Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
Hình ảnh những con vật miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện " Bài học đường đời đầu tiên"?
-Những con vật được miêu tả trong truyện là:........
-Những truyện có cách viết tương tự Dễ Mèn phiêu lưu kí: ..............
Hình ảnh những con vật miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện " Bài học đường đời đầu tiên"?
-Những con vật được miêu tả trong truyện là:.....Dế Mèn, Dế Choắt...
-Những truyện có cách viết tương tự Dễ Mèn phiêu lưu kí:
+Vịt chị, Vịt em
+Võ sĩ Bọ Ngựa
+Ếch ngồi đáy giếng
..............................
Những đặc điểm của con người được gán cho con vật:
Đặc điểm:...
VD:...
Những truyện có cách viết tương tự DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ:...
Tên:...
Tác giả:...
- Đặc điểm con người được gán cho con vật
+ Sức khỏe
+ Thân hình
+ Tình cách
- Ví dụ
+ Anh thanh niên có thân hình vạm vỡ như con trâu mộng.
+ Cô ấy chăm chỉ như những con ong.
Đó là các truyện : Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi), Bức tranh của em gái tôi (của Tạ Duy Anh), Vượt thác (trích Quê nội của Võ Quảng), Buổi học cuối cùng (của An-phông-xơ Đô-đê) ( thể loại truyện hiện đại )
Hoặc là
Các tác phẩm viết về loài vật được nhân cách hóa như: Cái Tết của mèo con (Nguyễn Đình Thi), Dũng sĩ bọ ngựa (Tô Hoài), Cô bé quàng khăn đỏ, Gấu, Sư tử và Cáo, Ếch ngồi đáy giếng… ( cách viết nhân hóa loài vật )
Câu 1: Trong Bài học đường đời đầu tiên có thể bớt các đoạn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc không, vì sao?
Câu 2 : Hình ảnh những con vật được miêu tả trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?
Câu 3 Tại sao bài học đối với Dế Mèn trong câu chuyện này lại là bài học đường đời đầu tiên? Bài học này có tác dụng gì trong cuộc đời phiêu lưu của Dế Mèn sau này? Em rút ra bài học gì cho mình sau khi học xong đoạn trích trên?
GIÚP PLS
1Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nếu lược bớt các đoạn văn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, ... không được vì thiếu miêu tả thì sự vật sẽ ko được sinh động, tính cách nhân vật không được bộc lộ rõ nét, và không tái hiện được những chuyện đã xảy ra.
2- Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện rất giống với chúng trong cuộc sống. Đặt biệt, việc miêu tả chú Dế Mèn có đôi càng, cái vuốt ở chân, ở khoeo; tiếng đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; đôi cánh; cái đầu nổi từng tảng, rất bướng; cái răng đen nhánh; sợi râu ... là hết sức chính xác và sinh động.
- Tuy nhiên viết về Dế Mèn và thế giới loài vật cũng là viết về thế giới con người. Cho nên Tô Hoài đã nhân hóa con vật, gán cho chúng những đặc điểm của con người.
Ví dụ:
Về hình dáng: người ốm người mập cũng như ở đây Dế Mèn to khỏe, mập mạp còn Dế Choắt gầy gò ốm yếu.Về tính cách: người hiền lành, yếu ớt nhưng cũng có người mạnh mẽ, hung hăng…=> Chính vì vậy, có thể nói thề giới con vật mà tác giả kể đến ở đây thực ra cũng là thế giới của con người.
- Một số tác phẩm viết về loài vật có cách viết tương tự như:
Đeo nhạc cho mèo (truyện ngụ ngôn)Chú đất nung (Nguyễn Kiên)3- Vì đây là sự việc đầu tiên kể từ khi Dế Mèn bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. (mình nghĩ thế )
- Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.
Bài học đường đời đầu tiên( Dế Mèn phiêu lưu ký). ? Theo em nhân vật Dế Mèn có giá trị gì về mặt nội dung tác phẩm? ? Tại sao "Tại sao Dế Mèn phiêu lu kí" lại được không những thiếu nhi mà tất cả các độc giả yêu thích? ? Tại sao Dế Mèn lại có thế vượt qua mọi khó khăn trong con đường phiêu lu của mình? ? Các nhân vật khác có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật Dế Mèn và giá trị nội dung của câu chuyện?
- Câu truyện " Dế Mèn phiêu lu kí" có một nội dung thích hợp hơn đối với những đọc giả thiếu nhi hơn, truyện có tính chất phiêu lưu kì ảo hoang đường, nội dung câu truyện cũng rất thích hợp đối với trẻ nhỏ
- Dế mền có tính kiên trì và nhẫn nại, lại có sức khỏe mạnh mẽ cường tráng nến có thể dễ dàng vượt qua khó khăn trong đường phiêu lưu của mình
Sau một thời gian phiêu lưu, nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài đã có dịp trở lại thăm mộ của Dế Choắt. Tong vai Dế Mèn, em hãy kể lại câu chuyện đó
Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu truớc đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...
Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo đê suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...
Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.
Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choẳt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.
Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đương đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..
Các con của ta. Hôm nay ta đã kể cho các con nghe về lỗi lầm, sai trái một thời của ta. Hi vọng rằng, từ câu chuyện ấy các con sẽ tự rút ra bài học cho mình để không đi theo vết xe đổ. Các con hãy nhìn ngoài kia xem, mùa xuân đã tới rồi, cuộc đời sẽ mở sang một trang mới. Ta chúc các con sẽ thành những người tốt.
Sau một thời gian phiêu lưu, nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài đã có dịp trở lại thăm mộ của Dế Choắt. Tong vai Dế Mèn, em hãy kể lại câu chuyện đó.
Theo em, trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc? Em biết tác phẩm nào có cùng cách viết tương tự như thế?
– Những đặc điểm của con người được gán cho các con vật trong truyện là: biết nói năng, suy nghĩ, mỗi con vật có tính cách riêng.
- Những câu chuyện về loài vật có cách viết tương tự: "Ếch ngồi đáy giếng"; "Đeo nhạc cho Mèo"; "Con hổ có nghĩa" ... đều dùng lối nhân hóa để viết về loài vật.
Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?
- Hình ảnh những con vật được miêu tả giống hệt chúng trong thực tế.
+ Cặp hình ảnh, nhân vật đối lập: Dế Mèn cường tráng, khỏe mạnh >< Dế Choắt ốm yếu, bệnh tật.
- Tác giả sử dụng thủ pháp nhân cách hóa biến nhân vật trở nên sinh động, giống con người khi có hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ triết lí như con người
- Các tác phẩm viết về loài vật được nhân cách hóa như: Cái Tết của mèo con (Nguyễn Đình Thi), Dũng sĩ bọ ngựa (Tô Hoài), Cô bé quàng khăn đỏ, Gấu, Sư tử và Cáo…
Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?
- Hình ảnh những con vật được miêu tả giống hệt chúng trong thực tế.
+ Cặp hình ảnh, nhân vật đối lập: Dế Mèn cường tráng, khỏe mạnh >< Dế Choắt ốm yếu, bệnh tật.
- Tác giả sử dụng thủ pháp nhân cách hóa biến nhân vật trở nên sinh động, giống con người khi có hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ triết lí như con người
- Các tác phẩm viết về loài vật được nhân cách hóa như: Cái Tết của mèo con (Nguyễn Đình Thi), Dũng sĩ bọ ngựa (Tô Hoài), Cô bé quàng khăn đỏ, Gấu, Sư tử và Cáo…
em thấy Dế mèn trong truyện " Dế Mèn phiêu lưu kí " có những tính cách gì ? Nesu pahir khuyên Dế Mèn em sẽ bảo gì ?
Bài học về thái độ sống
Dế Mèn vốn là một chú dế bướng bỉnh, kiêu ngạo và hung hăng hay đi bắt nạt người khác. Dưới con mắt Dế Mèn, Dế Choắt chỉ là một kẻ yếu ớt, xấu xí, gầy lêu nghêu như “gã nghiện thuốc phiện”. Dế Mèn luôn chê anh chàng này lười nhác, ngu dốt, hôi như cú mèo. Không chỉ có Dế Choắt, Dế Mèn còn tỏ thái độ ngang ngược, hỗn lão với chị Cốc, dù mỗi lần trêu chị chú đều sợ đến mức chui tọt vào hang nhưng thái độ vẫn vô cùng thách thức thầm: “… mày ghè vỡ đầu mày ra không chui nổi vào tổ tao đâu!”.
Thậm chí, Mèn đã vô tình gây tai họa khiến người láng giềng tội nghiệp bị chết thê thảm. Lời trăn trối của Dế Choắt, mãi là một bài học dành cho Dế Mèn và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!”. Đồng thời đó cũng là cách nhà văn Tô Hoài nhắc nhở mọi người phải sống biết mình, biết ta, có thái độ đúng mực. Đặc biệt khi phạm lỗi lầm, phải biết ăn năn hối hận về những khuyết điểm của mình trong cuộc sống.
Bài học về lòng tốt với những người xung quanh
Dế Mèn từng là một anh chàng kiêu căng, hợm hĩnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Mèn vẫn luôn có lòng nhân hậu, cậu có tính thương người, thấy chuyện bất bình chẳng tha. Trên đường về quê hương, Dế Mèn đã cứu giúp chị Nhà Trò vốn bé nhỏ, gầy gò, nhút nhát xóa nợ và xóa bỏ hiềm khích, cùng họ nhà Nhện vui vẻ như xưa. Lòng tốt giữa người với người luôn luôn quý giá bởi “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Bài học về cách đánh giá người khác
Trên chuyến hành trình của mình, Dề Mèn kết tình anh em cùng Dế Trũi. Trước khi quen Trũi, Mèn thường có ý xem thường đối với những anh chàng Dế Trũi vì vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch của họ. Nhưng rồi Mèn mới nhận ra, đằng sau vẻ ngoài quê mùa đó là một người bạn tốt, giỏi võ, vui tính. Một bài học đắt giá cho Mèn đó là “Tôi hiểu rằng không nên chỉ xem vẻ bề ngoài mà coi thường ai một cách hồ đồ như vậy”. Đó là bài học về cách đánh giá người khác không phải từ vẻ bề ngoài mà phải là con người bên trong của họ.
Bài học về tình bạn chân thành
Lúc Trũi bị mất tích, tưởng Trũi bị bọn Châu Chấu Voi bắt làm tù binh, nhiều lần Mèn ngửa mặt vào không, gọi tên Trũi thảm thiết. Tình bạn phải qua biến cố, thử thách mới hiểu hết được nhau. Và tình bạn là phải luôn hết lòng vì nhau, đừng nên ích kỷ sống cho riêng mình. Cuộc sống nếu không có bạn bè, thân thích thì luôn khiến người ta cảm thấy lẻ loi, cô độc.
Bài học về ý thức kỷ luật và sự đoàn kết
Đó là bài học qua những chú Kiến bé nhỏ cần cù, chăm chỉ. Kiến rất có ý thức kỷ luật và trong mỗi chi phái của Kiến luôn được phân công những công việc khác nhau: Kiến Gió chuyên nghề xây đắp, Kiến Lửa đào cát xây lũy, Kiến Đen làm công việc của một thám tử. Điều quan trọng học được ở Kiến đó là tinh thần đoàn kết, luôn gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau khi có kẻ thù. Trong cuộc sống đừng bao giờ vì việc của cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích tập thể, sống không phải chỉ cho mình mà cho cả những xung quanh ta nữa.
Trong mỗi chúng ta, ai cũng có lúc là một chú Dế Mèn trẻ con, bồng bột, sai lầm, ích kỷ, vấp ngã,… nhưng rồi chúng ta sẽ thay đổi và trưởng thành theo thời gian và những trải nghiệm từ cuộc sống. Dù nhà văn Tô Hoài đã vĩnh viễn đi xa nhưng “Dế Mèn phiêu lưu ký” và những giá trị nhân văn trong các tác phẩm của ông sẽ luôn sống mãi với thời gian.
Tham khảo nha !
Chúc bạn học giỏi !