như 100% học sinh phổ thông thừa nhận đã từng gian lận trong kiểm tra thi cử, không nhiều thì ít.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình cảnh đáng buồn đến như vậy? Trước hết phải kể đến nguyên nhân chủ quan đến từ phía chính học sinh chúng ta. Vẫn là những lí do rất muôn thuở: lười học, không chịu học bài cũ, đọc lại bài ở nhà, đến lúc kiểm tra mới cuống quýt sử dụng tài liệu. Tuy vậy, vẫn có những người vô tình không học bài, chấp nhận bị điểm kém, nhưng đó là bộ phận rất nhỏ. Đại bộ phận đều không dũng cảm làm vậy. Ai cũng muốn được điểm cao, điểm tốt, để không thua kém bạn bè, để không bị bố mẹ trách phạt. Với suy nghĩ như vậy, học sinh đi học nếu không học bài thì nhất định phải làm đủ mọi cách để đạt điểm số cao. Không kể có những trường hợp cố tình không học bài, yên tâm bên mình lúc nào cũng có tài liệu trợ giúp, một lần trót lọt không bị bắt là lần sau sẵn sàng làm tiếp. Họ nghĩ rằng học làm gì cho mất công mất sức, cứ như vậy điểm của mình còn cao hơn khối đứa mất công học trước. Ta cũng không thể không kể đến nguyên nhân khách quan. Cũng là vì áp lực từ phía gia đình, phía nhà trường và thầy cô. Con cái có đạt điểm cao, điều đó mới thể hiện là con mình giỏi, con mình khá. Không đạt điểm cao tức là con mình dốt, là không bằng bạn bằng bè… Một phần cũng là từ phía giám thị coi thi. Căn bệnh rất cũ của xã hội là bệnh thành tích, nên một số giám thị còn cố tình coi thi dễ dãi, thậm chí còn cả những trường hợp làm bài hộ và nhắc bài… Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đau lòng và nhức nhối này.

Tuy vậy, chúng ta cũng phải trả giá rất đắt nếu thiếu đi tính trung thực ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với cá nhân chúng ta, ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng quay cóp sẽ không bao giờ bị bại lộ? Mà có ai tưởng tượng ra rằng khi bị phát hiện thì ta sẽ thế nào chưa? Đó sẽ là những ánh mắt dè dặt của bạn bè, sự thất vọng của thầy cô, bố mẹ, nhân cách và đạo đức sẽ đặc biệt bị hạ thấp. Nhưng giả sử mọi lần gian lận đều “trót lọt” thì sao? Đau đớn nhất là việc này đã để lại vết sẹo rất sâu trong tâm hồn, hình thành nên một nhân cách méo mó, không đủ hành trang để vững vàng bước vào cuộc đời phía trước. Hành động này còn có ảnh hưởng sâu sắc tới những người xung quanh. Họ nghĩ thật đến những bất công trong học đường và rộng hơn là trong xã hội, họ mất hết niềm tin vào tương lai phía trước. Còn xã hội thì sẽ thế nào khi chủ nhân tương lai của đất nước là những con người kiến thức rỗng tuếch, chỉ sở hữu những bảng điểm và bằng cấp giả?

Phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, về phía mỗi cá nhân chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức vững vàng, tự tin vượt qua mọi kì thi, kì kiểm tra. Ta cũng hãy tập chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, có thất bại thì lần sau ta mới có thành công. Còn về phía nhà trường, hãy đề ra những biện pháp thích hợp, xử lí kỉ luật nghiêm khắc, gương mẫu để đủ sức răn đe; mặt khác cũng cần phải kiên quyết nói không với bệnh thành tích. Ngoài ra, phía gia đình cũng không nên quá kì vọng và gây áp lực nặng nề đối với con em mình, bố mẹ phải biết lượng sức của con cái để đưa ra những yêu cầu phù hợp…

Trung thực là đức tính quý báu mà học sinh chúng ta cần phải rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Muốn vậy, trước hết chúng ta hãy tự giác chấp hành đúng những quy định trong giờ kiểm tra. Giá trị đích thực của tri thức luôn luôn chiến thắng và đó chính là thước đo nhân cách của mỗi chúng ta

Kit- Boss
Xem chi tiết
i don
Xem chi tiết
i don
Xem chi tiết
i don
Xem chi tiết
lạc lạc
24 tháng 11 2021 lúc 13:57

1.

Thanh niên thời hiện nay đang là vấn đề khá quan trọng cho việc đó. Cứ có mốt là làm, làm bằng được kiểu chư bất chấp để làm. Đòi nhưng đòi một cách thiếu văn hóa. Học sinh cũng không kém

lạc lạc
24 tháng 11 2021 lúc 13:59

truyền thống hiếu hoc 

Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.

– Phấn đấu là con ngoan, trò giỏi.

– Hăng say lao động.

– Có tình yêu nước chân chính, không để bản thân sa ngã hay bị dụ dỗ, lôi ké

zeus
Xem chi tiết
Ngo Minh Dung (Von)
Xem chi tiết
linh hoàng phương
25 tháng 4 2023 lúc 22:19

Nếu cuộc sống xưa chỉ mọi người chỉ mơ ước “ăn no mặc ấm” thì với xu thế phát triển ngày nay, mọi người ngày càng hướng tới “ăn ngon mặc đẹp”. Nhưng mặt trái của điều này là lối sống ăn chơi đua đòi của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Ăn chơi đua đòi là lối sống xa hoa, phung phí chạy theo thời đại, theo xu thế, theo những cái mới mẻ của xã hội. Người ăn chơi đua đòi không có lập trường riêng của bản thân mà chỉ luôn chạy theo, bắt chước xu hướng, phong cách của người khác.

Biểu hiện của sự ăn chơi đua đòi là ngay cả khi kinh tế gia đình không cho phép nhưng họ vẫn chơi bời, mua sắm quần áo, giày dép hàng hiệu. Thích vào những hàng, quán đắt tiền để thể hiện bản thân với bạn bè. Thích đua đòi, bạn bè có gì mình cũng phải có để “bằng bạn bằng bè”. Một số học sinh còn học đòi người nổi tiếng ăn mặc sexy ra đường, trang điểm “mắt xanh môi đỏ” khi đi học, họ nghĩ như vậy là nổi bật, là phong cách hơn người.

 

Thói đua đòi ngày nay không chỉ xuất hiện ở những người trẻ sống trong cuộc sống giàu có mà ngay cả những học sinh nghèo cũng đòi đua theo thời đại, vòi vĩnh, lừa lọc, ăn cắp số tiền mà bố mẹ dành dụm để nuôi họ ăn học.

Nguyên nhân của việc này là do ở độ tuổi đó các bạn trẻ thích được thể hiện bản thân, đẳng cấp của riêng mình nhưng họ hiểu sai cách để thể hiện bản thân nên đã đi vào con đường chơi bời, đua đòi. Một phần nguyên nhân khác xuất phát từ sự thiếu quan tâm, chỉ bảo của ông bà, cha mẹ cho nên các bạn trẻ không được quản lí đã lêu lổng với lũ bạn xấu và nhiễm thói xấu.

Thói đua đòi ảnh hưởng rất lớn đến học tập và cuộc sống của các thế hệ trẻ. Họ mải mê chơi bời, ganh đua với người khác mà quên đi học tập, thường xuyên trốn học, bỏ học. Họ vì ăn chơi mà vay nặng lãi để rồi mang về cho bố mẹ một số nợ khổng lồ khó có thể trả. Thiếu tiền, họ bắt đầu đi cướp giật, trộm cắp,…

Người ăn chơi đua đòi là u nhọt, là gáng nặng của cả gia đình và xã hội. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức đúng và tránh xa thói xấu này, đừng dễ dàng bị bạn bè rủ rê, lôi kéo. Gia đình và nhà trường cũng phải thường xuyên quan tâm đến học sinh, con cái của mình để tránh con xa ngã, đi sai đường mà đánh mất bản thân.

Học một thói quen tốt cần rất nhiều thời gian nhưng theo một thói quen xấu lại rất dễ dàng. Cho nên, chúng ta cần bảo vệ bản thân tránh xa thói ăn chơi, đua đòi để trở thành một học sinh ngoan, có ích cho xã hội.

lê phúc hưng
Xem chi tiết

nx:thầy cô là người cha , người mẹ thứ 2 của chúng ta . Mà đã có những người thiếu lòng từ tốn ,thật đáng bị ........ Người có công ơn lớn lao như người cha mẹ sao lại có thể thiếu tôn trọng họ đc vậy. thật quá đáng .Là một con người có lòng khoan dung ,độ lượng ta phải biết giữ công lao lớn của thầy cô.

nghĩ rờ thui nha bn