Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa tinh tế của tác giả
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả.
Nỗi nhớ da diết của con người xứ Bắc xa quê, tác giả đã thể hiện chân thực cảnh mùa xuân miền Bắc với những ấn tượng chân thật, êm đềm, ngọt ngào.
+ Những cảm nhận tha thiết, tinh tế chỉ có được ở những người yêu quê hương tha thiết
+ Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là sự giao hòa trọn vẹn của trời đất, con người.
`text{Nỗi nhớ da diết của con người xứ Bắc xa quê, tác giả đã thể hiện chân thực cảnh mùa xuân miền Bắc với những ấn tượng chân thật, êm đềm, ngọt ngào.}`
`text{+ Những cảm nhận tha thiết, tinh tế chỉ có được ở những người yêu quê hương tha thiết}`
`text{+ Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là sự giao hòa trọn vẹn của trời đất, con người.}`
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền bắc qua ngòi bút tài hoa ,tinh tế của Vũ Bằng
ũ Bằng (1913-1984) là một nhà văn có cuộc đời đặc biệt. Sinh trưởng ở Hà Nội, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông lên chiến khu, ít lâu sau lại về sống ở Hà Nội, vùng địch tạm chiếm, chịu tiếng là "dinh tê". Năm 1954, để lại người vợ xinh đẹp nết na, ông di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn cho đến lúc mất (1984). Vào thời ấy, ông làm sao tránh được dị nghị nặng nề. Mãi sau khi mất, ông mới được chiêu tuyết: Các nhân chứng xác nhận ông là một cơ sở trong tổ chức tình báo cách mạng. Thầm lặng hy sinh cuộc sống riêng tư, danh dự, thậm chí cả mạng sống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc là con đường chung của các nhà tình báo cách mạng, trong đó có Vũ Bằng. Và phải chăng, cho tới tận bây giờ còn có bao điều bí ẩn về ông mà ta không thể nào biết được. Trong các nhà văn hiện đại ViệtNam, liệu còn ai có cuộc đời giống Vũ Bằng không?
Văn của Vũ Bằng cũng thật độc đáo, thật ám ảnh. Hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống con người Hà Nội, miền Bắc trong 12 tháng của một năm, được tái hiện vô cùng sống động với nỗi nhớ thương da diết và tấm lòng trìu mến vô hạn của tác giả qua tập tùy bút "Thương nhớ mười hai". "Mùa xuân của tôi" (sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, tập 1) là đoạn mở đầu chương một: "Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt" của thiên tùy bút đó. Chứa chan cảm xúc trữ tình xen yếu tố chính luận và chất suy tưởng, kết cấu tương đối hoàn chỉnh, đây có thể coi là một bài văn mẫu mực cho thể loại tùy bút.
Ba câu văn mở đầu, người đọc đã bị "thôi miên" bởi giọng văn chính luận - trữ tình của tác giả: "Tự nhiên là thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân".
"Chuộng", "trìu mến", "mê luyến", trình tự xuất hiện của ba từ theo cấp độ tăng dần đã nói lên cung bậc tình cảm của con người đối với mùa xuân. Đó là thứ tình cảm "tự nhiên như thế", "không có gì lạ hết". Sau hai câu văn khẳng định là câu văn giả định để khẳng định với những cụm từ hô ứng mà vế đầu được điệp lại tới bốn lần: "Ai bảo được, ai cấm được", "thì mới hết được"... Cùng sự chắc nịch của lý trí tỉnh táo là độ mê say của tình cảm qua những hình ảnh đời sống trong mối tương quan gắn bó: non thương nước, bướm thương hoa, trăng thương gió, trai thương gái, mẹ yêu con, cô gái còn son nhớ chồng. Hơi văn liền mạch, lời văn dồn dập... Tất cả những yếu tố ngôn từ đó đã khẳng định tình cảm của con người đối với mùa xuân là một quy luật tự nhiên, tất yếu.
Một nét xuân xứ Bắc (ảnh chụp tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội). Ảnh: Minh Thăng. |
Phần tiếp theo là cảnh sắc, không khí mùa xuân đất trời và lòng người được tái hiện qua những hình ảnh và cảm xúc thương yêu vô hạn của tác giả. Đây là "mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong ký ức của một người xa xứ - thân ở phương Nam mà tâm hồn vẫn tìm về xứ Bắc, nên nó thiêng liêng như chính tác giả gọi tên: "Mùa xuân thần thánh". Chỉ với hai câu văn tả ít, gợi nhiều, nhà văn đã thu hết cả hồn vía của cảnh vật mùa xuân: "Sông xanh, núi tím; mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng..." và đặc biệt là hình ảnh "trời đất mang mang" được gợi ra từ cảm nhận tinh tế. Có hình ảnh ngày nay đã không còn nữa, nhưng đa phần thuộc về cảnh của mùa xuân muôn thuở, trong kí ức mà cũng là hiện tại, tương lai... Gần gũi thân thuộc mà sao bây giờ ta mới cảm nhận hết chất thơ mộng, huyền ảo của nó qua lời văn dịu ngọt của ông.
Gợi cảnh đã khó, gợi tình còn khó hơn; bởi cảm xúc thường vụt đến, rồi đi và dễ bị những từ ngữ chung chung làm sáo mòn, đơn điệu. Vũ Bằng đã vượt qua cửa ải của sự tầm thường bằng việc cụ thể hóa cảm xúc của con người trước mùa xuân qua những phép so sánh: "Ngồi yên không chịu được", "đi ra ngoài vào những lúc đất trời mang mang", "tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rưọu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống", "nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh". Và đây là một so sánh rất bạo - so sánh tình người với hành vi của động vật: "Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng "sống" lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời ai cũng muốn yêu thương..."
Mùa xuân thường đến vào dịp Tết. Cái Tết của xứ Bắc có nét khác mọi miền, nó được chuẩn bị kỹ càng hơn, được "bầy biện" cầu kì hơn. Cái tài của nhà văn là ông không hề nhắc đến một chữ "Tết" nào mà ta vẫn hình dung ra cảnh đón Tết trong mỗi gia đình. Không phải mâm cao cỗ đầy, mà là cái không khí bao trùm. Đó là ánh sáng của đèn nến, hương thơm của nhang trầm, bầu không khí đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường, là tình cảm tín ngưỡng, tâm linh... Tất cả khiến cho lòng người cảm thấy "ấm lạ lùng", "như có không biết bao nhiêu là hoa nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan".
Phần cuối của bài văn, tác giả tập trung miêu tả nét riêng của thiên nhiên và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng âm lịch. Ngòi bút đặc biệt tinh tế đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc và không khí đất trời, cây cỏ: "Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác...", "trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột". Màu sắc, hương thơm và ánh sáng của mùa xuân ở trong khoảng thời gian ngắn ngủi ngay sau rằm tháng giêng - giống như thời gian bản lề giữa đầu xuân và cuối xuân - đã cho ta cái cảm giác mùa xuân đang chín. Đoạn văn miêu tả chứa đựng những hình ảnh chọn lọc của không gian trong những thời điểm thời gian cụ thể và thấm đượm tâm tình tác giả. Có lúc, không kìm nổi lòng mình, ông đã thốt lên tiếng gọi mùa xuân như tiếng xuýt xoa khen tặng người thân: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi!".
Những dòng cuối cùng của đoạn văn giống như cánh màn khép lại sau khi tác giả đã cho ta chu du trong tâm hồn cùng cảnh sắc mùa xuân. Cuộc sống êm đềm thường nhật sau khi Tết đã hết, xuân đã tàn qua ngòi bút của ông không phải là không thi vị khiến cho người đọc không cảm thấy hẫng hụt:
"Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật".
Cảnh sống đơn sơ mà thanh cao, êm đềm mà hạnh phúc của người Hà Nội, của xứ Bắc vừa "niêm phong" lại mùa xuân tươi đẹp, vừa mở ra một trạng thái mới của đời sống, như một sự tiếp nối trong vòng tuần hoàn của thời gian.
Văn Vũ Bằng thật sinh động, cuốn hút. Cảnh và tình hòa quyện, khơi gợi. Những câu văn dài, có nhịp điệu và chứa đầy hình ảnh so sánh mới lạ để làm nổi bật lên không khí, cảnh vật và nỗi lòng quen thuộc. Là cảm nhận của riêng ông, nhưng lay động tiềm thức, tư duy, tình cảm của tất cả chúng ta. Không có tình cảm tha thiết nồng nàn với quê hương đất nước, với cuộc sống dân tộc, không có cảm nhận tinh tế, sâu sắc và tài năng ngôn ngữ, không thể nào có được những trang văn về mùa xuân đẹp và xúc động lòng người đến thế! Chao ôi! Người như thế, văn như thế, không đáng để ta ngưỡng mộ lắm sao?
Bằng ngòi bút tài hoa, tinh tế, nhà văn Vũ Bằng đã mang lại cho người đọc một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc rất đặc trưng của mùa xuân đất Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy sức sống và hương sắc mùa xuân tràn ngập khắp cả không gian đất trời; có niềm vui của con người khi được sống trong bầu không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình vào những giờ phút vô cùng ý nghĩa: khép lại một năm cũ và đón chào một năm mới.
ũ Bằng (1913-1984) là một nhà văn có cuộc đời đặc biệt. Sinh trưởng ở Hà Nội, kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông lên chiến khu, ít lâu sau lại về sống ở Hà Nội, vùng địch tạm chiếm, chịu tiếng là "dinh tê". Năm 1954, để lại người vợ xinh đẹp nết na, ông di cư vào Nam, sống ở Sài Gòn cho đến lúc mất (1984). Vào thời ấy, ông làm sao tránh được dị nghị nặng nề. Mãi sau khi mất, ông mới được chiêu tuyết: Các nhân chứng xác nhận ông là một cơ sở trong tổ chức tình báo cách mạng. Thầm lặng hy sinh cuộc sống riêng tư, danh dự, thậm chí cả mạng sống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc là con đường chung của các nhà tình báo cách mạng, trong đó có Vũ Bằng. Và phải chăng, cho tới tận bây giờ còn có bao điều bí ẩn về ông mà ta không thể nào biết được. Trong các nhà văn hiện đại ViệtNam, liệu còn ai có cuộc đời giống Vũ Bằng không?
Văn của Vũ Bằng cũng thật độc đáo, thật ám ảnh. Hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống con người Hà Nội, miền Bắc trong 12 tháng của một năm, được tái hiện vô cùng sống động với nỗi nhớ thương da diết và tấm lòng trìu mến vô hạn của tác giả qua tập tùy bút "Thương nhớ mười hai". "Mùa xuân của tôi" (sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, tập 1) là đoạn mở đầu chương một: "Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt" của thiên tùy bút đó. Chứa chan cảm xúc trữ tình xen yếu tố chính luận và chất suy tưởng, kết cấu tương đối hoàn chỉnh, đây có thể coi là một bài văn mẫu mực cho thể loại tùy bút.
Ba câu văn mở đầu, người đọc đã bị "thôi miên" bởi giọng văn chính luận - trữ tình của tác giả: "Tự nhiên là thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân".
"Chuộng", "trìu mến", "mê luyến", trình tự xuất hiện của ba từ theo cấp độ tăng dần đã nói lên cung bậc tình cảm của con người đối với mùa xuân. Đó là thứ tình cảm "tự nhiên như thế", "không có gì lạ hết". Sau hai câu văn khẳng định là câu văn giả định để khẳng định với những cụm từ hô ứng mà vế đầu được điệp lại tới bốn lần: "Ai bảo được, ai cấm được", "thì mới hết được"... Cùng sự chắc nịch của lý trí tỉnh táo là độ mê say của tình cảm qua những hình ảnh đời sống trong mối tương quan gắn bó: non thương nước, bướm thương hoa, trăng thương gió, trai thương gái, mẹ yêu con, cô gái còn son nhớ chồng. Hơi văn liền mạch, lời văn dồn dập... Tất cả những yếu tố ngôn từ đó đã khẳng định tình cảm của con người đối với mùa xuân là một quy luật tự nhiên, tất yếu.
Một nét xuân xứ Bắc (ảnh chụp tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội). Ảnh: Minh Thăng. |
Phần tiếp theo là cảnh sắc, không khí mùa xuân đất trời và lòng người được tái hiện qua những hình ảnh và cảm xúc thương yêu vô hạn của tác giả. Đây là "mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong ký ức của một người xa xứ - thân ở phương Nam mà tâm hồn vẫn tìm về xứ Bắc, nên nó thiêng liêng như chính tác giả gọi tên: "Mùa xuân thần thánh". Chỉ với hai câu văn tả ít, gợi nhiều, nhà văn đã thu hết cả hồn vía của cảnh vật mùa xuân: "Sông xanh, núi tím; mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng..." và đặc biệt là hình ảnh "trời đất mang mang" được gợi ra từ cảm nhận tinh tế. Có hình ảnh ngày nay đã không còn nữa, nhưng đa phần thuộc về cảnh của mùa xuân muôn thuở, trong kí ức mà cũng là hiện tại, tương lai... Gần gũi thân thuộc mà sao bây giờ ta mới cảm nhận hết chất thơ mộng, huyền ảo của nó qua lời văn dịu ngọt của ông.
Gợi cảnh đã khó, gợi tình còn khó hơn; bởi cảm xúc thường vụt đến, rồi đi và dễ bị những từ ngữ chung chung làm sáo mòn, đơn điệu. Vũ Bằng đã vượt qua cửa ải của sự tầm thường bằng việc cụ thể hóa cảm xúc của con người trước mùa xuân qua những phép so sánh: "Ngồi yên không chịu được", "đi ra ngoài vào những lúc đất trời mang mang", "tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rưọu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống", "nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh". Và đây là một so sánh rất bạo - so sánh tình người với hành vi của động vật: "Y như những con vật nằm thu mình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng "sống" lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời ai cũng muốn yêu thương..."
Mùa xuân thường đến vào dịp Tết. Cái Tết của xứ Bắc có nét khác mọi miền, nó được chuẩn bị kỹ càng hơn, được "bầy biện" cầu kì hơn. Cái tài của nhà văn là ông không hề nhắc đến một chữ "Tết" nào mà ta vẫn hình dung ra cảnh đón Tết trong mỗi gia đình. Không phải mâm cao cỗ đầy, mà là cái không khí bao trùm. Đó là ánh sáng của đèn nến, hương thơm của nhang trầm, bầu không khí đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường, là tình cảm tín ngưỡng, tâm linh... Tất cả khiến cho lòng người cảm thấy "ấm lạ lùng", "như có không biết bao nhiêu là hoa nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan".
Phần cuối của bài văn, tác giả tập trung miêu tả nét riêng của thiên nhiên và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng âm lịch. Ngòi bút đặc biệt tinh tế đã phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của màu sắc và không khí đất trời, cây cỏ: "Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác...", "trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột". Màu sắc, hương thơm và ánh sáng của mùa xuân ở trong khoảng thời gian ngắn ngủi ngay sau rằm tháng giêng - giống như thời gian bản lề giữa đầu xuân và cuối xuân - đã cho ta cái cảm giác mùa xuân đang chín. Đoạn văn miêu tả chứa đựng những hình ảnh chọn lọc của không gian trong những thời điểm thời gian cụ thể và thấm đượm tâm tình tác giả. Có lúc, không kìm nổi lòng mình, ông đã thốt lên tiếng gọi mùa xuân như tiếng xuýt xoa khen tặng người thân: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi!".
Những dòng cuối cùng của đoạn văn giống như cánh màn khép lại sau khi tác giả đã cho ta chu du trong tâm hồn cùng cảnh sắc mùa xuân. Cuộc sống êm đềm thường nhật sau khi Tết đã hết, xuân đã tàn qua ngòi bút của ông không phải là không thi vị khiến cho người đọc không cảm thấy hẫng hụt:
"Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật".
Cảnh sống đơn sơ mà thanh cao, êm đềm mà hạnh phúc của người Hà Nội, của xứ Bắc vừa "niêm phong" lại mùa xuân tươi đẹp, vừa mở ra một trạng thái mới của đời sống, như một sự tiếp nối trong vòng tuần hoàn của thời gian.
Văn Vũ Bằng thật sinh động, cuốn hút. Cảnh và tình hòa quyện, khơi gợi. Những câu văn dài, có nhịp điệu và chứa đầy hình ảnh so sánh mới lạ để làm nổi bật lên không khí, cảnh vật và nỗi lòng quen thuộc. Là cảm nhận của riêng ông, nhưng lay động tiềm thức, tư duy, tình cảm của tất cả chúng ta. Không có tình cảm tha thiết nồng nàn với quê hương đất nước, với cuộc sống dân tộc, không có cảm nhận tinh tế, sâu sắc và tài năng ngôn ngữ, không thể nào có được những trang văn về mùa xuân đẹp và xúc động lòng người đến thế! Chao ôi! Người như thế, văn như thế, không đáng để ta ngưỡng mộ lắm sao?
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả trong bài viết ‘‘Mùa xuân của tôi”.
Với sự quan sát tinh tế, chắt lọc những hình ảnh đặc sắc, Vũ Bằng đã tái hiện một mùa xuân đặc trưng xứ Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên căng tràn nhựa sống, có niềm vui của con người trong không khí nô nức đón xuân về, đoàn tụ gia đình ấm áp. Đó là những nỗi nhớ niềm thương với những đứa con xa quê trong ngày xuân sang.
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc ( đoạn văn 6 đến 8 câu )
*Mở doạn:
+ Câu này sử dụng khi bn sống ở miền Bắc: Tôi may mắn được sih ra trên mảnh đất ... (nơi bn ở) tươi đẹp này, với những cảnh đẹp mê hồn và cả cảh sác của mùa xuân.
+ Câu này sử dựng khi bn ko sống ở miền Bắc: Tôi đã may mắn có dịp được đến ... (bn thik nơi nào thì viết ra nhé) xinh đẹp vào đúng mùa xuân, và nhờ vậy tôi mới đc thưởng thức cảnh sắc tuyệt mĩ nơi này.
*Thân đoạn:
Ôi! Làm sao tôi quên được cánh đồng hoa bạt ngàn tươi thắm, nở rộ giữa màu xanh tươi mát của cây cỏ. Bầu trời miền ấy thật thoáng đãng, mây nhẹ nhàng trôi cùng với làn gió thong thả chơi đùa. Chim chóc kéo đến đậu trên những cành cây tươi đang đâm chồi nảy lộc, ríu rít trò chuyện. Tôi cảm giác như chúng đang mở hội thi ca hát, đua nhau hót véo von ca ngợi mùa xuân đã đem đến cho miền Bắc sức sống mãnh liệt đến mà say. Tất cả hòa quyện vào nhau một cách đằm thắm, da diết, vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hoa lệ làm ngây ngất con mắt của tôi và những ai đã ngắm nhìn cảh đẹp tuyệt vời ấy.
* Kết đoạn:
+ Khi bn sống ở miền Bắc: Tôi luôn tự hào về bản thân, về nơi mình sinh ra, nơi đã đi vào tiềm thức của tôi và những con người gắn bó với miền Bắc một tình cảm trân trọng không sao tả đc.
+ Khi bạn ko sống ở miền Bắc: Tôi sẽ khắc ghi trong tâm trí còn non dại của mình hình ảnh về bức tranh mùa xuân miền Bắc ấy như lưu giữ một kỉ niệm tuổi thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt.
BẠN NHỚ VIẾT LIỀN MẠCH CÁC ĐOẠN VỚI NHAU NHÉ, MK LÀM ĐỂ PHÒNG 2 TRƯỜNG HỢP XẢY RA, CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!
viết đoạn văn từ 15-20 dòng nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền bắc qua ngòi bút tài hoa,tinh tế của tác giả vũ bằng
Với sự quan sát tinh tế, chắt lọc những hình ảnh đặc sắc, Vũ Bằng đã tái hiện một mùa xuân đặc trưng xứ Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên căng tràn nhựa sống, có niềm vui của con người trong không khí nô nức đón xuân về, đoàn tụ gia đình ấm áp. Đó là những nỗi nhớ niềm thương với những đứa con xa quê trong ngày xuân sang.
Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí của mùa xuân . Tác giả cảm nhận về mùa Xuân như thế nào
1. Cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội-đất Bắc, hiện lên trong nỗi nhớ của:"người con xa xứ"có những nét riêng, đó là gì?
2. Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân trong thiên nhiên và lòng người.Em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không?Vì sao?
3. Nhớ về mùa xuân, Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình đón Tết:"nhang trầm, đèn nến,....không khí gia đình đoàn êm đềm.... làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng". Theo em, những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả?
HELP ME
Câu a :
Thiên nhiên :
- Thới tiết : mưa riêu riêu , gói lành lạnh
- Âm thanh :tiếng nhạn , tiếng trống chèo , câu hát huê tình
Câu b :
các câu văn trong đoạn từ :'' ấy cái mùa xuân thần thánh ...uyên ương đứng cạnh ''
em đồng ý với tác giả vì mùa xuân vạn vật ai cũng mang trong mình một sức sống mãnh liệt , một niềm viu khó tả và một lòng vị tha bỏ qua những hiểu lầm xung đột (không chắc)
c : nhớ gia đình, nhớ quê hương
Cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân miền Bắc và HN được gời tả qua những chi tiết nào . Tìm bpnt và tác dụng . Em có nhận xét gì về cảnh vật múa xuân , mình cần gấp
Tìm những câu văn diễn tả sức sống diệu kì của mùa xuân tronh thiên nhiên và lòng người .em có đồng cảm cùng tác giả khi cảm nhận về mùa xuân không ?vì sao?
Nhớ về mùa xuân ,vũ bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vaaetj mad còn hướng ngòi bút của mình đến không khí gia đình ddoons tết :"nhang trầm ,đèn nến ...không khí gia đình đoàn tụ êm đèm... làm cho lòng anh aamms lạ ấm lùng .Theo em,những câu văn ấy chứa đựng tâm sự gì của tác giả ?
1)Cảnh sắc của thiên nhiên,cây cối đam chồi nảy lộc ,con người trẻ ra,tim đập mạnh hơn
2)-Ko khí gia đình đầm ấm,hạnh phú.
-Chứa đựng tâm sự :nỗi nhớ quê hương,gia đình da diết ,lòng mong mỏi đất nước được hòa bình thống nhất
- Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm và với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu,…những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm nữa”.
- Trong nỗi nhớ da diết của một người con xứ Bắc xa quê, tác giả đã tái hiện lại cảnh mùa xuân Bắc Việt với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, những cảm nhận tinh tế mà chỉ có những người yêu tha thiết quê hương mới có được. Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là cả một cuộc giao hoà của trời đất, của lòng người, của sức sống và tình yêu.
*Cảnh sắc của thiên nhiên, cây cối đam chồi nảy lộc, con người trẻ ra, tim đập mạnh hơn
*
-Không khí gia đình đầm ấm,hạnh phúc
-Chứa đựng tâm sự: nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết, lòng mong mỏi đất nước được hòa bình thống nhất