Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
린 린
Xem chi tiết
Tung Duong
29 tháng 1 2019 lúc 19:24

MB

Lễ hội chùa Hương đã có tự lâu đời. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.

TB

Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đều có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trinh, chuỗi hạt bồ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắn xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước: Muốn ăn rau sắn Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa... Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.

byun aegi park
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Mai
12 tháng 12 2016 lúc 16:16

MB: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường thì đều sử dụng đến bút. Trong đó có bút bi – một phương tiện, một dụng cụ gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết. Bút bi không chỉ là vật dụng không thể thiếu của người đi học mà còn với cả những công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ.

KB: Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 12 2016 lúc 16:16

Mở bài:

Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.

Kết bài:

 

Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yeu quý nó. 
Phi Hùng Nguyễn
29 tháng 12 2016 lúc 18:10

mb:Đối với những em nhỏ học mẫu giáo, lớp 1 thì vẫn đang làm quen với chiếc bút chì; nhưng khi các em lớn lên sẽ dần làm quen với cách viết và sử dụng bút bi cho phù hợp nhất. KB:Thật vậy, chiếc bút bi có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Chúng ta học tập và làm việc đều cần đến bút bi. Nó là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.

hang pham
Xem chi tiết
Phạm Hà Mai
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 3 2021 lúc 14:51

Em tham khảo nhé:

Đền Cửa Ông ở Quảng Ninh tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra vịnh Bái Tử Long, có phong cảnh tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền Cửa Ông cách Hà Nội Bao xa ? Đền có tên Cửa Ông cách thành phố du lịch Hạ Long hơn 40km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội 180 Km theo đường quốc lộ 18A. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã trở thành khu di tích thắng cảnh, nơi ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa xưa, là điểm du lịch ấn tượng, thu hút du khách ghé thăm trong lịch trình du lịch Hà Nội đi Hạ Long. Trên các ngọn đồi là hình ảnh đền Cửa Ông ở Quảng Ninh trông như đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm… Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung…Cấu trúc đền Cửa Ông Quảng Ninh trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng…Phần bên trong Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ…Khung ngôi đền được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ…trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối…và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy.v.v…Phía trước cửa ngôi Đền là vịnh Bái Tử Long, một “rừng” đảo muôn hình, muôn vẻ nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển…Nằm trong cảnh rừng, biển, núi non, sơn thuỷ hữu tình, vị trí cửa di tích Đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh đã được người xưa ca tụng: “Nghìn trùng nước biếc buông tay áo. Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ”. Đền Cửa Ông Quảng Ninh thờ ai ? Ðền Cửa Ông ở Quảng Ninh thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo. Tướng lĩnh Trần Quốc Tảng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông. Ông đã cùng binh sĩ nhà Trần đóng quân tại vùng biên ải Cửa Ông để bảo vệ vùng biên giới và lãnh hải Đông Bắc đất nước mang đến cuộc sống bình yên cho người dân nơi đây. Không như những ngôi đền khác ở Việt Nam, sự tích đền Cửa Ông khá đặc biệt. Trước khi thờ tướng Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông có tên gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế. Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ đói chính là đền Cửa Ông ở Quảng Ninh thời nay. Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Nguyên. Đền Cửa Ông linh thiêng và đền cũng là nơi duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông. Tại đây có 34 pho tượng quý, có giá trị nghệ thuật cao được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét. Đó là tượng Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu (phu nhân Trần Hưng Đạo), hai công chúa (con gái Trần Hưng Đạo), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Chung... Nét văn hóa lịch sử đền Cửa Ông được thể hiện rõ nét qua lễ hội đền diễn ra từ ngày 2 tháng 1 âm lịch và kéo dài đến hết xuân. Vào mùa hội, nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước cùng đi lễ Đền Cửa Ông để thăm thắng cảnh nới đây và cầu tài, cầu lộc, cầu bình an cho gia đình. Khách đến du lịch đền cửa Ông ở Quảng Ninh sẽ có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ. Lễ hội được tổ chức linh đình với bài văn khấn đền Cửa Ông Quảng Ninh để tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Ðức Ông hoá trôi dạt vào…) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Ðức Ông. Sau các nghi thức tế lễ truyền thống tại lễ khai mạc, nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian được diễn ra như múa rồng, cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, bịt mắt đánh trống, tổ tôm điếm, đẩy gậy, kéo co…Và quý khách hãy sắm lễ đi đền Cửa Ông thật đầy đủ nhất để tỏ lòng thành tâm với ngài. Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ chúng tôi đã giới thiệu về đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh rất rõ và cũng như ý nghĩa của ngày hội diễn ra tại đền. Ngôi đền không chỉ nổi danh linh thiêng đối với người dân Quảng Ninh mà còn tất cả nhân dân Việt Nam. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng xác nhận là di tích thắng cảnh.

Phạm Ngọc Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Phan Anh Thư
Xem chi tiết
Quách Thị Thu Hường
Xem chi tiết
chu quang dương
6 tháng 6 2020 lúc 15:52

Cùng với hoa, cây cảnh bày bán trên phố, các con thú cưng cũng được bày bán ở đây. Trong số thú được bày bán, em thích thú trông thấy những chú thỏ con xinh xinh ngồi trong lồng, giương đôi mắt trong veo nhìn khách bộ hành qua lại.

Chú thỏ con lông trắng muốt, mắt hồng hồng, tí hon cỡ bằng cổ tay em. Đầu chú thỏ nhỏ, chỉ bằng lọ mực viết. Hai tai nhô lên, nhòn nhọn trên mái đầu như hai chiếc lá lộc vừng be bé. Cái mõm của chú thỏ phớt hồng với bộ ria trắng thật dễ thương. Mình chú thon nhỏ, chỉ bằng lọ thuốc ho, tròn và thon. Cái đuôi chú thỏ hơi xù, như một lọn chổi lông, bé xíu. Chú thỏ tơ non đến mức lớp da ẩn dưới màu lông trắng lộ rõ màu hồng hồng. Lớp lông trên mình của chú thỏ mịn như một tấm vải nhung. Bốn chân chú thỏ bé như que tính, cong cong xếp ngồi dưới thân. Hai bờ vai chú thỏ nhô lên, nom chú như một chú thỏ nhồi bông của học sinh lớp bảy thực hành môn công nghệ. Vóc dáng chú thỏ bé bỏng, đáng yêu như thế nên khách qua đường đều để mắt quan sát bầy thỏ trong lồng, những bé mẫu giáo buột miệng reo lên: “A, những chú thỏ con xinh quá!”. Để chào mời mọi người mua thỏ, chú bán thỏ đưa vài cọng rau muống vào chuồng, mấy chú thỏ chau đầu lại, cùng nhâm nhi rau muống. Cái mồm bé tí nhai rau, khoé mõm chun chun thật buồn cười và thu hút khách vì chúng rất xinh, ngộ nghĩnh. Nhai rau muống xong, mấy chú thỏ giương đôi mắt trong veo nhìn khách đi đường. Mẹ em bảo: “Nuôi thỏ phải chăm sóc và làm vệ sinh chuồng sạch sẽ. Con thích ngắm cho chán mắt thì được nhưng mẹ không cho con nuôi đâu nha! Lẽ ra mấy chú thỏ này phải được sống tự do trong rừng bảo tồn thì tốt hơn.”.

Chủ nhật nào đi phố, mẹ cũng dừng xe một chút cho em ngắm mấy chú thỏ con. Thỏ ở trong chuồng chắc là tù túng hơn ở vườn bảo tồn. Em mơ ước đất nước Việt Nam mình có nhiều khu rừng bảo tồn cho các con thú hiền lành sống thì hay biết bao nhiêu.

Thỏ là thú vật hiền lành và có phần nhút nhát. Người ta nuôi thỏ vì chúng xinh đẹp, đáng yêu. Nhiều người ca tụng món thỏ hầm ra-gu là món ăn ngon. Em ao ước những chú thỏ được tự do và đừng bị ăn thịt. Thỏ đẹp, nó đã dâng cho đời vẻ đẹp của nó rồi. Thỏ đem lại niềm vui, sự thư giãn cho mọi người nhờ nét nhu mì, non tơ của nó. Riêng em, em chắc chắn không ăn thịt thỏ. Nếu được phép, em nghĩ xã hội toàn dân cần tạo môi trường tự nhiên và an lành để thỏ được sống tự do.

Khách vãng lai đã xóa
chu quang dương
6 tháng 6 2020 lúc 15:50

Từ khi còn bé, em đã rất yêu động vật, đặc biệt là những loài vật nhỏ bé xinh xinh. Vì vậy nên một lần về quê, mẹ đã mang về cho em một chú mèo con xinh xắn và vô cùng dễ thương. Đến nay, chú mèo con ấy cũng đã lớn rồi đấy.

Con mèo con đó là một trong số những đứa con của con mèo tam thể ở nhà bà ngoại dưới quê. Mẹ em nói vì bà biết em thích nuôi mèo nên đã gửi cho em con mèo này. Con mèo ngày mới về còn bé lắm, nhút nhát dễ sợ, em mới chỉ đưa tay chạm vào bộ lông là nó đã run lên rồi. Nhưng mà một thời gian thì nó cũng quen, cũng bắt đầu chạy nhảy đi lại tự do trong nhà, đùa nghịch với mọi người, đặc biệt là em. Bởi có lẽ những ngày đầu, mỗi ngày em đều mang sữa đến cho nó, chăm sóc cẩn thận nên bây giờ nó mới quấn em thế này.

Em đặt tên cho nó là Cam vì lông nó có màu vàng cam rất bắt mắt. Màu ấy giống như ánh nắng ấm áp của mặt trời vậy. Cái đầu nó tròn tròn, nổi bật là đôi mắt màu vàng trong tròn xoe. Em vẫn còn nhớ ngày đầu gặp nó, đôi mắt ấy đã mở to ngơ ngác nhìn em vô cùng đáng yêu. Cái mũi nhỏ màu nâu nhạt có hình tam giác ngược cùng bộ ria dài trông vô cùng đỏm dáng. Thân hình mới ngày nào còn bé xíu, nằm gọn trong lòng bàn tay mẹ em mà bây giờ đã lớn hơn rất nhiều rồi.

Cam nghịch ngợm lắm. Nó rất thích chạy trên sân nô đùa, đuổi theo những cánh bướm vàng. Nhiều khi nó mải đùa mà quên mất phải về ăn trưa, cũng chẳng nghe lời em gọi mà về nhà nữa. Hay nhiều khi nó sẽ chạy mà chẳng nhìn bất kỳ ai xung quanh cả, cứ thế va vào chân rất nhiều người.

Tuy nghịch nhưng mà Cam lại rất chăm chỉ bắt chuột nhé. Ngày nào nó cũng như một chàng dũng sĩ đi vòng quanh nhà, kiểm tra từng ngóc ngách một để xem còn con chuột hư đốn nào trốn không. Cái dáng nằm rình mò trông cũng sang chảnh quý phái chẳng kém ai đâu. Từ ngày Cam biết bắt chuột, chỉ sau một thời gian là nhà em đã chẳng còn âm thanh “chít, chít” nào vào ban đêm nữa cả.

Em rất yêu chú mèo Cam nhà mình. Mỗi ngày em đều chăm sóc chú cẩn thận, nuôi chú ngày một lớn để chú có thể bắt được nhiều chuột hơn, cũng thêm mập hơn, đáng yêu hơn.

Khách vãng lai đã xóa
🍀Cố lên!!🍀
Xem chi tiết
Trần Anh Hoàng
Xem chi tiết