Những câu hỏi liên quan
Uất Ngụy Thiên Di-Ice
Xem chi tiết
Huỳnh Bá Nhật Minh
9 tháng 5 2018 lúc 19:26

1. Một cô gái, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc dân lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.
>> Bài học rút ra: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!

2. Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.
>> Bài học rút ra: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

3. Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?” Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”
>> Bài học rút ra: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

4. Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilet, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilet nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.
>> Bài học rút ra: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

5. Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!
>> Bài học rút ra: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

6.Thấy quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên rồi! Sao lại không nhỉ? - quạ nói.
Vậy là thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng cáo già xuất hiện vồ lấy thỏ và ăn thịt.
>> Bài học rút ra: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao! :)))

7. Gà tây nói với bò tót:
- Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng không đủ sức.
- Vậy thì rỉa phân tôi đi – bò tót khuyên.
Gà tây mổ phân bò tót ăn và thấy tăng lực, thật sự đủ sức để nhảy lên cành cây thứ nhất. Ngày tiếp theo, sau khi ăn một ít phân bò, gà tây nhảy được đến cành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, gà tây đã lên tới ngọn cây. Không lâu sau đó, gà tây bị một bác nông dân bắn rơi.
>> Bài học rút ra: Những thứ rác rưởi có thể đưa anh lên một đỉnh cao, nhưng không thể giúp anh bám trụ được lâu dài ở đó.

8. Chim non đang bay về phương nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng. Bò cái đi ngang bèn phóng uế lên người nó. Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướng thì một chú mèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò lôi chim non ra rồi ăn thịt.
>> Bài học rút ra:
1) Không phải bất cứ ai vấy bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù.
2) Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn.
3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hãy im lặng.

9. Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Ðức vua băng hà.
>> Bài học rút ra: Trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.

10. Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một Sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau. Họ bắt được 1 cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi đứa một điều ước”. Tôi trước! tôi trước! – thư ký hành chính nhanh nhảu nói: "Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời". Puff. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: "Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm". Puff. Anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: "Tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa".
>> Bài học rút ra: Luôn luôn để Sếp phát biểu trước.

Huỳnh Bá Nhật Minh
9 tháng 5 2018 lúc 19:18

Thằng Bé Tự Phụ

Fred về nhà trong kỳ nghỉ. Cậu ta cho rằng mình rất giỏi, vì cậu đã đứng nhất lớp trong khóa vừa rồi. Trong buổi ăn tối, cậu ta nói với cha mình: “Bố này, bố cho rằng bố chỉ có 2 cái bánh trên đĩa đó à? Con sẽ chỉ cho bố thấy là có 3 cái. Này nhé, đây là một, còn kia là hai, và một cộng hai là ba.”

“Tốt lắm con trai”, bố cậu ta vui mừng: “Bây giờ bố sẽ lấy cái bánh đầu tiên, mẹ con sẽ lấy cái bánh thứ hai, còn cái bánh thứ ba sẽ là của con nhé!”

Huỳnh Bá Nhật Minh
9 tháng 5 2018 lúc 19:19

Cậu Sinh Viên Thật Thà

Một cậu sinh viên năm nhất đại học đang bị chỉ trích nặng nề bởi giáo sư của mình. “Bài của anh rất khó đọc, giáo sư nói, “đáng lẽ ra anh phải viết làm sao cho người ngu nhất cũng có thể hiểu được mới phải.” Cậu sinh viên từ tốn đáp: “Vâng thưa thầy, đoạn nào mà thầy không hiểu ạ?”

Phan Vũ Như Quỳnh
Xem chi tiết
Krissy
1 tháng 11 2017 lúc 18:58

Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.

Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.

Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:

- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:

- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.

Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:

- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.

- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình - Thầy thôn Thượng quát to.

Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:

- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!

Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.

Nguyễn Ngô Minh Trí
1 tháng 11 2017 lúc 18:52

Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:

- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?

Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.

Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:

- Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tầu, người Tầu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…

Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.

๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
1 tháng 11 2017 lúc 18:54

ý nghĩa đâu bạn  

Nguyễn Ngô Minh Trí
tiên
Xem chi tiết
minh phượng
13 tháng 11 2018 lúc 18:33

Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con

minh phượng
13 tháng 11 2018 lúc 18:34

Truyện Mẹ hiền dạy con (trích Liệt nữ truyện) của Trung Quốc thuộc thể loại truyện trung đại.

Thầy Mạnh Tử thuở nhỏ hay bắt chước nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (lúc đầu ở gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) chuyển vị trí sinh sống để thầy Mạnh Tử có chỗ phù hợp với việc học tập. Mẹ thầy Mạnh Tử là người rất biết giữ lời, không nuông chiều con cái và sau này thầy thành người tài giỏi, nổi tiếng chính là một phần công sức của bà.

Karick
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
7 tháng 3 2022 lúc 16:14

tham khảo

Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà còn kể rằng:

Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:

- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”.

-Chiến sĩ quốc tế

-Ở Vân Nam

-Bác Hồ ở Pác Pó

-Thầu Chín ở Xiêm

-Ở Côn Minh

-Lớp học trên đường

-Dưới gốc đa Tân Trào

-Đón vua hay đón Bác?

-Bác của chúng ta

-Những lần gặp Bác

-Thế mà cũng khoe

-Từ cái học đến cái ăn

-Bác không đồng ý

-Giữa rừng Chân Mộng

-Lựa gió đánh lửa

-Bé Chiến

-Đôi chân Bác

-Có nặng không?

-Chúng ta còn quên gì không?

-Chuyện giả mà thật

..............

câu chuyện 1

Bài học kinh nghiệm

câu chuyện 2

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

câu chuyện thứ 3

NƯỚC NÓNG, NƯỚC NGUỘI

câu chuyên thứ 4

ĐÔI DÉP BÁC HỒ

câu chuyện thứ 5

BA CHIẾC BA LÔ

câu chuyện thứ 6

HAI BÀN TAY

câu chuyên thứ 7

BỎ THUỐC LÁ

câu chuyện thứ 7

GIỮ LỜI HỨA

câu chuyện thứ 8

BÁT CHÈ XẺ ĐÔI

câu chuyện thứ 9

BÁC HỒ VỚI CHIẾN SĨ NGƯỜI DÂN TỘC

câu chuyện thứ 10

Đến thăm trường thiếu nhi miền Nam

câu chuyện thứ 11

Thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ

câu chuyện thứ 12

Đối thủ đáng yêu

câu chuyện thứ 13

Dành cho các cháu

câu chuyện thứ 14

Các cháu sạch và ngoan thật

câu chuyện thứ 15

Một lần nhớ mãi

câu chuyện thứ 16

Bác có phải là vua đâu

câu chuyện thứ 17

“Lịch sử” ba bộ quần áo của Bác

câu chuyện 18

Ngăn nắp và trật tự

câu chuyện 19

Bác với miền Nam

câu chuyện 20

 Chú ngã có đau không

Đỗ Lan Anh
Xem chi tiết
Phùng Thị Hương Mai
30 tháng 12 2021 lúc 20:21

mình chọn đề 2 nha bạn:

bài làm

Nhung là người bạn thân nhất của em. Bọn em học với nhau từ hồi mầm non cho tới Tiểu học. Tình bạn của chúng em gắn bó với nhau 4 năm dòng dã. Tình cảm ấy dường như đã vượt qua cả tình bạn mà trở thành tình chị em ruột thịt, thân nhau như trong một gia đình vậy. Càng lớn lên thì bọn em càng thêm trân trọng tình bạn cao cả và thiêng liêng này. Em và Nhung có rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ với nhau trong cả học tập lẫn vui chơi. Đó là khoảng thời gian mà có lẽ suốt cả cuộc đời này em không bao giờ có thể quên được. Ngỡ tưởng em và Nhung sẽ ở gần nhau một quãng đường dài hơn nữa, nhưng không may là ước mơ đó không thành hiện thực. Tới năm lớp 3, bố mẹ Nhung quyết định lên Hà Nội để làm ăn, sinh sống. Tất nhiên là cả Nhung cũng sẽ theo bố mẹ lên đó học tập. Và bọn em đã lưu luyến và bịn rịn chia tay nhau từ hồi đó. Suốt 2 năm trời, chúng em không có bất kỳ một liên lạc nào với nhau. Bất ngờ một hôm (khi đó em đã lên lớp 5), trên đường đi học về, ghé vào công viên gần nhà, em bắt gặp một bóng dáng thật thân thương làm sao! Đó là Nhung, em đã được gặp lại cô bạn thân nhất của mình sau bao ngày xa cách. Cuộc gặp gỡ khi đó để lại trong em rất nhiều cảm xúc khó phai mờ.

Đó là một buổi chiều mùa thu. Gió thổi nhẹ. Mây êm đềm trôi. Bầu trời mùa thu trong vắt. Không khí trong lành và mát mẻ. Buổi học chiều nay tan sớm, em thư thả, thong thả đi bộ về nhà. Vừa đi em vừa cảm nhận không gian thơ mộng và đầy lãng mạn của buổi chiều thu. Một không gian gợi lên trong tâm hồn em một chút man mác buồn. Em đi qua khu công viên của khu phố nhà em. Thu mà nên trong công viên phủ đầy một màu vàng đỏ của lá. Những chiếc lá khô lìa cành, phủ kín trên mặt đất trong công viên. Gió lướt qua tới đâu là là khẽ khàng đáp xuống mặt đất tới đấy. Phải rồi! Đây là công viên – nơi có nhiều kỷ niệm của em và Nhung nhất. Là nơi chúng em lần đầu gặp nhau, quen nhau và rồi chơi với nhau như hai chị em ruột thịt vậy. Thời gian thấm thoát thoi đưa, đã 2 năm rồi, em không gặp lại Nhung. Nghĩ tới đó mà lòng em trào lên một nỗi buồn trống vắng, không thể gọi được tên. Miên man theo dòng hồi tưởng, em đi mãi dọc theo công viên và... Em bất ngờ bắt gặp một dáng hình quen thuộc đang đứng ngay trước mặt. Em ngẩng đầu lên để xem đó là ai. Thật bất ngờ. Đó là Nhung. Người bạn thân nhất của em. Cuộc gặp gỡ này làm em thực sự không tin nổi vào mắt mình.

Nhung không thay đổi là mấy. Vẫn là dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn của hai năm trước. Chỉ có điều là Nhung đã cao hơn trước rất nhiều, thực sự rất ra dáng một cô thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Khuôn mặt vẫn phúc hậu, dễ thương và rạng ngời như mọi khi.

- Thu. Lâu rồi không gặp cậu – Nhung cất giọng hỏi

Vẫn là giọng nói nhẹ nhàng và ấm áp đó. Khi ấy, em thực sự không kìm được nước mắt vì xúc động. Em chạy tới thật nhanh, ôm choàng lấy Nhung mà khóc nức lên. Em mếu máo:

- Nhung à. Cậu về rồi! Mình rất nhờ cậu đó!

- Thôi nào, đừng khóc chứ. Mình về rồi nè – Nhung an ủi em.

Chúng em ra chỗ xích đu năm xưa hai đứa vẫn hay chơi với nhau để ngồi nói chuyện. Em cất tiếng hỏi trước:

- Hai năm qua, cậu vẫn sống tốt chứ?

Nghe em hỏi, Nhung tủm tỉm cười. Nụ cười tỏa nắng và dịu dàng của Nhung đây rồi, không lẫn vào đâu được. Nhung đáp:

- Mình sống tốt lắm. Môi trường học tập trên Hà Nội cũng ổn lắm. Ban đầu lên đấy thì mình không quen lắm nhưng dần dần mình quen được thêm rất nhiều bạn mới. Còn Thu thì sao? Cậu sao rồi?

Em cười:

- Mình cũng thế. Tình hình học tập và cuộc sống đều rất tốt. Gia đình mình vẫn khỏe mạnh lắm. Chỉ có điều, cậu ra đi đột ngột quá nên mình cảm thấy trống vắng va buồn lắm. Hai năm qua không có một chút liên lạc hay thông tin liên qua tới cậu làm mình thấy khá lo lắng.

- Mình không sao. Mình cũng rất nhớ cậu. Hôm nay, mình về quê thăm ông bà nên tiện mình xin phép bố mẹ cho mình về chơi với cậu một tuần. Một tuần lận đấy nha. Mình ngủ tạm ở nhà cậu một tuần được chứ?

Em vui mừng khôn xiết:

- Tất nhiên là được rồi. Ở bao lâu cũng được hết.

Sau đó, em và Nhung có một tuần để bên nhau. Một tuần để ôn lại những kỷ niệm của thời ấu thơ vui đùa, chơi với nhau. Một phần tuổi thơ trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên mà đáng yêu vô cùng.

Cuộc gặp gỡ lại người bạn thân sau bao ngày xa cách sẽ là kỷ niệm không bao giờ phai nhòa trong tâm trí em. Buổi chiều thu hôm ấy, em gặp lại Nhung – người bạn mà em yêu quý và trân trọng nhất.

HT

Khách vãng lai đã xóa
Lê Kim Thành
30 tháng 12 2021 lúc 21:05

MN giúp mik vs :

Xác định nghệ thuật của bài thơ 'Mẹ là biển trời bao la" của Hoài Thương

Khách vãng lai đã xóa
Doãn Khánh Ngọc
30 tháng 12 2021 lúc 21:47

Hà Nội, ngày...................

Cháu tên là Khánh Ngọc, học sinh cấp II của một ngôi trường giữa Thủ đô Hà Nội.

Lời đầu tiên cháu chúc các chú mạnh khỏe, vì có sức khỏe mới làm việc tốt mọi công việc, đúng không ạ.

Chắc các chú không ngạc nhiên vì nhận được thư của cháu, dù các chú không biết cháu là ai. Bởi vì, trước cháu, chắc chắn đã có rất nhiều bạn khác viết thư thăm các chú. Tất cả chúng cháu đều chỉ muốn viết chia sẻ phần nào những vất vả, nhọc nhằn, những hiểm nguy mà các chú đang ngày đêm trải qua nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc, nhất là trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng thế này.

Các chú ạ, dù chưa một lần ra Trường Sa, Hoàng Sa, nhưng như bao nhiêu người Việt Nam khác, những ngày gần đây cháu không thể không quan tâm đến tình hình Biển Đông, nhất là từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 vào thềm lục địa của Việt Nam. Chúng cháu rất bức xúc vì việc làm này. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được ghi khắc lại vào những sổ sách chứng minh từ ngàn đời nay đó là của Việt Nam tức là người Việt đã sinh sống từ rất lâu rồi chứ không phải là một “đảo hoang” như Trung Quốc nghĩ. Vậy mà... Cháu thật sự lo lắng, dù biết mình chả giúp ích được gì. Nhưng cháu cũng luôn tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, luôn tin vào tinh thần yêu nước của dân tộc ta và nhất là tin tưởng vào lòng dũng cảm và ý chí chiến đấu đến cùng của các chú. Các chú đã không ngần ngại rời xa gia đình, rời xa quê hương mình để đến với một vùng biển xa xôi, đầy sóng gió. Cháu biết rằng cuộc sống của các chú thiếu thốn về vật chất, của cải, gian nan và nguy hiểm nhưng các chú vẫn cố gắng bảo vệ chủ quyền của đất nước. Chúng cháu tin tưởng các chú sẽ bảo vệ biển đảo tới cùng, không thể để cho ai xâm phạm vào những gì thuộc hình chữ S thiêng liêng của dân tộc.

Các chú ạ, dù còn rất nhỏ, nhưng những gì đang diễn ra nơi biển khơi của Tổ quốc đã ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, tình cảm của cháu và các bạn cùng trang lứa. Bởi lẽ, chúng cháu đã mang trong mình dòng máu Việt Nam, tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc. Hơn bao giờ hết, lúc này, tình cảm dành cho các chú càng in đậm trong lòng cháu và bao bạn bè cùng trang lứa, ghi khắc trong từng lớp học, mỗi hàng cây, in dấu trong từng lời thơ, câu hát... Các chú đừng buồn nhé, cháu biết các chú không ở bên gia đình, người thân nhưng có một điều rất quý giá và đáng trân trọng đó là tình cảm, tấm lòng của nhân dân Việt Nam luôn luôn dành trọn cho các chú...

Cảm ơn các chú đã bảo vệ cho một cuộc sống yên bình trên mọi miền đất nước cho đến ngày hôm nay và mai sau. Cảm ơn các chú rất nhiều!

Một ngày không xa, cháu hy vọng mình cũng được làm bộ đội để được bảo vệ cho đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta, bảo vệ cho nền hòa bình mãi mãi của dân tộc. Một lần nữa, cháu kính chúc các chú mạnh khỏe, đầy nghị lực vượt khó, giàu ý chí chiến đấu và có niềm tin bất diệt vào chiến thắng tất yếu sẽ xảy ra.

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Lan Anh
Xem chi tiết
Do Khac Dinh
Xem chi tiết
Hồ Trung Hợp
22 tháng 2 2019 lúc 21:18

hahahaha

Bảo Chi Lâm
22 tháng 2 2019 lúc 21:19


 Hôm wa em đốt nhà, mẹ đánh em gần chết. Hôm nay mẹ lên nương, một mình em đốt tiếp. Hương rừng thơm mùi khói, nước suối đen si si. Cả nhà em chết cháy, em án tù chung thân. Tù của em be bé, nằm ở giữa rừng xanh. Chú công an tre trẻ đập em rất dã man.Hương rừng tanh mùi máu, nước suối pha màu hồng.Tù của em trên gác, xác em ở Tây Nguyên la` la' la la` la

Bảo Chi Lâm
22 tháng 2 2019 lúc 21:19


 Hôm wa em đốt nhà, mẹ đánh em gần chết. Hôm nay mẹ lên nương, một mình em đốt tiếp. Hương rừng thơm mùi khói, nước suối đen si si. Cả nhà em chết cháy, em án tù chung thân. Tù của em be bé, nằm ở giữa rừng xanh. Chú công an tre trẻ đập em rất dã man.Hương rừng tanh mùi máu, nước suối pha màu hồng.Tù của em trên gác, xác em ở Tây Nguyên la` la' la la` la

Yumi Bảo
Xem chi tiết
Tiểu Băng Băng
24 tháng 12 2018 lúc 22:15

Trong làng nọ có họa sĩ chuyên vẽ tranh...trừu tượng

Ông họa sĩ : Ha ha, thật là những tuyệt tác! Vung tay múa bút mà cảm thấy thoải mái quá đi.

Nhân dân đứng ngoài bàn tán.

- Ối xời, tranh với chả pháo, vẽ loằng ngoằng chả ai hiểu gì sất!

- Ông ấy bảo con ngựa tôi mới biết ông ấy vẽ con ngựa đấy! Ha Ha...

- Chuồng gà nhà tôi mới bị dột, hay chạy ra mua vài bức về... lót nhỉ! Hí Hí!

- Vẽ thế này khéo còn chả có cháo mà ăn!

Nghe vậy, ông họa sĩ này vẫn không nản lòng.

Ông họa sĩ : Chẳng ai hiểu được tình cảm gửi gắm trong những bức tranh mình vẽ. Thôi kệ!

Bỗng một hôm có ông quan ghé thăm làng nọ.

Ông quan : Cho ta hỏi đường đến nhà họa sĩ Tống?

Nhân dân : Bẩm quan, quan cứ đi thẳng là đến thôi ạ!

Một lúc sau, quan đến nhà họa sĩ Tống. Thấy những bức tranh, quan thốt lên.

Ông quan : Ái chà! Toàn những bức tranh tuyệt đẹp, anh bán hết cho tôi nhé, mỗi bức tôi trả một lạng vàng!

Nhân dân : ??? Hả! trông tranh chả hiểu gì mà có giá vậy sao???

Ai chê cũng mặc, ai cười mặc ai : Trong cuộc sống phải luôn vững lập trường trước những lời chê bai, cười nhạo của người đời.

Chàng Trai 2_k_7
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
18 tháng 10 2018 lúc 13:57

Cho nhan đề truyện:"Một lần không vâng lời.Em hãy tưởng tượng để kể 1 câu chuyện theo nhan đề ấy.Em dự định sẽ kể việc gì,diễn biễn ra sao,nhân vật là ai?

MỘT LẦN KHÔNG VÂNG LỜI

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.

Em dự định sẽ kể sự việc gì? Trong đề bài đã rõ ràng rằng: "một lần ko vâng lời bố mẹ", cụ thể sự việc ấy là sự việc gì?
- Nhân vật gồm những ai? Bản thân em, bố mẹ, rồi có thêm nhân vật phụ họa nào nữa ko?
- Diễn biến ra sao? Hơn 10 tuổi đời, em có bao giờ ko vâng lời bị mẹ mắng chưa? Đơn giản là đi ra ngoài chơi dưới trời nắng trong khi mẹ gọi rản cổ mà ko chịu về, rồi về nhà chắc gì cũng bị mắng, đúng ko? Hoặc 1 lần lười đi học, ko chịu nghe lời khuyên bảo của ba mẹ để đi học chẳng hạn,...
Đầu tiên là nêu sự việc đó ra.
Lý do tại sao em ko vâng lời bố mẹ.
Em đã ko vâng lời như thế nào.
Lúc đó em ra sao? Bố mẹ ntn?
Kết quả của lần ko vâng lời đó.
...

Y-S Love SSBĐ
18 tháng 10 2018 lúc 11:23

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.

Hk tốt

Nguyễn Phạm Hồng Anh
18 tháng 10 2018 lúc 11:49

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời bố mẹ nữa.

Nguyễn Phước Thiện Lộc
Xem chi tiết
•ßℓїnk_
1 tháng 9 2018 lúc 18:31

Một hôm, trên đường tan học về nhà, lúc gần đến cổng bệnh viện Nhi Đồng 1, em thấy một cô trạc tuổi ba mươi, tay bồng con, tay xách mấy túi đồ đạc lỉnh kỉnh, nét mặt lộ rõ vẻ lo âu. Chừng như cô ấy muốn qua đường mà không được vì dòng ôtô, xe máy cứ nườm nượp chạy không ngừng. Em vội đến bên cô và bảo:

-  Cô ơi, cô có cần cháu giúp không ạ?

-  Ô may quá! Cháu giúp cô sang bên kia đường nhé ! Cô đưa em bé đi khám bệnh.

Em xách đỡ túi quần áo của bé rồi dẫn cô qua đường lúc đèn đỏ vừa bật lên. Nhân thể, em theo chân cô vào tận phòng nộp sổ khám bệnh. Lúc hai mẹ con cô đã ngồi yên trên ghế, em mới ra về. Cô nắm chặt tay và cảm ơn em mãi.

Về đến nhà, thấy em tủm tỉm cười, mẹ hỏi có gì mà vui thế. Em kể lại chuyện vừa rồi cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em khen:

-  Con gái mẹ giỏi lắm! Giúp đỡ người khác là điều nên làm, con ạ!

Ý nghĩa : Gặp những người đang bị mắc phải khó khăn thì hãy giúp đỡ họ , đừng vì 1 chút gì đó mà bỏ đi lòng thương người .

Nhân vật : Người giúp đỡ và 1 có đang mắc phải khó khăn .

Đặt tên : Mk ko bt đặt tên sao cho hay .

Phong Linh
1 tháng 9 2018 lúc 18:39

Con đường em đi học rất đông người qua lại, vì thế hàng ngày bố hoặc mẹ thường đưa đón em đi học. Hôm ấy, bố đi công tác xa, mẹ em lại bị ốm nên em phải tự đi bộ về nhà.

Đường phố trưa hôm ấy nắng chang chang. Nắng như trải lửa xuống mặt đường. Đang đi thì em nghe thấy tiếng khóc của một em bé ở đâu đó. Quay lại, em nhìn thấy phía xa có một người phụ nữ mồ hôi nhễ nhại, một tay bế con, vai khoác túi, còn một tay xách làn quần áo. Hình như cô ở xa về thăm quê. Chắc cô đã mệt vì vừa phải bế con, lại mang xách nhiều đồ đạc.

Em bước thật nhanh lại gần rồi cất tiếng chào cô:

- Cô về đâu đấy ạ?

- Ừ, cô đang muốn về xóm 7, xã Thượng Hiền .

- Cô nhẹ nhàng trả lời em.

Nghe cô nói, em háo hức hỏi:

- Thế ạ, cháu cũng về xóm 7 đày.

Cô đưa cháu xách giùm chiếc làn này cho!

Cô nhìn em bằng ánh mắt đầy trìu mến rồi bảo:

- Cảm ơn cháu! Cháu ngoan quá!

Suốt dọc đường, em và cô nói chuyện vui vẻ.

Đến lối rẽ vào xóm 7, em giúp cô xách làn vào nhà rồi mới đi về.

tran thi viet ha
16 tháng 9 2018 lúc 8:24

Trưa nay,trời nắng to,trên đường đi học về,em gặp một người phụ nữ vừa bế con và xách rất nhiều đồ đạc.

Người phụ nữ khoảng ba mươi hai tuổi.Thân hình gầy gò,vẻ mặt rất mệt mỏi.Còn bé gái chừng một tuổi cứ khóc nhè đòi mẹ.

Thấy thế,em chạy lại hỏi:

-Cô ơi cô có mệt lắm không?Để cháu xách giúp cô nhé!

Nói xong,em lấy hành lý xách giúp cô.Còn em bé thấy hết mệt,nên cười rất tươi.

Về đến nhà,người phụ nữ cảm ơn em.Em thấy trong lòng rất vui, vì hôm nay đã làm được một việc tốt.