Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Thư
Xem chi tiết
Serein
19 tháng 10 2019 lúc 21:32

Tham khảo:

Ta chính là vua Hùng trong câu chuyện bánh chưng , bánh giầy . đó là 1 câu chuyện dài : Khi ta về già , muốn truyền ngôi cho 1 người thật xứng đáng , nhưng ta lại có tới 20 người con trai , không biết làm sao . Nhân lễ tiên vương , ta đã truyền lệnh ai làm vừa ý ta sễ được nối ngôi . Khi ta giám xét , thì các con trai ta sai người lên rùng săn thú lạ , xuống biển mài ngọc trai . Nhưng ta lại thấy thằng Lang Liêu là tội nhất. Mẹ nó thì bị ta ghẻ lạnh , lớn lên chăm lo việc đồng áng nên trong nhà chỉ có khoai lúa là nhiều . Đêm , thần dạy nó cách làm đò tế lễ tiên vương . Khi lễ tiên vương đến , thữ tế lễ của nó là 1 chồng bánh hình vuông và hình tròn . Ta đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy vì nó tượng trời . bánh hình vuông là tượng đất ta đặt tên nó là bánh chưng . mĩ vị bên trong lá bọc ngoài ngụ ý nhân dân ta phải đoàn kết , yêu thương nhau. Sau đó , ta truyền ngôi cho Lang Liêu . Và cũng từ đó , tết đến nhà nhà đều làm bánh chưng , bánh giầy .

~Std well~

#Dư Khả

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
»Hσὰηǥ•Mɨηȟ
19 tháng 10 2019 lúc 21:32

Ta chính là vua Hùng trong câu chuyện bánh chưng ,bánh giầy . đó là 1 câu chuyện dài : Khi ta về già , muốn truyền ngôi cho 1 người thật xứng đáng, nhưng ta lại có tới 20 người con trai, không biết làm sao .Nhân lễ tiên vương, ta đã truyền lệnh ai làm vừa ý ta sễ được nối ngôi. Khi ta giám xét thì các con trai ta sai người lên rùng săn thú lạ ,xuống biển tìm ngọc tra. Nhưng ta lại thấy thằng Lang Liêu là tội nhất. Mẹ nó thì bị ta ghẻ lạnh ,lớn lên chăm lo việc đồng áng nên trong nhà chỉ có khoai lúa là nhiều. Đêm, thần dạy nó cách làm đò tế lễ tiên vương. Khi lễ tiên vương đến, thứ tế lễ của nó là 1 chồng bánh hình vuông và hình tròn .Ta đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy vì nó tượng trời. Bánh hình vuông là tượng đất ta đặt tên nó là bánh chưng, mĩ vị bên trong lá bọc ngoài ngụ ý nhân dân ta phải đoàn kết,  yêu thương nhau. Sau đó, ta truyền ngôi cho Lang Liêu. Và cũng từ đó ,tết đến nhà nhà đều làm bánh chưng, bánh giầy .

#Minh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Thư
20 tháng 10 2019 lúc 20:22

vương dư khả và hoàng minh ơi

bài này mk đọc trên mạng rồi

ngắn quá nên mk mới nhờ các bạn giúp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dang Khanh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hương
12 tháng 9 2018 lúc 13:22

Hỡi các con, nay các con đã lớn, các con phải biết rõ gốc tích của mình. Vậy cha sẽ kể cho các con nghe.
Cha ta xưa, tức ông nội các con, vốn là một vị thần thuộc nòi Rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Ông các con thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, có nhiều phép lạ, sức khỏe vô địch. Thuở ấy miền đất Lạc Việt ta có nhiều loài yêu quái làm hại dân lành. Cha ta giúp dân diệt ưừ được Mộc Tinh, Hồ Tinh, Ngư Tinh, lại dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Người thường về thủy cung ở với mẹ. Khi cần thiết, người mới hiện lên.
Một lần, tình cờ cha gcặp lại mẹ ta tức bà của các con. Mẹ ta vốn người ở vùng núi cao phương Bắc, tên là Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng ta có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đôn thăm. Mẹ cha ta gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vự chồng, sống với nhau trên cạn ở cung điện Long Trang.
ít lâu sau, mẹ ta có thai rồi sinh nở. Chuyện lạ lùng là mẹ ta không sinh ra một đứa con mà một cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con. Trăm anh em ta hồng hào, đẹp đẽ, lớn lên như thổi, ai cũng khôi ngô, khỏe mạnh. Ta nở ra từ quả trứng đầu tiên nên được coi là anh cả.
Một hôm, cha ta vốn quen sống dưới nước, thấy mình không thể sống mãi ưên cạn, bòn từ biệt mẹ ta để trở về thủy cung. Mẹ ta nuôi con, mong chờ mãi mà không thấy cha ta trở lại. Cuối cùng mẹ ta phải gọi cha ta về. Mẹ ta than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
- Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là giống Tiên ở chốn non cao. Ta với nàng, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương... Tuy kẻ miền núi, người miền biển những khi có việc thì phải giúp đỡ lẫn nhau, chớ quên lời hẹn.
Thế là cha mẹ và anh em ta chia tay nhau, lên đường. Ta được lên làm vua. Ta lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình ta có quan văn, tướng võ. Còn các con, con trai gọi là quan lang, con gái gọi là mộ làng. Bao giờ hết đời ta thì con trưởng sẽ thay ta làm vua, cũng lấy hiệu là Hùng Vương, cho đôn đời con, đời cháu chắt các con cũng cứ như thế, không được thay đổi.
Các con, đốn đời con cháu các con sau này, hàng trăm hàng nghìn năm sau, cũng phải nhắc nhau biết mình là con Rồng, cháu Tiên, thương yêu giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, làm cho nước nhà ngày càng phồn vinh, hùng mạnh.

@chikute@

Bình luận (0)
Dang Khanh Linh
12 tháng 9 2018 lúc 20:23

bạn ơi , mik muốn kể chuyện ''Bánh Chưng bánh Giầy''

xin lỗi nhé!

Bình luận (0)
Hội văn học
Xem chi tiết
Phạm văn duy
23 tháng 7 2018 lúc 19:46

Chép sách ấy

Bình luận (0)

giở sách ra mà nhìn

Bình luận (0)
Hàn Tử Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
10 tháng 12 2017 lúc 21:53

I. Mở bài:

+) Các cháu của Hùng Vương hỏi tại sao nhân dân ta có tục làm bánh chưng ngày tết.

+) Trả lời và kể

II. Thân bài

1. Vua Hùng Vương nói cuộc thi.

- Vua đã già, muốn chọn người con xứng đáng để truyền ngôi.

- Vua truyền gọi các con.

+ Ngôi vua đã truyền được sáu đời.

+ Người nối vua phải nối chí vua.

+ Ai làm cỗ lễ Tiên Vương vừa ý, sẽ được nối ngôi.

- Các con thay nhau làm cỗ quý, hy vọng ngôi báu về mình.

2. Lang Liêu làm cỗ

- Lang Liêu là con thứ 18, mồ côi mẹ, chăm lo đồng áng, không biết lấy gì để làm cỗ quý.

- Thần báo mộng: không có gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh.

- Lang Liêu lấy gạo làm hai loại bánh, một loại dùng gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt, bọc lá, hình vuông, nấu kỹ, một loại dùng gạo nếp đồ chính, giã nhuyễn, hình tròn.

3. Lang Liêu được chọn nối ngôi cha.

- Ngày lễ Tiên Vương, các quan lang mang đến các thứ cỗ quý, chẳng thiếu thứ gì.

- Vua Hùng xem bánh của Lang Liêu. Lang Liêu kể lại lời thần dạy. Vua chọn hai thứ bánh đó để cúng Trời Đất và Tiên Vương.

- Lễ xong, đem bánh ra ăn cùng quần thần.

- Vua nói: Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Lang Liêu sẽ được nối ngôi.

III. Kết luận

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi:

- Bánh chưng, bánh giày không thể thiếu trong ngày tết.

Bình luận (0)
Phan Hữu Bảo Linh
9 tháng 12 2017 lúc 22:12

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Bình luận (0)

Dàn ý:

- Mở bài:

+ Các con cháu của vua hỏi tại sao phải làm bánh chưng, bánh giầy

+ Vua dõng dạc kể cho các con, các cháu nghe

- Thân bài:

1. Vua Hùng muốn truyền ngôi:

+ Vua gọi các con lại và nói:" Ta nay đã già muốn truyền ngôi, nhưng không biết chọn ai để truyền ngôi. Sắp tới ngày giỗ tiên vương, ai làm vừa ý ta ta sẽ truyền ngôi "

+ Các con vua không hiểu ý cha, chỉ biết tìm của ngon vật lạ làm lễ Tiên Vương

+ Lang Liêu con trai thứ 18 của vua

+ Trong số các lang, chàng là người khổ nhất vì trước kia mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh ốm mà chết, chàng không sống trong cung điện với các anh em của mình mà sống ở ngoài như những người dân thường

+ Chàng cũng muốn được truyền ngôi, nhưng nhìn quanh nhà thấy khoai, lúa là nhiều

+ Các lang khác sai người lên rừng, xuống biển tìm của ngon vật lạ dâng lên vua

+ Lang liêu dốc tâm tìm, nhưng mãi không ra. Một hôm, chàng mơ thấy một vị thần nói với cậu:" Con hãy lấy gạo nếp làm hai thứ bánh dâng cho vua nhân lễ Tiên Vương "

+ Thần dạy chàng cách làm bánh. Khi tỉnh dạy chàng làm theo lời vị thần đã dạy

2. Các lang dâng lễ:

+ Ngày lễ Tiên Vương cũng đến, các lang đem lên đều là những món quý

+ Nhìn một lượt rồi dừng trước chồng bánh của Lang Liêu tỏ vẻ rất vừa ý

+ Vua chọn thứ bánh ấy làm lễ Tiên Vương

+ Làm lễ xong vua hỏi Lang Liêu thì Chàng kể lại chuyện được gặp thần và chỉ cho cách là bánh

3. Vua truyền ngôi

+ Vua bàn với các lạc hầu nói:" Bánh hình tròn tượng trưng cho trời nên gọi là bánh giầy. Còn bánh hình vuông bên trong nhân thịt tượng trưng cho đất nên gọi là bánh chưng "

+ Vua rất hài lòng và truyền ngôi cho Lang Liêu

- Kết bài: + Lang Liêu lên làm vua

               + Từ đó nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi

               + Nước ta vào ngày tết có tục làm bánh chưng, bánh giầy

         DỰA VÀO DÀN Ý TA CÓ THỂ VIẾT THÀNH BÀI VĂN !!!

Bình luận (0)
tran hoang hai
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 2 2023 lúc 20:23

Tưởng tượng ra thôi nè.

Các ý:

- Giới thiệu bản thân mình.

+ Tôi là Vua Hùng có rất nhiều người con trai, bởi tôi già yếu quá nhưng vẫn chưa biết phải chọn đứa con nào xứng đáng để tôi trao ngôi.

- Hành động của bản thân:

+ Thách đố những đứa con đem đến thứ để cúng .. (gì á quên rồi, bạn coi lại chuyện nha mình lười:")

+ Thấy rất nhiều đứa con kiếm những thứ quý hiếm bình thường,... (dựa theo chuyện kể)

- Suy nghĩ của bản thân:

+ Băn khoăn suy nghĩ không biết có đứa con nào làm hài lòng mình hay không.

+ Rất trông chờ vào các món ăn mà các đứa con dâng lên vào ngày cúng.

- Dựa theo chuyện kể lại hành động của những người con.

+ Sau đó, nhìn sơ qua một lượt nhưng tôi ấn tượng nhất là món ăn của Lang Liêu bởi sự lạ lẫm của nó.

-> Tôi hỏi nó rằng sao lại dâng lên món này.

-> Nó kể ... (dựa theo chuyện nhe).

- Cảm xúc của bản thân:

+ Cảm thấy đứa con này xứng đáng để mình nhường ngôi.

+ Vui vẻ, hạnh phúc vì đã không còn phải lo nghĩ nhiều thứ nữa.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 5 2018 lúc 13:15

Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh: Lúc về già và đã đất nước đã thanh bình, Vua Hùng muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để truyền ngôi.

 

Bình luận (0)
Mỹ Viên
Xem chi tiết
marian
2 tháng 2 2016 lúc 19:49

Mình chỉ biết kể chuyện : "Bánh trưng bánh dầy" thời cổ đại thôi !

Vua Hùng Vương thứ sáu mở cuộc thi chọn người nối ngôi. Vua ra điều kiện : trong lễ tế Tiên vương, ai làm vua hài lòng, người đó sẽ được truyền ngôi. Các lang liêu ( sau gọi là hoàng tử) liền tỏa đi khắp nơi tìm vàng bạc, châu báu, của ngon vật lạ để dâng lên. Thấy thế, Lang Liêu rất bối rối, hai mẹ con chàng ở ngoài cung đình nên rất nghèo, không thể tìm được đồ quý hiếm. Chàng băn khoăn, trằn trọc suy nghĩ…

Thế là sắp đến ngày lễ Tiên vương rồi. Ngày kia trong triều sẽ mở đại tiệc, hẳn các anh đã chuẩn bị được nhiều của ngon vật lạ lắm. Nào là nem công chả phượng, nào là huyết yến, vi cá…Vua cha rồi khen nức nở, chỉ việc chọn món nào ngon nhất mà thôi. Mình không ham gì ngôi cao, chỉ mong ước được sống bình yên như thế này thôi. Nhưng, dẫu sao cũng là tấm lòng, giá như mình có một món gì thật ý nghĩa dâng lên Tiên vương và cũng là thể hiện lòng thành kính đối với vua cha thì vẫn hơn.

Lang Liêu ngủ thiếp đi, trong mơ chàng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ chống gậy đến, xưng là quan đại thần của Tiên vương trên trời, nói muốn đến giúp chàng.

Lang Liêu ạ, ta biết con tuy nghèo nhưng rất có hiếu. Con chỉ muốn có một món quà gì đó để dân lên Tiên vương và cũng để tỏ lòng hiếu thảo với vua cha phải không ? Vậy ta hỏi con, con làm nghề nông, trên đời cái gì cao nhất ?

Dạ, trời ạ !
Thế cái gì gần gũi và quý giá nhất ?
Dạ, đất ạ !

Vậy con hãy lấy những sản vật do chính tay con trồng cấy và nuôi nấng để làm ra món ăn gì đó vừa tượng hình được cho trời vừa tượng hình được cho đất. Đó chính là món quà quý nhất con có thể dâng lên Tiên vương.

Cụ già nói xong liền hóa thành một làn khói mỏng bay đi, Lang Liêu giật mình tỉnh dậy, nhớ lại giấc mơ vừa qua, chàng vô cùng mừng rỡ.

Sáng hôm sau, Lang Liêu nhờ mẹ lấy cho ít lá vẫn dùng làm bánh, chàng chọn thứ gạo ngon nhất, trắng nhất, mổ con lợn béo lấy những miếng thịt ngon nhất, béo nhất. Sau đó chàng lấy lá gói hai loại bánh, một loại vuông vức như mặt đất bao la, một loại tròn vành vạch như bầu trời buổi sớm. Xong xuôi chàng cho tất cả vào nồi luộc. Qua mấy canh giờ, mùi bánh chín bốc lên thơm nức cả làng xóm. Ai đi qua cũng ghé vào xem, khen rằng chưa từng có ai gói được thứ bánh ngon như thế.

Sáng hôm sau, mẹ Lang Liêu đội mâm bánh tròn đi trước, Lang Liêu đội mâm bánh vuông theo sau. Hai mẹ con vào đến cung thì mọi người cũng tề tựu đông đủ, các lang xưa nay vẫn ngầm khinh Lang Liêu nghèo khó, nay trông thấy mẹ con chàng đội bánh đến thì cười ầm lên. Lang trưởng bảo nhà vua.

Tâu phụ vương ! Người hãy xem Lang Liêu mang cái gì đến kia, có nên đuổi nó ra ngoài không ạ ?

Ấy chớ - nhà vua vội nói – của ngon không cốt lạ, vật quý không ở cái vỏ bên ngoài. Con chớ nên coi thường sự giản dị, mộc mạc.

Nói rồi đích thân nhà vua xuống bậc thềm đỡ hai mâm bánh của mẹ con Lang Liêu. Người đưa cho quan trị thần, truyền đặt vào chỗ trang trọng để lát cúng Tiên vương, các lang thấy thế không khỏi ngấm ngầm ghen tức. Có ai trong số họ được nhà vua ưu ái như thế đâu ? Một người nhân lúc nhà vua không để ý liền châm chọc.

Lang Liêu lấy thứ bánh ấy ở tầng mây thứ mấy đấy ?

Lang Liêu thật thà đáp :

Đâu có ! Toàn những thứ hai bàn tay em làm ra cả mà.

Sao lại có thể dâng lên vua những thứ tầm thường như thế ? Ngươi có biết rằng để có được những món quý lễ Tiên vương, ta phải cử người sang tận Tây Trúc không ? Những thứ chân quê vớ vẩn của nhà ngươi mà cũng đòi gọi là tế lễ ư ?

Lang Liêu lúc này mới hiểu được lòng dạ xấu xa của các bọn anh lang. Chàng không đáp, vẫn một mực tin ở lòng thành của mình.

Lễ Tiên vương xong, vua cùng các quan đại thần đi một vòng qua các mâm cỗ nếm thử. Đến mâm nào vua cũng chỉ nếm qua một miếng lấy lệ, tỏ vẻ không vui. Những gan hùm, tai gấu, tim voi, đến cả vi cá mập…Người cũng vẫn thường ăn hàng ngày, có gì lạ đâu ? Người buồn vì trước một thử thách như thế, các lang không nghĩ ra được cái gì có ý nghĩa, chỉ biết mỗi cách là đi các nơi khác tìm của ngon vật lạ.

Đến hai mâm bánh của Lang Liêu, Người bỗng dừng lại, ngẫm nghĩ. Từ hai mâm bánh bình dị toát lên một thứ mùi thật nồng nàn, thân thuộc. Mùi của nếp mới quyện trong sương sớm, của rơm tươi vừa gặt tỏa ra ngan ngát. Trong làn hương thoang thoảng, thấp thoáng bóng những người nông dân cặm cụi trên đồng, bên những cánh cò mải miết, phảng phất phía xa những làn khói lam chiều…

Người sai cắt bánh rồi chia cho mỗi người một miếng, ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi Lang Liêu :

Ai bày cho con làm hai thứ bánh này ? Chúng có ý nghĩa như thế nào ?

Lang Liêu vội quỳ xuống thưa.

Muôn tâu vua cha. Thứ bánh tròn này chính là tượng cho bầu trời cao xa, nơi có đức Ngọc Hoàng cùng Tiên vương ngự trị, còn thứ bánh hình vuông này là tượng cho mặt đất rộng lớn, nơi có vua cha đang cai quản muôn dân, gìn giữ nền thái bình muôn thủa. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt ngon do chính bàn tay con làm ra. Chính tấm lòng kính yêu của con đối với vua cha đã mách bảo cho con đấy ạ !

Vua đỡ Lang Liêu đứng dậy, nhìn thẳng vào mắt chàng, Người nói.

Con không những là đứa con có hiếu mà còn là một người rất yêu lao động, biết quý trọng những gì do bàn tay lao động làm ra.

Rồi trước mặt đông đủ văn võ bá quan, Người tuyên bố.

Như ta đã nói từ trước, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, chí ta là muốn lo cho muôn dân được hưởng thái bình muôn thủa, ngày càng no đủ, sung túc. Muốn làm được điều đó, người đứng đầu thiên hạ phải hiểu được nghĩa lý của trời đất, phải biết yêu lao động, trân trọng từng hạt gạo do người nông dân đã phải một nắng hai sương, lam lũ vất vả làm ra. Lang Liêu tuy không phải là con trưởng, xưa nay cũng không mấy khi được ta quan tâm săn sóc nhưng nó lại là người gần ta và hiểu được ta hơn ai hết. Từ hôm nay, ta tuyên bố, Lang Liêu chính là người thay ta trị vì thiên hạ.

Mọi người nhất loạt quỳ xuống, hô vang.

Đức vua vạn tuế !

Nhà vua nói tiếp.

Ta cũng tuyên bố, từ nay trở đi sẽ lấy hai thứ bánh này để cúng tổ tiên. Thứ bánh vông này gọi là bánh chưng, bánh tròn gọi là bánh giầy.

Triều vua Hùng Vương thứ bảy đã được lập ra như thế đó, và hai thứ bánh chưng, bánh giầy ấy cùng với phong tục cúng lễ tổ tiên ngày Tết, vẫn còn được lưu truyền cho đến mãi bây giờ.
 

Bình luận (0)
Tran Van Dat
3 tháng 2 2016 lúc 17:10

?làm gì có??

Bình luận (0)
Mỹ Viên
3 tháng 2 2016 lúc 17:51

suy nghĩ trả lời chứ

haha

Bình luận (0)
Võ Vĩnh Khang
Xem chi tiết
😀😀😀  Ý kiến j ak 😀😀...
26 tháng 8 2019 lúc 19:18

Hoàn cảnh: Vua Hùng đã già mà không biết trường ngôi cho ai để cai quản đất nước.
Ý định của ngài là nhân dân ta ấm no, ngai vàng luôn vững của tổ tiên đã truyền lại sáu đời.
Bằng hình thức là Lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền không nhất thiết phải là con trưởng.

Học tốt

Bình luận (0)
 .
26 tháng 8 2019 lúc 19:20

Hoàn cảnh :

+ Vào đời Vua Hùng Vương thứ 6

+ Đã đánh xong giặc Ân xâm lược 

+ Vua đã già mà lại có 20 vị hoàng tử chưa biết sẽ lựa chọn ai 

Ý định :

 Vua muốn chọn ra một vị hoàng tử nối ngôi mà biết yêu dân , yêu nước , làm nhân dân có cuộc sống ấm no 

Cách thức 

 Vua đã nói rằng : " COn nào tìm được thức ăn ngon lành , để bày cỗ có ý nghĩa nhất , thì ta sẽ truyền ngôi cho " . Vua nói để bày cỗ có ý nghĩa nhất nên vị hoàng tử nào dâng lên vua mâm cỗ có lòng yêu dân , dâng lên một mâm cỗ đầy là thức ăn bổ ích 

Bình luận (0)
•Mυη•
26 tháng 8 2019 lúc 19:21

Là nhà vua đã về già , giặc ngoài đã dẹp yên nhưng dân có ấm no ngai vàng mới vững nên cần người nối ngôi , không cần phải con trưởng và người đó phải nối được chí vua , phải làm cỗ thật hậu , thật ngon đem về làm lễ Tiên Vương mà nhà vua đồng ý sẽ là vua Hùng 

Bình luận (0)
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Phạm Thảo Vân
23 tháng 3 2016 lúc 21:45

Vua Hùng chú trọng tài năng, không coi trọng thứ bậc con trưởng và con thứ, thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng; Lang liêu có lòng hiếu thảo, được thần mách bảo, dâng lên vua Hùng sản vật của nghề nông.

Bình luận (0)
ShinNosuke
Xem chi tiết
Tran Thi Hai Yen
17 tháng 1 2019 lúc 21:46

Vua Hùng Vương thứ sáu mở cuộc thi chọn người nối ngôi. Vua ra điều kiện: trong lễ tế Tiên vương, ai làm vua hài lòng, người đó sẽ được truyền ngôi. Các lang liền toả đi khắp nơi tìm bạc vàng, châu báu, của ngon vật lạ để dâng lên. Thấy thế, Lang Liêu rất bối rối. Là con trai nhà vua nhưng chàng rất nghèo, không thể tìm được những đồ quý hiếm. Chàng băn khoăn, trằn trọc suy nghĩ…

Thế là sắp đến ngày lễ Tiên vương rồi. Ngày kia trong triều sẽ mở đại tiệc. Hẳn các lang anh đã chuẩn bị được nhiều của ngon vật lạ lắm. Nào là nem công chả phượng, nào là yến huyết, vi cá… Vua cha rồi sẽ khen nức nở, chỉ việc chọn món nào ngon nhất mà thôi. Mình không ham gì ngôi cao, chỉ mong ước được sống bình yên như thế này. Nhưng, dẫu sao cũng là tấm lòng, giá như mình có một món gì đó thật ý nghĩa tế lên Tiên vương và cũng là để thể hiện lòng thành kính đối với vua cha thì tốt quá.

Loading...

Lang Liêu ngủ thiếp đi, trong mơ chàng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ chống gây đến nói:

–    Lang Liêu ạ, ta biết con tuy nghèo nhưng rất có hiếu. Con chỉ muốn có một món quà gì đó để dâng lên Tiên vương và cũng để tỏ lòng hiếu thảo đối với vua cha phải không? Vậy ta hỏi con: Con làm nghề nông, trên đời cái gì cao nhất?

–    Dạ, trời ạ!

–    Thế cái gì gần gũi và quý nhất?

–    Dạ, đất ạ!

–     Vậy con hãy lấy những sản vật do chính tay con trồng cấy và nuôi nấng để làm ra món ăn gì đó vừa tượng hình được cho trời vừa tượng hình cho đất. Đó chính là món quà quý nhất con có thể dâng lên Tiên vương.

Cụ già nói xong liền hoá thành một làn khói mỏng bay đi. Lang Liêu giật mình tỉnh dậy. Nhớ lại giấc mơ vừa qua, chàng vô cùng mừng rỡ.

Sáng hôm sau, Lang Liêu nhờ mẹ lấy cho ít lá vẫn dùng làm bánh. Chàng chọn thứ gạo ngon nhất, trắng nhất, mổ một con lợn béo lấy những miếng thịt ngon nhất. Sau đó chàng lấy lá gói thành thứ bánh vuông vức như mặt đất bao la. Xong xuôi chàng cho vào nồi luộc. Qua mấy canh giờ, mùi bánh chín bốc lên thơm nức cả làng xóm. Ai đi qua cũng ghé vào xem, khen rằng chưa từng có ai gói được thứ bánh thơm như thế. Cũng thứ cơm nếp thơm ngon ấy, chàng giã mịn, nặn thành thứ bánh tròn vành vạnh như bầu trời buổi sớm.

Sáng hôm sau, mẹ Lang Liêu đội mâm bánh tròn đi trước, Lang Liêu đội mâm bánh vuông theo sau. Hai mẹ con vào đến trong cung thì mọi người đã về tựu đông đủ.

Lỗ Tiên vương xong, vua cùng các quan đại thần đi một vòng qua các mâm cỗ nếm thử. Đến mâm nào Người cũng chỉ nếm qua một miếng, tỏ vẻ không vui. Như: gan hùm, tay gấu, tim voi, đến cả vi cá mập,…. Người cũng vẫn thường ăn hàng ngày, có gì lạ đâu? Người buồn vì thấy trước một thử thách như thế, các lang không nghĩ được cái gì có ý nghĩa, chỉ biết có mỗi cách là đi các nơi tìm của ngon vật lạ.

Đến hai mâm bánh cùa Lang Liêu, nhà vua bỗng dừng lại, ngẫm nghĩ. Từ hai mâm bánh bình dị toát lên mội thứ mùi vị thật nồng nàn, thân thuộc. Mùi của nếp mới quyện trong sương sớm, của rơm tươi vừa gặt toả ra ngan ngát. Trong làn hương thoang thoảng, thấp thoáng bóng những người nông dân cặm cụi trốn đồng, những cánh cò mải miết, phảng phất phía xa những làn khói lam chiều…

Người sai lấy dao cắt bánh rồi chia cho mỗi người một miếng. Ai ăn cũng tấm tắc khen ngon. Nhà vua hỏi Lang Liêu:

–         Ai bày cho con làm hai thứ bánh này? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

Lang Liêu vội quỳ xuống thưa:

–    Muôn tâu vua cha, thứ bánh hình tròn này chính là tượng cho bầu trời cao xa, nơi có đức Ngọc Hoàng cùng Tiên vương ngự trị, còn thứ bánh hình vuông này là tượng cho mặt đất rông lớn, nơi có vua cha đang cai quản, gìn giữ nên thái bình muôn thuở. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt ngon do chính bàn tay con làm ra. Chính tấm lòng kính yêu của con đối với vua cha đã mách bảo cho con đấy ạ!

Vua đỡ Lang Liêu đứng dậy. Nhìn thẳng vào mắt chàng, Người nói:

–    Con không những là một đứa con có hiếu mà còn là một người rất yêu lao động, biết quý trọng những gì do bàn tay lao động làm ra.

Rồi trước đông đủ văn võ bá quan, Người tuyên bố:

–     Như ta đã nói từ trước, người nối ngôi ta phải nối được chí ta. Chí ta là muốn lo cho muôn dân được hưởng thái hình muôn thuở, ngày càng no đủ, sung túc. Muốn làm được điều đó, người đứng đầu thiên hạ phải hiểu được nghĩa lí của trời đất, phải biết yêu lao động, trân trọng từng hạt gạo do người nông dân đã phải một nắng hai sương, lam lũ vất vả làm ra. Lang Liêu tuy không phải là con trưởng, xưa nay cũng không mấy khi được ta quan tâm săn sóc nhưng nó lại là người gần ta và hiểu được ta hơn ai hết. Từ hôm nay, ta tuyên bố, Lang Liêu chính là người sẽ thay ta trị vì thiên hạ.

Mọi người nhất loạt quỳ xuống, hô vang:

–     Đức vua vạn tuế! Vạn vạn tuế!

Nhà vua nói tiếp:

–     Ta cũng tuyên bố, từ nay trở đi sẽ lấy hai thứ bánh này để cúng tổ tiên. Thứ bánh vuông này gọi là bánh chưng, bánh tròn gọi là bánh giầy…

Triều vua Hùng Vương thứ bảy đã được lập ra như thế đó. Và hai thứ bánh chưng, bánh giầy ngày ấy cùng với phong tục cúng lễ tổ tiên ngày tết, vẫn còn được lưu truyền cho mãi đến bây giờ.



 

Bình luận (0)