Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tôi đang bị đớ....
Xem chi tiết
NGUYỄN♥️LINH.._.
11 tháng 4 2022 lúc 10:09

REFER

Bài làm:
Nhân vật lịch sửViệc làm
Trương ĐịnhChống lại lệnh vua, cùng nghĩa quân và nhân dân đứng lên chống giặc.
Nguyễn Trường TộĐưa ra đề nghị canh tân đất nước với mong muốn giúp nước nhà thoát khỏi cảnh nghèo đói, góp phần đưa đất nước ngày càng giàu mạnh nhưng bị vua Tự Đức từ chối
Tôn Thất ThuyếtCùng vua Hàm Nghi lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống Pháp
đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Yến Nhi
5 tháng 10 2016 lúc 12:44
Nội dungLãnh địaThành thị
Thời gian xuất hiệnCuối thế kỉ thứ 5Cuối thế kỉ thứ 11
Hoạt động kinh tế chủ yếuNông nghiệpThủ công
Thành phần cư dân chủ yếuNông nôThợ thủ công, thương nhân

 

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
8 tháng 9 2018 lúc 6:43
Quy luật di truyền Nội dung Giải thích
Phân li Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. Bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp của chúng một cách ngẫu nhiên trong thụ tinh.
Phân li độc lập Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
Di truyền giới tính Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính. Ở các loài giao phối tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
Di truyền liên kết Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. Các gen cùng nằm trên 1 NST cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
6 tháng 2 2017 lúc 12:36

Bảng 64.4. Đặc điểm của các ngành động vật

Ngành Đặc điểm
Động vật nguyên sinh

Cơ thể đơn bào, phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông hay roi bơi.

Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi, sống tự do hoặc ký sinh.

Ruột khoang Đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào, có tế bào gai để tự vệ và tấn công, có nhiều dạng sống ở biển nhiệt đới.
Giun dẹp Cơ thể dẹp, đói xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn, sống tự do hoặc ký sinh.
Giun tròn

Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức.

Cơ quan tiêu hoá dài từ miệng đến hậu môn nằm ở đuôi. Phần lớn sống ký sinh, một số ít sống tự do.

Giun đốt Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hoá phân hoá bắt đầu có hệ tuần hoàn; di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ, hô hấp qua da hay mang.
Thân mềm Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hoá phân hoá và cơ quan di chuyển thường đơn giản.
Chân khớp Có số loài lớn, chiếm 2/3 số loài động vật, có 3 lớp lớn: giáp xác, hình nhện, sâu bọ. Các phần phụ phân đốt khớp động với nhau, có bộ xương ngoài bằng kitin.
Động vật có xương sống Các lớp chủ yếu : cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú, có bộ xương trong, trong đó có cột sống, các hệ cơ quan phân hoá và phát triển. Đặc biệt là hệ thần kinh.
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
26 tháng 4 2019 lúc 13:10

Bảng 63.4. Hệ thống các khái niệm

Khái niệm Định nghĩa Ví dụ minh họa
Quần thể Quần thể là tập hợp các cá thể cùng một loài sinh sống trong một không gian nhất định ở một thời điểm nhất định. Quần thể cá chép trong ao
Quần xã Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có điều kiện sinh thái tương tự nhau. Quần xã động vật ở rừng ngập mặn
Cân bằng sinh học Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở một mức độ phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Số lượng cá thể của hai loài rắn và chuột luôn được điều chỉnh ở mức độ cân bằng nhờ chúng khống chế lẫn nhau vì chuột là thức ăn của rắn.
Hệ sinh thái Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của sinh vật ( sinh cảnh). Hệ sinh thái của rừng mưa nhiệt đới

Chuỗi thức ăn

Lưới thức ăn

- Chuối thức ăn là một dãy gồm nhiêu loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

- Mỗi loài trong quần xã thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.

Cỏ → thỏ → sói

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
30 tháng 9 2019 lúc 8:51

Bảng 64.5. Đặc điểm của các lớp động vật có xương sống

Lớp Đặc điểm
Sống hoàn toàn dưới nước, hô hấp bằng mang, bơi bằng vây, có một vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẩm, thụ tinh ngoài là động vật biến nhiệt.
Lưỡng cư Sống nửa dưới nước nửa trên cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng phổi và da, có hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, thụ tinh ngoài, sinh sản trong nước, có hình thái trung gian là nòng nọc, sinh trưởng và phát triển thông qua quá trình biến thái, là động vật biến nhiệt.
Bò sát Chủ yếu sống ở cạn, da và vảy sừng khô, cổ dài, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sâu), máu nuôi cơ thể là máu pha, có cơ quan giao phối, thụ tinh trong; trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng, là động vật biến nhiệt.
Chim Có lông vũ, chi trước biến thành cánh ; phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp ; tim 4 ngăn máu đỏ tươi nuôi cơ thể, trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ. Là động vật bién nhiệt.
Thú Có lông mao; răng phân hoá (nanh, cửa, hàm); tim 4 ngăn; não phát triển (đặc biệt là bán cầu não, tiểu não). Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa ; là động vật hằng nhiệt.
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 10 2018 lúc 18:07

Bảng 64.2. Đặc điểm của các nhóm thực vật

Các nhóm thực vật Đặc điểm
Tảo

Là thực vật bậc thấp, gồm các thể đơn bào và đa bào, tế bào diệp lục, chưa có rễ thân lá thật.

Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính, hầu hết sống ở nước.

Rêu

Là thực vật bậc cao, có thân lá cấu tạo đơn giản, có rễ giả, chưa có hoa.

Sinh sản bằng bào tử, là thực vật sống ở cạn đầu tiên, phát triển ở môi trường ẩm ướt.

Quyết

Quyết có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn .

Sinh sản bằng bào tử.

Hạt trần

Có cấu tạo phức tạp (thông): thân gỗ có mạch dẫn.

Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (chưa có hoa và quả).

Hạt kín

Cơ quan sinh dưỡng có nhiều dạng: rễ, thân, lá, có mạch dẫn phát triển.

Có nhiều dạng hoa, quả (có chứa hạt)

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
17 tháng 10 2018 lúc 4:50

Bảng 63.3. Quan hệ cùng loài và khác loài

Quan hệ Cùng loài Khác loài
Hỗ trợ Tập trung cá thể

Cộng sinh

Hội sinh

Đối địch Cạnh tranh

Cạnh tranh

Ký sinh, nửa ký sinh

Sinh vật ăn sinh vật khác

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
8 tháng 9 2017 lúc 7:56

Bảng 64.3. Đặc điểm của cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm

Đặc điểm Cây Một lá mầm Cây Hai lá mầm
Số lá mầm 1 2
Kiểu rễ Rễ chùm Rễ cọc
Kiểu gân lá Hình cung hoặc song song Hình mạng
Số cánh hoa 6 hoặc 3 5 hoặc 4
Kiểu thân Chủ yếu là thân cỏ Thân cỏ, thân gỗ, thân leo