Những câu hỏi liên quan
Ngân Đào
Xem chi tiết
trần thùy linh
24 tháng 11 2016 lúc 15:27

1. Đặc điểm của môi trường hoang mạc là:

a. Vị trí :

- Nằm dọc 2 đường chí tuyến.

- Nằm ở nơi có dòng biển lạnh chảy sát ven bờ.

- Nằm sâu trong lục địa.

b. Khí hậu:

- Khô hạn, vô cùng khắc nhiệt, nhiệt độ cao quanh năm ( có nơi 40oC ), biên độ nhiệt lớn.

- Mưa : rất ít ( 250mm / năm, có nơi không mưa).

- Thường có bão cát.

 

2. Hoạt động kinh tế:

- Hoạt động kinh tế cổ truyền:

+ Trồng trọt trên các ốc đảo : chà là, cam, chanh, lúa mạch, rau đậu, ...

+ Chăn nuôi du mục : lạc đà, .....

- Hoạt động kinh tế hiện đại:

+ Kĩ thuật khoan sâu , người ta đang tiến hành vào việc cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng .

+ Khai thác dầu mỏ.

+ Du lịch mới phát triển.

 

Bình luận (0)
Do mai quyen
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
22 tháng 6 2021 lúc 14:34

Là môn đua xe đạp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lưu Thảo An
22 tháng 6 2021 lúc 14:40

đua xe đạp hihi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
The Angry
2 tháng 8 2020 lúc 9:43

Môn đua xe đạp.

Tập gõ Vietkey hộ mình đi coi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hot Girl
Xem chi tiết
ngo le ngoc hoa
Xem chi tiết
Lê Quang Phúc
7 tháng 7 2015 lúc 8:23

(7 : 7  + 7) + (7 + 7 ) : 2 - 1 = 10 . đề là cho ghép các số nữa mà ?

Bình luận (0)
Lê Kim Ngân
23 tháng 9 2021 lúc 19:05

tôi chịu em mới  lớp 2 thôi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
hoang gia minh
Xem chi tiết
ginzi line
23 tháng 3 2018 lúc 21:06

Hằng năm, đến độ cuối xuân, học sinh chúng em lại được làm bạn với hoa phượng. Cây phượng ở góc sân trường em đã làm vui cho cảnh vật ngày hè. Và có lẽ, đây là loài cây em yêu nhất.

Cây phượng khá to. Dưới gốc, hai cánh tay em ôm mới xuể. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi. Lá phượng xòe ra, mềm mại, hao hao giống lá me. Tán lá như một chiếc ô lớn che mát một khoảng trời nho nhỏ. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ thắp trong lùm cây xanh thẫm.

Nhưng phượng ở đây không chỉ một đóa, không phải vài hoa, mà phượng nở từng chùm, từng cành bóng bẫy như chứa lửa, chứa nắng. Gặp làn gió nhẹ, từng nhụy hoa mang túi phấn rung rinh trông như đàn bướm thắm đang rập rờn trong vòm lá xanh non.

Thỉnh thoảng, những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay nghiêng theo chiều gió rồi lả tả rơi dưới góc sân trường. Trên cành cao, ve kêu ra rả, chim chóc đua nhau chuyền cành, dường như chúng cũng bâng khuâng trước màu hoa phượng. Dưới bóng cây râm mát ấy, chúng em tụm nhau để chơi chọi gà, có bạn tung tăng chạy theo những đóa hoa bay.

Có lúc em thầm hỏi: “Phượng ơi! Cây có từ bao giờ mà đẹp đến thế”. Nhìn thấy hoa phượng nở mà lòng em thêm rạo rực, phơi phới niềm vui. Phượng gợi nhắc mùa thi sắp đến, mùa hè đã về, mùa gặt hái kết quả học tập của tất cả học sinh.

Hình ảnh cây phượng đang vào mùa hoa đã khắc sáu trong em. Rồi đây, chúng em sẽ xa ngôi trường thân yêu này, xa cây phượng vĩ ở góc sân trường đã chứa chan biết bao nhiêu kỉ niệm. Dù có đi đâu, về đâu chúng em vẫn nhớ mãi ngôi trường thuở ấu thơ, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc và có cây phượng trầm ngâm đang đứng đợi mỗi ngày.

Nhung bai van ta cay hoa phuong hay nhat hoc sinh lop 5

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Việt Hương
23 tháng 3 2018 lúc 20:56

tui giúp rồi đó mà câu tả lời đang chờ duyệt bấm ở dưới xem đi

Bình luận (0)
Lê Thùy Trang
23 tháng 3 2018 lúc 20:51

Mai thi à bn ?

Bình luận (0)
Hà Thu Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Phương
18 tháng 11 2016 lúc 20:56

Môi trường đới hoang mạc

Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc chủ yếu là chăn nuôi du mục, như nuôi : dê, cừu, lạc đà…

MT Đới lạnh

+ Chăn nuôi tuần lộc

+ Đánh bắt cá, săn bắt thú có lông quý (phía bắc của Bắc Mĩ và đảo Grơnlen)

 

Bình luận (0)
Nguyễn Phúc Việt
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
9 tháng 8 2016 lúc 20:13

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HOÁ

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

 

 

 

 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

Năm học: 2013 - 2014

Môn thi: NGỮ VĂN

Lớp 9 - THCS

Ngày thi: 21 tháng 3 năm 2014

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang.

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

"Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh..."

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)

Câu 2 (6.0 điểm)

Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết:

" ...Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi..."

Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.

Câu 3 (12.0 điểm)

Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất.

Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí.

Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.

===== Hết =====

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Ánh
14 tháng 8 2016 lúc 10:43

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN HOẰNG HÓA

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC: 2015 - 2016

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 13/10/2015

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng".

(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

Câu 2 (3.0 điểm)

Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.

Câu 3 (5.0 điểm)

Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận.

Viết một bài văn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn đề trên.

Câu 4 (10.0 điểm)

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.

Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương?

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN HOẰNG HÓA

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC: 2015 - 2016

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 13/10/2015

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng".

(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

Câu 2 (3.0 điểm)

Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.

Câu 3 (5.0 điểm)

Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận.

Viết một bài văn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn đề trên.

Câu 4 (10.0 điểm)

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.

Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương? 

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Ánh
14 tháng 8 2016 lúc 10:45

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH OAI 

TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNGĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn thi: NGỮ VĂN
Năm học: 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm)

Viết về cảnh đất trời mùa xuân ở đoạn trích Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng:Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp lục bát thứ hai có sự biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã thể hiện tài tình nghệ thuật "thi trung hữu họa".

Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình về nhận xét trên?

Câu 2 (6,0 điểm)

Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:

Ngọn gió và cây sồi

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo: Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)

Câu 3: (10 điểm)

Trong văn bản "Tiếng nói của văn nghệ", Nguyễn Đình Thi viết:

"Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh".

(Ngữ Văn 9, Tập II, Tr 12,13 - NXB GD 2005)

Qua "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", em hãy làm sáng tỏ "điều mới mẻ", "lời nhắn nhủ" mà nhà thơ Phạm Tiến Duật muốn đem "góp vào đời sống".

Bình luận (1)
luong trieu vu
Xem chi tiết

(10/99 +11/199 -12/299).(1/2-1/3+-1/6)

=(10/99 +11/199 -12/299).0

=0

HOK TỐT

Bình luận (0)
Rinu
19 tháng 5 2019 lúc 13:42

Đề bài: (10/99+11/199-12/299).(1/2-1/3+ -1/6)

=(10/99+11/199-12/299).(3/6-2/6+ -1/6)

=(10/99+11/199-12/299).(3-2+ -1/6)

=(10/99+11/199-12/299).0

=0.

Hok tốt nhé !

Bình luận (0)
Nguyễn Vũ Minh Hiếu
19 tháng 5 2019 lúc 16:19

\(\left(\frac{10}{99}+\frac{11}{199}-\frac{12}{299}\right).\left(\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+\frac{-1}{6}\right)\)

\(=\left(\frac{10}{99}+\frac{11}{199}-\frac{12}{299}\right).0\)

\(=0\)

~ Hok tốt ~

Bình luận (0)
nguyen duy bao nguyen
Xem chi tiết
Ahwi
13 tháng 11 2017 lúc 21:17

 Thầy và chuyến đò xưa

Lặng xuôi năm tháng êm trôi

Con đò kể chuyện một thời rất xưa

Rằng người chèo chống đón đưa

Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

Bay lên tựa những cánh diều

Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên

Rời xa bến nước quên tên

Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

Giọt sương rơi mặn bên đời

Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông

Mắt thầy mòn mỏi xa trông

Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...

Bình luận (0)
khuat duc tung
13 tháng 11 2017 lúc 21:22

   Em nghe thầy đọc bao ngày

    Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

    Mái chèo nghe vọng sông xa

    Êm êm như tiếng của bà năm xưa

    Nghe trăng thuở động tàu dừa

    Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

    Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

    Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

(:^-^:) ahyhy

Bình luận (0)
sakura
14 tháng 11 2017 lúc 9:34

Người thầy là người thắp lên ngọn lửa tâm hồn, đồng thời cũng là người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai           

      Người lái đò

 Một đời người - một dòng sông...

 Mấy ai làm kẻ đứng trông bên bờ,

 "Muốn qua sông phải luỵ đò"

  Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa

  Tháng năm dầu dãi nắng mưa

  Con đò tri thức thầy đưa bao người

  Qua sông gửi lại nụ cười

  Tình yêu xin tặng người thầy kính thương

  Con đò mộc - mái đầu sương

  Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày

  Khúc sông ấy vẫn còn đây

  Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông

Bình luận (0)