Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kang Chochinh
Xem chi tiết
Bui Dinh Quang
8 tháng 4 2018 lúc 20:15

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Các tập thơ: Cát trắng, ánh trăng (giải thưởng văn học về thơ 1984) của Nguyễn Duy đã ghi nhận những thành công bước đầu của nhà thơ. Bài Tre Việt Nam nằm trong tập Cát trắng được giải thưởng báo Văn nghệ 1972-1973 đã gây nhiều ấn tượng cho người đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và sáng tạo của nhà thơ.

Bằng hình tượng thơ gợi cảm .và có chiều sâu triết lí, Qua, hình ảnh “tre xanh” ngàn đời, tác giả đã thành công trong việc miêu tả tính cách của người Việt Nam .

Bao trùm bài thơ là giọng điệu trữ tình. Bài thơ Tre Việt Nam được làm theo thể thơ lục bát quen thuộc. Tuy nhiên có “câu lục” ở phần đầu và phần cuối có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn không ngoài mục đích tăng tính trữ tình cho bài thơ. Câu lục mở đầu bài thơ được ngắt ra làm hai dòng thơ gây sự chú ý về hình ảnh tre xanh:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Nếu để nguyên câu lục: tre xanh xanh tự bao giờ? thì sự chú ý sẽ bị giảm đi rất nhiều bởi nhịp điệu dàn trải 2/2/2 của câu thơ, không gây ấn tượng với người đọc. Tương tự như vậy, câu lục cuối bài đã tách ra làm ba dòng thơ để làm nổi bật dòng chảy của thời gian là bất tận. Và câu bát vẫn được giữ nguyên nhịp điệu 2/2/2/2 kéo dài với ba điệp từ xanh khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh sắc quê hương, sức sống mãnh liệt của dân tộc là vĩnh hằng, là muôn thuở như màu xanh của tre:

Mai sau Mai sau Mai sau

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

Nghệ thuật ngắt nhịp trong một số câu 6 thành 2 nhịp lẻ 3/3 đã làm cho giọng thơ, nhịp điệu biến đổi đầy tính thẩm mĩ:

–     Thân gầy guộc lá mong manh

–     Có gì đâu / có gì đâu

–    Năm qua đi / tháng qua đi.

Cách ngắt nhịp lẻ ấy, lúc thành hai vế biến đổi, lúc lại lấy lại vần thơ để gây ấn tượng và cảm xúc về nhạc tính, về âm điệu trữ tình thiết tha.

Nghệ thuật nhân hoá đã góp phần làm cho thơ của Nguyễn Duy có chiều sâu triết lí: Tre đã trở thành biểu tượng cho đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Với sự cần cù, siêng năng, chịu khó, ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời hàng loạt các hình ảnh nhân hoá hồn nhiên, ý nhị gợi cho ta những liên tưởng thấm thìa: Tre đu, Tre hát, Tre yêu nhiều, không dứng khuất mình…

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

Câu thơ giàu chất triết lí nhưng vẫn rất thơ. Có trời “xanh” nên mới có “tre xanh”. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập, tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc ta.

Tả tre trong bão bùng thử thách. Hàng loạt hình ảnh nhân hoá sống động, thấm đậm tình người: tay ôm, tay niu, thương nhau tre chẳng ở riêng, có manh áo cộc tre nhường cho con. Phải chăng đó là tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết sẻ chia trong một cộng đồng! Vậy thì nhà thơ đang nói tre hay nói chính con người Việt Nam, về đạo lí làm người.

Đạo lí làm người là lòng trung hiếu, tình yêu nước thương nhà đã trở thành cái gốc của dân tộc ta và được ông cha truyền lại cho muôn dời con cháu. Nhà văn không nói thẳng ra mà lại ý nhị gửi gắm qua hình tượng tre với một lối tư duy nghệ thuật độc đáo:

Chẳng may thân gãy cành rơi vẫn nguyến cái gốc truyền đời cho măng

Lại nói đến “măng” tre vẫn lối tư duy dộc đáo và mới mẻ, nhà thơ đã ví măng với mũi chông nhọn hoắt:

Nòi tre đâu chịu mọc cong

 Chưa lên đã thẳng nhủ chông lạ thường.

Một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp gợi liên tưởng cho người đọc, đó chẳng phải là nhà văn đang ca ngợi chí hiên ngang, tinh thần bất khuất của triệu triệu thế hệ con người dũng mãnh như cả rừng măng, rừng chông nhọn hoắt đang thách thức với kẻ thù? Câu thơ có chất trí tuệ nhưng vẫn không mất đi chất trữ tình, vẫn phảng phất đâu đó “hồn” cạ dao.

Tre và măng lại được nhân hoá, ca ngợi mẫu tử, tình thâm. Người cũng như tre: hồn hậu, giàu đức hy sinh:

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con

Lòng mẹ Việt Nam được nói đến đậm đà, sâu sắc và cảm động quá!

“Măng” lại tiếp tục được nhân hoá: lớp măng con tượng trưng cho thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Các em là tinh hoa dân tộc, xứng đáng kế tục sự nghiệp của cha ông:

Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gỉ lạ đâu.

Tre già măng mọc là một câu tục ngữ quen thuộc đã trở thành biểu tượng của thế hệ trẻ – tương lai của đất nước. Mỗi nhà văn lại có cách thể hiện khác nhau. Măng mọc trên phù hiệu ờ ngực của thiếu nhi Việt Nam – lứa tuổi măng non của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. (Thép Mới). Mỗi cách thể hiện đều in đậm phong cách của từng nhà văn.

Trong bài thơ, nghệ thuật sử dụng điệp từ “xanh” được nhắc đi nhắc lại khẳng định cảnh sắc và sức sống mãnh liệt của quê hương, đất nước như màu xanh muôn thuở của tre.

Qua bài thơ Tre Việt Nam, ta thấy Nguyễn Duy đã thừa kế những ý tưởng truyền thống về Cây tre Việt Nam và diễn tả thành thơ bằng những nét nghệ thuật riêng của mình: cấu trúc câu thơ lục ngắt nhịp có nhiều biến đổi và có sự cách tân đáng quí. Sử dụng biến đổi hài-hoà , các biện pháp tu tứ, nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, điêp từ, điệp ngữ được vận dụng sáng tạo để viết nên nhịp câu thơ đầy hình ảnh, nhạc điệu, đậm đà màu sắc dân gian. Câu thơ đa thanh, đa nghĩa, có lúc mang ý vị như mang những triết lí vô cùng thấm thìa: Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh”. “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm, vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng, Tre già măng mọc có gì lạ đâu. Tần số từ “xanh” xuất hiện nhiều lần trong bài thơ cho ta thấy cái tài sử dụng ngôn từ tạo lên tính hình tượng vồ tính truyền cảm cho lời thơ đẹp. Tre Việt Nam là bài thơ hay.

Có rất nhiều bài thơ hay viết về cây tre Việt Nam nhưng ta không thể “nhầm” bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy với các bài thơ khác. Nó sẽ cùng đồng hành với tác giả và sống mãi với thời gian.

Kang Nhầu
8 tháng 4 2018 lúc 20:17

Áng văn giàu chất thơ, nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng.

Sử dụng biện pháp nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc, nhịp điệu

Nguyễn Ngọc Như
Xem chi tiết
Mun Tân Yên
12 tháng 5 2021 lúc 11:39

- Bài học đường đời đầu tiên:

+ Tên tác giả: Tô Hoài

+ Tác phẩm: Dế mèn phiêu lưu kí 

+ Thể loại: Truyện

+ Hoàn cảnh sáng tác: Trước cách mạng tháng Tám 1945

+ Phương thức biểu đạt: tự sự

Laville Venom
12 tháng 5 2021 lúc 15:55

bài học đường đời đầu tiên 

tác giả ; Tô Hoài

tác phẩm : DẾ mèn phiêu lưu kí

hoàn cảnh sáng tác : cách mạng tháng tám 1945

phương thức biểu đạt : Tự sự , Miêu tả

thể loại : Truyện dài

Laville Venom
12 tháng 5 2021 lúc 15:57

bài cây tre vn

tác giả : Thép Mới

thể loại : Kí 

hoàn cảnh sáng tác : Viết năm 1955 

phương thức biểu đạt :Phương thức biểu đạt chính của bài Cây tre Việt Nam: miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

 

 

 

Trần Thị Phương Mai
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
8 tháng 5 2016 lúc 20:49

Nghệ thuật:

+Điệp từ

+ So sánh

+ Nhân hóa

Nội dung:

Đề cao giá trị tre trong lịch sử,hiện tại và tương lai.

 

Thiên thần chính nghĩa
8 tháng 5 2016 lúc 21:47

Cây tre VN

* Nội dung:

- Cây tre là ng bn thân thiết lâu đời của ng nông dân và nhân dân VN. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nc VN, dân tộc VN.

* Nghệ thuật:

- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.

- Xây dựng h.ảnh phong phú, chọn lọc vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.

- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.

- Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

CHẮC CHẮN ĐÚNG 100% NHA BN! banhqua ok

nguyễn thanh dung
5 tháng 6 2016 lúc 7:55

*Gía trị nghệ thuật:

-Tác giả đáuwr dụng biện pháp điệp từ , So sánh và đặc biệt , xuất hiện nhiều nhất là so sánh.Các nghệ thuật đó đã góp phần tạo ra ý nghĩa sâu săc , sự thân thương giữa người với tre và nhằm mục đích ca ngợi nhười dân Việt Nam có đức tính tốt.

*Giá trị nội dung:

-Tre anh hùng lao dộng tre anh hùng chiến đấu , tre là người bạn thân của người dân Việt Nam , Tre mang nhiều phẩm chất quý báu của người dân Việt Nam .Tre đã đi sâu và trở thành một biểu tương đáng quý của người dân Việt Nam.

 

Nguyễn Thiên Kim
Xem chi tiết
Bùi Văn Khôi
5 tháng 12 2021 lúc 19:34

Từ lâu đời tre đã trở thành cánh tay đắc lực giúp đỡ người nông dân Việt Nam. Tre giúp người từ những công việc lớn lao như dựng nhà, dựng cửa đến mọi công việc bình dị hàng ngày với những rổ tre, rá tre, tăm tre. Những sợi giang, chẻ, lạt mỏng manh giúp những chiếc bánh chưng ngày Tết vuông vức hơn, đẹp mắt hơn, mang hồn dân tộc. Cây tre còn gắn liền với cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Con người từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành không lúc nào là thiếu hình bóng của tre: từ chiếc nôi đến chiếc giường,... Trên đất nước ta, sắt thép, xi măng đã nhiều hơn tre nứa nhưng giá trị to lớn của chúng sẽ mãi góp một phần không nhỏ vào cuộc sống của con người Việt Nam. Không chỉ là người bạn của người dân trong cuộc sống mà tre còn góp phần công sức của mình vào công cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Ngay trong những câu chuyện ngày xưa kể về anh hùng Thánh Gióng chúng ta đã thấy được hình ảnh của những bụi tre khi được Thánh Gióng lấy để đánh giặc. Thế mới biết, không chỉ có tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp mà ngay từ những thế hệ ông cha ta đã biết cách sử dụng tre để chiến đấu chống quân thù. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp sau này thì tre càng trở nên quan trọng bảo vệ cho quê hương làng xóm. Những thân tre cứng cáp được vót nhọn thành những cây chông mang sức mạnh của riêng mình. Nó đã trở thành nỗi sợ hãi của những kẻ đi xâm chiếm phải kiêng nể mỗi khi có ý định đi chiếm đóng những làng quê của chúng ta.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 3 2019 lúc 3:33

- Sử dụng chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng

- Sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa

- Lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu

Kamado Nezuko
Xem chi tiết
Vie-Vie
11 tháng 5 2021 lúc 19:17

Tác giả là thép mới

Nói lên sự thân thiết của tre với con người. Tre là ngừoi bạn vô cũng thân thiết.Tre có đức tính quý báu nhưng người VN ngay thẳng..

Khánh Vinh
11 tháng 5 2021 lúc 19:17

Tác giả : thép mới 

Nội dung :Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam

ZURI
11 tháng 5 2021 lúc 19:18

Thép Mới. Chỉ biết tác giả

Linh Sang
Xem chi tiết
Võ Xuân Lê Khôi
Xem chi tiết
Hồ Duy Hiếu
29 tháng 4 2016 lúc 20:02

mk làm rồi nhưng mk quên

 

Nguyễn Công Thịnh
Xem chi tiết
Phan Đình Phùng
25 tháng 4 2016 lúc 19:54

Nghệ thuật:Nhân hoá.                           Tác dụng:Làm cho thế giới loài vật cây cối trở nên gần gũi với con người , biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.