Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
♌♋□ 📄&🖰
Xem chi tiết
Kaito Kid
10 tháng 5 2022 lúc 18:22

 bn tham khảo

Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh là một trong những bài thơ hay và đặc sắc về chủ đề quê hương, nổi bật trong bài thơ chính là nỗi nhớ về quê hương của tác giả. Cô đọng trong bốn câu thơ cuối chính là nỗi nhớ thương da diết, trong xa cách nhưng tác giả vẫn luôn một lòng hướng về quê hương.

    Là một người con phải xa quê hương, Tế Hanh là một người yêu quê hương, ngôi làng chài của mình và trong lòng luôn canh cánh một nỗi nhớ về quê hương. Quê hương ở trong ông là hình ảnh mái làng chài ven biển “cách biển nửa ngày sông”, là những con người mặn mòi vị biển cả, là hình ảnh con thuyền và cánh buồm rẽ sóng chạy ra khơi. Nhưng tất cả những hình ảnh đó chỉ còn trong kí ức, trong nỗi nhớ của tác giả, mà tác giả đã buộc phải thổ lộ trong khổ cuối bài thơ:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ…

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

    Ngay câu đầu tiên tác giả đã khẳng định nỗi nhớ của mình khi ở một nơi xa hướng về quê hương. Dù phải xa cách quê hương nhưng không vì đó mà làm mờ nhạt đi tình yêu quê hương trong ông, ngược lại ông “luôn tưởng nhớ”, đó là nỗi nhớ luôn thường trực và xuyên suốt trong lòng ông. Tác giả nhớ về “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, đó là những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người dân miền biển. Màu nước biển trong xanh nơi những con thuyền giương cánh buồm vôi trắng thâu góp gió rẽ ra biển khơi, tìm đến những mẻ cá bạc sau bao gian lao mưa nắng và hiểm nguy, vất vả. Đó là màu của thiên nhiên, màu nước xanh, màu cá bạc và màu trắng vôi của cánh buồm. Tất cả đã được in sâu trong trí nhớ và tâm hồn của tác giả. Thấp thoáng đâu đó ta vẫn thấy hình ảnh người dân chài, bởi không thể thiếu con người trong hình ảnh “Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi”. Đâu đó trong tiềm thức của nhà thơ, vẫn mường tượng ra cảnh sinh hoạt đánh bắt cá của người dân quê hương, họ đang ngày đêm ra khơi đánh bắt với sự hăng say và tinh thần yêu lao động, lái những con thuyền vươn ra biển cả, đương đầu với sóng gió và thử thách của đại dương mênh mông để rồi từ đó thu về những mẻ cá nặng trong niềm vui hân hoan. Dù ở một nơi xa, không tham gia vào hoạt động của dân làng chài nhưng tác giả vẫn cảm nhận rất rõ sức sống mãnh liệt của con người nơi đây. Cuối cùng, nỗi nhớ của tác giả đã trào dâng niềm xúc động bằng câu thốt lên “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Phải có sự gắn bó sâu sắc và tình yêu sâu đậm với ngôi làng chài này lắm, tác giả mới có những cảm nhận tinh tế, cách miêu tả đầy sống động và lãng mạn như thế. “Cái mùi nồng mặn” ấy chính là mùi của biển cả, của vị xa xăm nồng thở trong thân hình người dân trai tráng, của chất muối thấm trong thớ gỗ con thuyền. Tác giả nhớ tất cả những thứ đó chính là đang thốt lên nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương.

    Qua đoạn thơ cuối của bài thơ “Quê hương”, ta thấy được cảm xúc mạnh mẽ của tác giả được thể hiện qua các hình ảnh, cách miêu tả và lời than thở của nhà thơ. Tác giả đã cảm nhận về quê hương mình không chỉ bằng những cảm giác bên ngoài mà còn bằng cả chiều sâu tâm hồn, điều đó đã góp phần bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả trong bài thơ này.

Kaito Kid
10 tháng 5 2022 lúc 18:22

Tham khảo

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôiThoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.  Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

ERROR?
10 tháng 5 2022 lúc 18:23

refer

Nhắc đến thơ Tế Hanh, người đọc sẽ nghĩ ngay tới một hồn thơ tràn ngập tình yêu quê hương, đất nước. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Tế Hanh chính là bài “Quê Hương”. Một trong những yếu tố góp phần làm nên cái hay của bài là việc thể hiện tình cảm của tác giả trong khổ thơ cuối bài :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

…….

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Với cụm từ “luôn tưởng nhớ”, ta có thể cảm nhận được quê hương luôn nằm trong tâm hồn , trái tim của tác giả. Tác giả “tưởng nhớ’ đến con thuyền, cánh buồm, nhớ những con cá và đặc biệt hơn cả là tác giả nhớ cả cái ”Mùi nồng mặn”. Tế Hanh nhớ quê thông qua những hình ảnh hết sức gần gũi , quen thuộc đối với người dân vạn chài và hơn thế, chúng là biểu tượng của làng quê tác giả. Câu thơ cuối cùng với nghê thuật ẩn dụ đã rât thành công trong việc diễn tả nỗi nhớ quê da diết của tác giả. Khổ thơ cuối bài đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê và nỗi nhớ quê da diết của Tees Hanh.

Canh Nfuyen
Xem chi tiết
ʚLittle Wolfɞ‏
19 tháng 1 2022 lúc 18:36

tham khảo

 

Quê hương, hai tiếng vang lên thật ngọt ngào, da diết biết bao. Nó đánh thức trong mỗi con người tình yêu thương thiêng liêng, cháy bỏng với một miền quê – nơi mình sinh ra, trưởng thành. Tinh yêu đó đã được hoá thân vào những bản nhạc du dương, những bức tranh tươi sắc màu và đặc biệt hoá thân vào những vần thơ chan chứa bao cảm xúc. Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một trong số những vần thơ như thế, những vần thơ có sức lay động lòng người, thể hiện tình yêu quê hương bất diệt.

Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu với người đọc về quê hương dấu yêu của mình :

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Chỉ qua hai câu thơ ngắn gọn, Tế Hanh đã cho người đọc biết đến một vùng quê ven biển, với “nghề chài lưới”. Cách gọi “làng tôi” thật dân giã, thân mật, khiến câu thơ không giấu nổi niềm cảm xúc tự hào. Nhà thơ đã đặc tả cụ thể vị trí của làng “Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Ngôi làng hiện ra như một hòn ngọc giữa màu xanh trong của nước biển. Cách đo thời gian bằng không gian “nửa ngày sông”, không gian của sông nước thật độc đáo tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về vùng quê chài lưới thanh bình, tươi đẹp. Vùng quê đó càng trở nên đẹp hơn, như một bức tranh tươi màu sự sống khi tác giả đặc tả cảnh dân chài ra khơi vào một buổi “sớm mai hồng” :

 

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Cả một khung cảnh bao la của vùng biển như được tác giả tái hiện qua câu thơ : “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Tất cả hiện lên ở vẻ đẹp viên mãn, tràn đầy nhất. Các tính từ “trong, nhẹ, hồng” đã tuyệt đối vẻ đẹp của tạo hoá. Đặc biệt vẽ ra bức tranh bình yên của vùng biển rộng lớn. Đó không phải là ngày biển ào ào dông tố mà là một ngày biển lặng, sóng êm. Câu thơ ngắt nhịp 3/2/3, với âm bằng chiếm chủ yếu phải chăng thể hiện những con sóng dạt dào vỗ vào bờ ? Nổi bật lên giữa thiên nhiên đó là hình ảnh con thuyền ra khơi căng tràn sự sống :
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

So sánh độc đáo “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, giàu sức gợi tả, thể hiện sức mạnh không gì ngăn nổi của những chiếc thuyền ra khơi. Bên cạnh đó tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa các động từ, tính từ đặc tả sức mạnh lên đầu câu : “phăng mái chèo”, “mạnh mẽ vượt”, một lần nữa khẳng định những chiếc thuyền mang trên mình sức mạnh như vũ bão. Câu thơ mở ra một khung cảnh ra khơi hùng tráng, mĩ lệ. Khung cảnh đó càng trở nên kì vĩ hơn với hình ảnh :

ha nguyen
Xem chi tiết
Amee
4 tháng 4 2021 lúc 21:02

tham khảo dàn ý

Mở bài

Giới thiệu về nỗi nhớ, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả Tế Hanh. Từ đó nêu lên tình yêu quê hương của bản thân em.  

Dẫn dắt được vấn đề nghị luận: Tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ

Thân bài

Giải thích khái niệm tình yêu quê hương đất nước 

- Là tình yêu của chúng ta với quê hương, không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Đó là tình cảm gần gũi nhưng cũng là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của người

- Tình cảm thương nhớ quê hương của tác giả Tế Hanh  

    + Nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng tác giả

    + Nhà thơ tái hiện lại bức tranh quê hương tươi đẹp, sống động về vùng quê ven biển miền Trung

- Tình yêu quê hương của mình gắn liền với tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, người thân… những điều bình dị gắn với cuộc sống thường nhật  

- Nêu biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương

- Nêu trách nhiệm bản thân

Tình yêu của thế hệ trẻ ngày nay được thể hiện:

- Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng trở thành người làm chủ đất nước, tương lai

- Xây dựng ý thức về độc lập dân tộc

KB: Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là tình cảm đẹp, nâng đỡ con người  

Trình bày rõ ràng, khoa học, bố cục mạch lạc, biết cách vận dụng thao tác lập luận  

Canh Nfuyen
Xem chi tiết
minh tiến
Xem chi tiết
Lam Phạm
Xem chi tiết
๖ۣۜmạnͥh2ͣkͫ5ツ
Xem chi tiết
♡♕ The Prince ♡
2 tháng 5 2019 lúc 22:17

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước, óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc.

☆☆《Lý Thiên Nguyệt 》☆☆
26 tháng 5 2019 lúc 23:17

Bạn tham khảo trong cuốn "Học luyện văn bản lớp 8" nha

Thủy Hoàng
Xem chi tiết
Kii
Xem chi tiết
Hoàng Giáng My Nguyễn
30 tháng 1 2023 lúc 18:42

2 khổ thơ đầu: 

          Tế Hanh có mặt trong phong trào thơ mới chặng cuối vs những vần thơ trĩu nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết.Có thể nói,quê hương chính là nguồn cảm hứng dồi dào,mãnh liệt nhất,chảy dọc thơ ông không bao giờ cạn.Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất nguồn cảm hứng ấy,bộc lỗ mạnh mẽ nhất tình yêu quê hương của tác giả chính là bài thơ "Quê hương".Bài thơ đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của quê hương làng chài hiện lên qua tâm tưởng của đứa con xa quê,đầu bài là vẻ đẹp lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tươi sáng.
     Bài thơ đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của quên hương làng chài hiện lên qua tâm tưởng của đứa con xa quê,đặc biệt là vẻ đẹp lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tươi sáng.Trong hình ảnh xa quê,nhà thơ nhớ da diết,khôn nguôi cảnh đoàn thuyền quê mình ra khơi đánh cá.Trước hết tình yêu quê hương của tác giả đã được thể hiện gián tiếp qua cách nhà thơ giới thiệu về quê hương của mình trong 2 câu thơ mở đầu bài thơ:
                                      "Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
                                    Nước bao vây ,cách biển nửa ngày sông."
        Hai câu thơ đầu là một lời giới thiệu thật ngắn gọn nhưng cũng thật đầy đủ về quê hương của mình từ không gian sinh sống đến công việc thường ngày. “Làng tôi” – một cách gọi quen thuộc nhưng đầy thân tình. Chỉ một cách gọi như vậy thôi nhưng cũng chan chứa biết bao nhiêu tình cảm thật sâu nặng. Sau hai tiếng “làng tôi” đó, người đọc lần lượt thấy rõ những đặc điểm của quê hương ấy.Quê hương là 1 làng chài,bốn bề sông nước"bao vây",một làng nghèo thuộc vùng duyên hải miền Trung"cách biển nửa ngày sông" Đó là một làng làm nghề đánh cá với truyền thống lâu đời.Con sông mà nhà thơ nhắc tới là sông Trà Bồng chảy qua huyện Bình Sơn ,phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi.Lời giới thiệu đó như ngân lên 1 cảm xúc tự hào,một nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả đối vs quên hương mình.Đối vs ông thì đó cũng là 1 làng chài nghèo như bao làng khác nhưng khi xa quê tác giả lại nhớ đến đau quặn lòng va da diết.
      Trong hoàn cảnh xa quê,nhà thơ nhớ da diết cảnh đoàn thuyền quê mình ra khơi đánh cá.Sau lời giới thiệu khái quát về quê hương,tác giả đã mở ra trước mắt người đọc hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong 1 khung cảnh thật đẹp.
                                  Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng
   Một buổi lao động của dân chài nơi đây bắt đầu bằng 1 buổi sớm mai,trong 1 không gian khoáng đại,trong lành,yên ả vs bầu trời cao rộng trong xanh.Không gian lí tưởng vs trời yên biển lặng chính là niềm mong ước bao đời của người dân chài lưới quê ông khi ra khơi.Đây quả là 1 khung cảnh đẹp,một không gian cao rộng,một buổi ra khơi lí tưởng báo hiệu 1 ngày ra khơi đầy hứa hẹn.Trong khung cảnh đó hiện lên hỉnh ảnh những chàng trai khỏe khoắn,mạnh mẽ đang bơi thuyền để ra khơi đánh cá:
                                      Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
    Nổi bật giữa không gian đó chính là hình ảnh những con thuyền đang băng mình vượt lên phía trước với những bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài.Trong kí ức của nhà thơ,hình ảnh con thuyền ra khơi hiện lên rất mạnh mẽ :
                                      Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
                                      Phăng mái chèo,mạnh mẽ vượt trường giang
    Bằng biện pháp so sánh con thuyền như con chiến mã và 1 loạt những động từ hăng,phăng,vượt như vẽ lên cho ta hình ảnh 1 con thuyền dũng mãnh,khỏe khoắn đang băng mình ra khơi.Phải chăng đó cũng là cái sức sông ,cái khí thế đầy tự tin ,kiễu hành của người dân làng chài nơi đây.Câu thơ giúp ta hình dung được sức sống mạnh mẽ,hùng tráng,đầy sinh lực như con tuấn mã của đoàn thuyền.Đó cũng chính là vẻ đẹp của người dân chài khỏe mạnh .
                                     Cánh buồm giương,to như mảnh hồn làng
                                     Rướn thân trăng bao la thâu góp gió..
     Hình ảnh nhân hóa cánh buồm rướn thân trắng giúp ta hình dung được cánh buồm no gió đẹp như con thiên nga giữa không trung bao la.Dường như sự nhiệt tình của con người đi chinh phúc đại dương được truyền qua cảnh vật.Cánh buồm là 1 vật hữu hình,cụ thể được so sánh với mảnh hồn làng là 1 hình ảnh vô hình,trừu tượng.Cách so sánh độc đáo,táo bạo,bất ngờ ấy làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc bỗng trở nên lớn lao.Cánh buồm trở thành linh hồn của quê hương là biểu tượng thiêng liêng của 1 vùng quê miền biển luôn in dấu trong sâu thẳm trái tim Tế Hanh trong suốt những năm xa nhà.
    Qua hình ảnh của tác giả,bức tranh quê hương hiện lên thật tươi đẹp,tràn đầy sức sống.Đó là vẻ đẹp của cuộc sống lao động đầy hứng khởi đang diễn ra hằng ngày trên miền biển.Qua bức tranh ta thấy ,ta cảm nhận được nỗi nhớ tình yêu quê hương tha thiết sâu nặng cúng như niềm tự hào về vẻ đpẹ quê hương của chính nhà thơ:Cảm xúc ấy,tính chất ấy thấm đẫm trong từng câu, từng chữ ,từng hình ảnh.
     Nét đắc sắc, nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thú vị.Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào cả bài thơ.
      Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động, đầy chất lãng mạn trữ tình về một làng quê miền biển, với những hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và những sinh hoạt lao động thường ngày của làng chài. Bài thơ như một lời nói hộ những tình cảm yêu quê hương đất nước của người con xa quê. 

2 khổ thơ cuối:

        Tế Hanh có mặt trong phong trào thơ mới chặng cuối vs những vần thơ trĩu nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết.Có thể nói,quê hương chính là nguồn cảm hứng dồi dào, mãnh liệt nhất,chảy dọc thơ ông không bao giờ cạn.Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất nguồn cảm hứng ấy,bộc lỗ mạnh mẽ nhất tình yêu quê hương của tác giả chính là bài thơ "Quê hương".Bài thơ đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của quê hương làng chài hiện lên qua tâm tưởng của đứa con xa quê,đầu bài là vẻ đẹp lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tươi sáng.
        Theo bước chuyển của đoàn thuyền,tán thưởng của nhà thơ trở về bến đỗ ồn ào ,tấp nập,nhộn nhịp của quê mình:
                                 Ngày hôm sau,ồn ào trên bến đỗ
                                Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
                               "Nhờ ơn trời biển lặng ghe đầy ghe",
                                Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
      Cảnh sinh hoạt bến đỗ khiến cho làng chài quê vốn bình lặng nay trỗi dậy 1 sức sống mới.Lời cảm tạ chân thành thổi ra từ tận đáy lòng của những người dân chài lưới.Nhờ ơn trời mà cá đầy khoang thuyền,được mùa cá bà con lang chài vui sướng,trong niềm vui ấm no,hạnh phúc và thầm thốt lên lời cảm tạ đất trời đã cho biển lặng sóng êm ,cho "cá đầy khe".Nhà thơ còn nhớ như in hình ảnh những người dân chài từ xa trở về:
                                  Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
                                  Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
   Chất mặn mòi của biển dường như đang quyện sâu thớ thịt của dân chài lưới khỏe mạnh,can trường được tôi luyện trong gió sóng đại dương,trong mưa nắng dãi đầu.Nỗi nhớ,tình yêu và niềm tự hòa của tác giả về vẻ đẹp của con người lao động chốn quê nhà.Nhớ ề quê hương tác giả không thể nào quên hình ảnh con thuyền đã gắn bó với người dân chài lưới quê ông bao đời:
                          Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
                          Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
   Bằng nghệ thuật nhân hóa,nhà thơ đã thổi linh hồn vào con thuyền,khiến cho sự vật vô tri vô giác trở nên sinh động,có linh hồn có cảm xúc.Nhà thơ như đang sống trong cảnh vật để cảm thấu được linh hồn của chúng.Đó là cảm nhận rất tinh tế và rất riêng của 1 tâm hồn sâu nặng vs quê hương,yêu quê hương tha thiết.
                             " Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
                                Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
                                Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
                                Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."
    Hai câu thơ đầu nói đến những chàng trai làng chài có"làn da ngăm rám nắng"khỏa mạnh,can trường được tôi luyện trong gió sóng đại dương,trong mưa nắng dãi đầu.Họ mang theo hương vị biển.Hai chữ "nồng thở"rất thần tình làm nổi bật nhịp sống lao động hăng say,dũng cảm của những dân chài mang tình yêu biển.hình tượng thơ mang vẻ đẹp lãng mạng.Sau 1 chuyến ra khơi vất vả trở về,nó mỏi mệt nằm im trên bến.Con thuyền là 1 biểu tượng đẹp của làng chài,của những cuộc đời trải qua bao phong sương thử thách,bạo dạn dày sóng gió.Con thuyền được nhân hóa với nhiều yêu thương,vần thơ giàu cảm xúc.
      Qua bài thơ “Quê hương”, ta thấy được cảm xúc mạnh mẽ của tác giả được thể hiện qua các hình ảnh, cách miêu tả và lời than thở của nhà thơ. Tác giả đã cảm nhận về quê hương mình không chỉ bằng những cảm giác bên ngoài mà còn bằng cả chiều sâu tâm hồn, điều đó đã góp phần bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả trong bài thơ này.

Kii
Xem chi tiết