Những câu hỏi liên quan
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 12 2016 lúc 16:07

Câu 1:

Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch

Bình luận (0)
Có Lẽ Nào
20 tháng 12 2016 lúc 19:12

ok

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trung Kiên
Xem chi tiết
trâm anh 8a1 nguyễn
Xem chi tiết
Sun ...
24 tháng 12 2021 lúc 15:40

Tách ra đi bạn

Bình luận (0)
Lê Văn Đức
Xem chi tiết
☘Tiểu Tuyết☘
29 tháng 12 2016 lúc 22:58

1) Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườnvà xương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ứctạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

Bình luận (0)
☘Tiểu Tuyết☘
29 tháng 12 2016 lúc 23:16

2)* Cấu tạo của tim :

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của con người. Tim được chia thành 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái, thành mỏng, nhận máu tĩnh mạch, đưa xuống thất; thất phải và thất trái, thành dày, bơm máu vào động mạch với áp lực cao. Hai tâm nhĩ ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn cách nhau bởi vách lên thất.

*) Vệ sinh hệ tim mạch

1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại:
Khắc phục và hạn chế các tác nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn; tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch; hạn chế ăn các món ăn có hại cho tim mạch.
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp

Bình luận (0)
☘Tiểu Tuyết☘
29 tháng 12 2016 lúc 23:18

3) Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
* Cơ chế

- Sự thông khí ở phổi

- Sự trao đổi khí ở phổi

- Sự trao đổi khí ở tế bào

Bình luận (0)
Dan_hoang
Xem chi tiết
Mai Hiền
24 tháng 12 2020 lúc 10:06

Câu 1:

Trong máu, tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể là: Bạch cầu

Cơ chế hoạt động của bạch cầu: 

+ Các tế bào bạch cầu đi qua đường máu và tiêu diệt các vi-rút, vi khuẩn và các vật lạ trong cơ thể người có thể gây nên bệnh tật hoặc viêm nhiễm.

+ Các tế bào bạch cầu tạo nên hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể khỏi những vật lạ.

 
Bình luận (6)
Mai Hiền
24 tháng 12 2020 lúc 10:09

Câu 2:

Một số bệnh ở đường hô hấp thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… 

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp: Bụi, nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .

Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại:

+ Trồng nhiều cây xanh,

+ Không xả rác bừa bãi,

+ Không hút thuốc lá,

+ Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

Bình luận (0)
Mai Hiền
24 tháng 12 2020 lúc 10:15

Câu 3:

Một số bênh tim mạch phổ biến: Bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vàn, bệnh giãn cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, sa van hai lá (bệnh van tim), bệnh mạch vành, ...

Một số tác nhân gây hại cho hệ tuần hoàn:

Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho hệ tuần hoàn:

+ Khuyết tật tim, phổi xơ, sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao, chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mở động vật.

+ Do luyện tập thể thao quá sức

+ Sử dụng chất kích thích: rượu , bia , ma túy , thuốc lá ,...

+ Ăn nhiều thức ăn có hại cho tim mạch: mỡ động vật,..

+ Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim.

Biện pháp bảo vệ hệ tuần hoàn:

+ Hạn chế tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn. 

+ Không sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, heroin, … 

+ Băng bó kịp thời các vết thương không để cơ thể mất nhiều máu. 

+ Khám bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các khuyết tật liên quan hệ tim mạch

+ Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ; tránh các cảm xúc âm tính. 

+ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, bạch hầu. 

+ Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch: mỡ động vật, thức ăn quá mặn…

+ Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp.

 

 
Bình luận (0)
Linh Linh
Xem chi tiết
Mai Hiền
22 tháng 12 2020 lúc 14:04

Câu 16.1

- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường thực hiện nhờ hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết

- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong thực hiện nhờ hệ tuần hoàn

- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là 2 quá trình song song, thống nhất giúp cơ thể tồn tại và phát triển:

Trao đổi chất ở tế bào là cơ sở của trao đổi chất ở cấp độ cơ thể

Trao đối chất ở cấp độ cơ thể là tiền đề cho trao đổi chất ở cấp độ tế bào diễn ra

Bình luận (0)
Mai Hiền
22 tháng 12 2020 lúc 14:07

Câu 16.2

Sự hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột  non

Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu chất dinh dưỡng:

– Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên dơn vị thời gian…).

– Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).

Bình luận (0)
Mai Hiền
22 tháng 12 2020 lúc 14:09

Câu 17.1

– Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày phù hợp với chức năng:

+ Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

+ Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

+ Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

+ Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.

- Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là: lipit, gluxit, prôtêin.

Bình luận (0)
Dan_hoang
Xem chi tiết
Smile
24 tháng 12 2020 lúc 22:09

Cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ dinh dưỡng: -Ruột non dài 2,8 - 3m. ... =>Giúp diện tích bề mặt hấp thụ đạt 400 - 500m2. -Lớp niêm mạc có mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc=>Chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu được dễ dàng.

Trao đổi khí ở phổi và tế bào theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng đọ cao đến nơi có nồng đồ thấp

Bình luận (0)
Mai Hiền
25 tháng 12 2020 lúc 9:34

Sự trao đổi khí diễn ra theo cơ chế khuếch tán:

+ Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.

+ Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp. 

Bình luận (1)
IOGameDied
Xem chi tiết
bạn nhỏ
3 tháng 1 2023 lúc 21:38

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp \(O_2\) cho các tế bào của cơ thể và thải \(CO_2\) 

Các cơ quan hệ hô hấp người:

- Đường dẫn khí gồm có mũi,họng,thanh quản,khí quản,phế quản

- Phổi

Sự thông khí ở phổi:

- Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ O2 cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào

Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào:

- Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ không khí ở phế nang vào máu và của \(CO_2\) từ máu vào không khí phế nang

- Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của \(O_2\) từ máu vào tế bào của \(CO_2\) từ tế bào vào máu

 Cần làm những việc sau đây để bảo vệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại:

- Trồng cây xanh 

- Đeo khẩu trang

- Sử dụng công nghệ hiện đại với dây chuyền khép kín

- Nơi sống và làm việc tránh ẩm

- Thường xuyên vệ sinh

- Xây dựng môi trường không khói thuốc lá

Cần tích cực rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bằng tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé 

Bình luận (0)
giang đào phương
Xem chi tiết
Yen Nhi
12 tháng 5 2021 lúc 19:03

Câu 4:

Mạch máu trong cơ thể gồm 3 loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch

- Động mạch là những mạch máu có chức năng vận chuyển máu từ tim đến các mô

- Tĩnh mạch là những mạch máu có chức năng vận chuyển máu từ các mô trở về tim

- Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ, nối giữa tĩnh mạch và động mạch

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yen Nhi
12 tháng 5 2021 lúc 19:04

Câu 5:

Nhịn tiểu lâu sẽ tạo hiệu ứng không tốt về thần kinh và phản xạ của việc bài tiết nước tiểu. Có nguy cơ tạo sỏi đường tiết niệu ( do đọng cặn các muối can-xi trong nước tiểu ). Có nguy cơ dễ nhiễm trùng đường tiết niệu ( do lượng vi khuẩn đường tiết niệu không được đào thải ra ngoài kịp thời, ứ lại nhiều - nhất là mật độ vi khuẩn tiết niệu sẽ tăng cao tại bàng quang ).

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Yen Nhi
12 tháng 5 2021 lúc 19:05

Câu 6:

Một số bệnh liên quan đến tiêu hóa:

- Bệnh táo bón

- Bệnh tiêu chảy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa