Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Nguyễn Thảo Hà
Xem chi tiết
Vương Nguyễn Bảo Ngọc
17 tháng 12 2018 lúc 20:57

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam có rất nhiều bài hay thể hiện tình cảm của người nông dân một nắng hai sương trên đồng. Thể hiện những tâm tư, tình cảm của người nông chân thật thà, chất phác. Mỗi bài ca dao đều gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc khác nhau.

Bài ca dao “Đi cấy” thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân trong cảnh nông vụ, phải lo toan nhiều chuyện, khi thời tiết không ủng hộ.

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Thông qua bài ca dao này nói lên nguyện vọng của người nông dân mong cho mưa thuận gió hòa để công việc nhà nông được thuận lợi, vụ mùa bội thu, người nông dân đỡ nhọc nhằn vất vả .
Trong câu đầu tiên của bài ca dao đã thể hiện sự lo lắng của người nông dân khi mùa cấy lúa đang tới gần.

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Người ta chỉ những người đi làm thuê, cấy lúa cho xong nhiệm vụ rồi lấy tiền công về không phải lo lắng gì nhiều việc cây lúa sau khi được cấy xuống ruộng có bị khô hạn, hay ngập úng nước hay không. Người nông dân trong bài ca dao là một người đi “cấy” cho chính mảnh ruộng của mình. Họ lo lắng trăm bề, sợ cây lúa sau khi trồng xuống không thể phát triển được mà chết đi thì công sức của họ sẽ bị mất trắng.

“Tôi” “trông nhiều bề” thể hiện sự lo lắng, lo toan nhiều mặt trong cuộc sống khác, thể hiện sự chu đáo, có con mắt nhìn xa trông rộng của một người hay lo toan việc nhà.

Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Điệp từ “Trông” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần thể hiện sự lo lắng, mong mỏi trông chờ, mưa nắng, thời tiết có thể là cho cây lúa của người nông dân bị chết bất cứ lúc nào, thể hiện sự vất vả của nghề nông khi phải phụ thuộc số phận của mình vào thời tiết, thiên tai có thể giáng xuống bất kỳ lúc nào cướp đi công sức, sự hy vọng của người nông dân.

Khiến cho người nông dân không thể không lo lắng. Sự lo lắng cho cái ăn cái mặc của cả gia đình chỉ trông vào sự tồn tại của cây lúa nếu chẳng may cây lúa có mệnh hệ gì thì cả nhà sẽ chết đói, biết lấy gì để sống.

Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Sự lo lắng của người nông dân chỉ có thể dừng lại khi người nông dân có thêm sức mạnh, thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng. Trong hai câu ca dao này thể hiện mong muốn của người nông dân là có thời tiết an lành, phù hộ cho công việc đồng áng của người dân. Người dân khỏe mạnh để có thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết. Đó là mong ước rất chính đáng, của những con người làm nghề nông.

Thông qua bài ca dao này ta thấy sự cực nhọc của người nông dân khi làm ra hạt gạo, bưng bát cơm thơm dẻo người nông dân đã đổ rất nhiều công sức tâm huyết của mình vào đó. Chính vì vậy, chúng ta phải biết tôn trọng thành quả của người nông dân không nên lãng phí lúa gạo.

Ngô Hà Thành
Xem chi tiết
Đỗ Đức Duy
10 tháng 7 2023 lúc 21:15

Bài thơ trên mang đến cho tôi cảm giác ấm áp và biết ơn về tình mẫu tử. Từ cách miêu tả trời nắng như nung, chúng ta có thể hình dung được ngày hè nóng nực. Hình ảnh của mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày cho thấy sự lao động vất vả và hy sinh của người mẹ.

Câu "Ước gì em hóa thành mây" thể hiện lòng mong muốn của em muốn trở thành một thứ gì đó có thể che chở, bảo vệ mẹ suốt cả ngày. Điều này thể hiện lòng biết ơn và sự quan tâm sâu sắc của em đối với mẹ. Bài thơ này tạo nên một hình ảnh tình yêu gia đình và sự đồng cảm với công việc và khó khăn mà mẹ em phải đối mặt hàng ngày.

Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 7 2023 lúc 13:48

Mở đoạn: 

- Giới thiệu bài thơ:

+ Bersot từng nói: "Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ." và cảm được điều ấy nhà thơ "Thanh Hào" đã sáng táng bài thơ "Bóng mây" để thể hiện phần nào tình cảm chân thành hồn nhiên của người con đáp lại mẹ.

Thân đoạn:

- Nội dung bài thơ:

+ Nói đến sự cực nhọc, vất vả của người mẹ đi cấy cả ngày dù trời rất nắng. Qua đó thể hiện tình cảm người con dành cho mẹ mong mẹ mát mẻ thoải mái qua hành động muốn hóa thành mây đem đến cho đấng sinh thành bóng râm.

- Nghệ thuật:

+ Biện pháp tu từ so sánh "hôm nay trời nắng như nung":

-> gợi rõ nhiệt độ trời nắng như thế nào qua đó câu thơ giàu sức gợi hình gợi cảm. 

- Cảm xúc của bài thơ:

+ Bộc lộ tình cảm ao ước được thành mây của "em" giúp mẹ phần nào mát mẻ, đỡ mệt hơn khi lao động cả ngày ngoài trời nắng.

+ ....

Kết đoạn:

- Tổng kết: 

+ Khép lại, cả bài thơ là tình cảm thắm thiết của người con có hiếu dành cho mẹ. Bản thân em xong khi đọc cảm thấy rất xúc động và thương mẹ nhiều hơn!.

Trần Thuỷ Tiên
4 tháng 3 lúc 20:32

mik có cần phân tích ra ko nhỉ

Lệ Trần Nhật
Xem chi tiết
Proed_Game_Toàn
22 tháng 12 2017 lúc 10:46

Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, có rất nhiều lời ca tiếng hát cất lên nói hộ tấm lòng của con người. Có thể nói đó là nơi giãi bày tình cảm, tâm tư, nguyện vọng thầm kín nhưng chân thành nhất. Mỗi lời ca là một nỗi niềm khác nhau về nguyện ước trong cuộc sống. Bài ca dao:

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

Đây là bài ca dao nói lên nguyện ước của người nông dân về thời tiết mưa thuận gió hòa để cuộc sống đỡ nhọc nhằn, vất vả hơn.

camnghibaicadaonguoitadicaylaychong
Cảm nghĩ về bài ca dao “Người ta đi cấy lấy công….Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng”-Văn lớp 7
Mở đầu bài ca dao là cụm từ “người ta” như chỉ những người khác xung quanh mình. Việc đi cấy là việc làm thường xuyên của người nông dân mỗi khi đến mùa vụ. Đi cấy có thể là cấy cho mình và cấy cho người. Những người thợ đi cấy chỉ việc cấy và “lấy công” khi đã xong việc, không phải bận tâm, lo lắng bất cứ điều gì. Đây là công việc mà người phụ nữ phải làm, phải lo lắng chăm sóc cho cây mạ tốt tươi để cấy xuống đồng có thể phát triển nhanh nhất.

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề


 
“Người ta” và “tôi” hoàn toàn khác nhau về hoàn cảnh, chỉ giống nhau về công việc. Khi người ta không phải lo lắng gì khi cấy xong thì “tôi” lại phải “còn trông nhiều bề”. Việc cấy lúa đâu phải là việc một sớm một chiều, cấy xong rồi để đó. Mà ngược lại cấy xong còn phải đắn đo suy nghĩ xem thời tiết, thiên nhiên như thế nào, có thuận theo lòng người hay không. Từ “bề” được người xưa dùng rất đúng, rất hợp với hoàn cảnh. Đó chính là trăm nỗi lo, trăm nỗi buồn phiền của người nông dân sau khi cấy lúa xong.

Hai câu này gợi lên hình ảnh một người phụ nữ biết nghĩ chu đáo, biết phán xét, suy nghĩ cho nhưng điều có thể xảy ra sau khi cấy xong. Đó chính là tầm nhìn của người nông dân, tầm nhìn sâu sẽ gắn với nỗi lo dài và triền miên.

Những câu ca dao sau đã khái quát đến nỗi lo, sự “trông” của người nông dân:

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Có thể thấy rằng ấn tượng khi đọc hai câu này lên chính là điệp từ “trông” được lặp đi lặp lại 7 lần chỉ trong hai câu thơ. Điệp từ này có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh, đồng thời liệt kê những nỗi lo mà người nông dân đang phải bồn chồn, suy nghĩ. Sau mỗi từ “trông” sẽ gắn với một nỗi lo. Là lo trời, lo đất, lo mây, lo mưa, lo nắng, lo ngày, lo đêm. Những nỗi lo này cứ chồng chất, triền miên, kéo đến với nhau cùng một lúc. Chỉ mong sao cho thời tiết, cho đất trời có thể chiều theo lòng người, để cho vụ mùa có thể tươi tốt hơn. Có thể nói niềm mong ước bình dị này của người nông dân thật chân thật và đáng trân trọng.

Và nỗi lo của người nông dân như chững lại ở hai câu cuối:

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

“Chân cứng đã mềm” là một thành ngữ chỉ sức mạnh, ý chỉ của con người. Dù cho khó khăn, vất vả, cực nhọc thì cũng sẽ cố gắng vượt qua. Dù phải đánh đổi, phải cực nhọc cũng sẽ quyết tâm trải qua. Đây là một ý chí thực sự đáng quý, đáng trân trọng biết bao.

Chỉ trong hai câu ca dao nhưng dùng đến hai thành ngữ, có thể thấy rằng nỗi mong ước, khát vọng mưa thuận gió hòa, thiên nhiên ủng hộ, thời tiết hòa thuận thì người nông dân mới có thể “yên tấm lòng” được.

Có thể thấy rằng quá trình làm ra hạt gạo không bao giờ là điều dễ dàng, đó là cả một quá trình gian nan, không chỉ phụ thuộc vào người làm mà còn phải phụ thuộc vào thiên nhiên thời tiết. Qua đây chúng ta càng thêm trân trọng tấm lòng và sự cần mẫn, chăm chỉ của người nông dân. Trân quý hơn những hạt gạo mà họ đã làm ra.

k cho mk nha $_$
:D

tuyen tran viet
Xem chi tiết
tuyen tran viet
6 tháng 1 2021 lúc 20:14

giúp mik đi mà 

mik rất cần 

 

No Name
6 tháng 1 2021 lúc 20:16

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/504844.html

nếu chị k nhầm thì có trong sgk âm nhạc thì phải

tuyen tran viet
6 tháng 1 2021 lúc 20:19

tui bị mất sgk thì mới hỏi nè

Nguyễn Khánh Chi Mai
Xem chi tiết
Nguyễn An Ninh
20 tháng 4 2023 lúc 20:28

Qua bài thơ trên, em thấy tác giả đã khắc hoạ hình ảnh một người mẹ thật cần cù, thật vất vả để kiếm tiền nuôi người con của mình khôn lớn. Mẹ phải phơi lưng của mình để đi cấy cả ngày dưới bầu trời nắng như lửa. Khi người con thấu hiểu được nỗi vất vả của mẹ, thì người con lại thầm ước mình có thể hoá thành đám mây để suốt ngày che mát cho mẹ. Ôi quả thật là có một bóng mây xuất hiện từ đâu ra giữa một bầu trời nắng nóng vô cùng và có giá trị rất lớn với một người mẹ khi đang phải phơi nắng để làm việc ngoài đồng,ruộng. Điều ước nhỏ nhoi đã trở thành thực tế thật là ý nghĩa, thật là cảm động làm sao. Chao ôi nó có thể thể hiện được một tình yêu thương vừa sâu sắc , vừa cụ thể, vừa thiết thực của người con đối với mẹ.

Nguyễn Khánh Chi Mai
20 tháng 4 2023 lúc 20:26

Qua đoạn thơ trên, ta thấy được tình yêu mẹ dành cho con cũng như con dành cho mẹ là vô cùng sâu sắc. Mẹ vất vả, tần tảo làm việc, không quản ngại trời mưa gió để nuôi con ăn học. Còn người con với tình yêu thương mẹ và ước mơ ngây ngô muốn hoàn đám mây để che mát cho mát cho mẹ. Em hiểu được nỗi vất vả mà mẹ phải chịu đựng, muốn làm việc gì đấy để đỡ đần công việc cho mẹ, thể hiện được sự hiếu thảo của một người con. Bản thân em sẽ cố gắng học thật tốt, nghe lời người lớn để ba mẹ vui lòng. 

Nguyễn Hải Đăng
20 tháng 4 2023 lúc 20:34

Sau khi đọc bài thơ, tôi lại càng yêu quý mẹ.

 

윤아
Xem chi tiết
tiểu thư nikki
27 tháng 7 2017 lúc 15:58

đọc bài thơ trên ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và đáng quý trọng . Tình cảm đó đượcthể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công .Muốn hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm ,giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ ,ko bị nắng nóng . Đó là tình thương vừa sâu sắc ,vừa cụ thể và thiết thực của ngươi con đối với mẹ 

tăng nhã uyên
5 tháng 10 2023 lúc 19:28

hay 

Quỳnh Anh Vũ Phạm
Xem chi tiết
YunTae
1 tháng 6 2021 lúc 7:15

Qua đoạn thơ trên, ta thấy được tình yêu mẹ dành cho con cũng như con dành cho mẹ là vô cùng sâu sắc. Mẹ vất vả, tần tảo làm việc, không quản ngại trời mưa gió để nuôi con ăn học. Còn người con với tình yêu thương mẹ và ước mơ ngây ngô muốn hoàn đám mây để che mát cho mát cho mẹ. Em hiểu được nỗi vất vả mà mẹ phải chịu đựng, muốn làm việc gì đấy để đỡ đần công việc cho mẹ, thể hiện được sự hiếu thảo của một người con. Bản thân em sẽ cố gắng học thật tốt, nghe lời người lớn để ba mẹ vui lòng. 

Đặng Châu Anh
Xem chi tiết
Nguyễn An Ninh
11 tháng 5 2023 lúc 9:12

"Đọc Đi Cấy" của Trần Đăng Khoa gợi lên trong ta một cảm giác hoài niệm và đánh giá cao công việc khó nhọc của người nông dân. Hình ảnh sống động về cuộc sống hàng ngày của người nông dân và cảnh quan thiên nhiên tạo nên một cảm giác kết nối với đất đai và những người làm việc trên đó. Ngôn ngữ đơn giản nhưng sâu sắc được sử dụng trong bài thơ đã chụp lấy bản chất của cuộc sống của người nông dân và sự kết nối sâu sắc của họ với đất đai. Tổng thể, bài thơ là một bản tình ca đẹp để dành cho những anh hùng vô danh của nông nghiệp và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tôn trọng và đánh giá cao công việc khó nhọc của những người nuôi sống
chúng ta.

Ninh OSS

Đặng Châu Anh
Xem chi tiết