Tại sao ếch lại có hành động và thái độ như vậy ? ( Bài Ếch ngồi đáy giếng )
1/ Kể tóm tắt truyện " Ếch ngồi đáy giếng "
2/ Chỉ ra 2 phần nội dung trong văn bản và nêu sự viện chính của mỗi phần ?
3/ Khi ở trong giếng , cuộc sống của ếch diễn tra như thế nào ?
4/ Môi trường sống của ếch là 1 môi trường như thế nào ?
5/ Ở đây , chuyện về ếch nhầm ám chỉ đều j về con người ?
6/ Tại sao , ếch lại có thái độ nhân nháo và chả thèm để ý như thế ?
7/ Theo bn vì sao ếch lại bị đẫm bẹp ?
8/ Mượn sự việc này , nhận gian mún khuyên con người đều j ?
9/ Truyện " Ếch ngồi đáy giếng " muốn khuyện răn điều j?
10/ Bn hiểu j về nghệ thuận truyện ngụ môn " Ếch ngồi đáy giếng "
11/ Thành ngữ nào gần gủi vs truyện " Ếch ngồi đáy giếng "
Làm ơn giúp mik nka !!!!
Một con ếch đã sống lâu ngày trong một cái giếng.Nó cứ nghĩ mình là chúa tể , còn bầu trời chỉ là cái vung.Đến khi trời mưa to, nước dâng lên tràn bờ,đưa ếch ra khỏi giếng , đi nghênh ngang khắp nơi , không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu giẫm bẹp.
này ngu thế không biết nhấn vao lý thuyết à ?
1) Tóm tắt truyện : Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xunh quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.
2) Bố cục: 2 phần
Từ đầu:" như một vị chúa tể" Ếch khi ở trong giếng
Còn lại: Ếch khi ra khỏi giếng
3) a. Khi ếch ở trong giếng:
- Câu: “Cómột con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ”.
+ Không gian: nhỏ bé, không thay đổi.
+ Cùng các con vật như nhái, cua, ốc...
- Hàng ngày, ếch kêu ồm ộp.
- Các con vật rất hoảng sợ.
+ Ếch thấy mình to lớn như “vị chúa tể”.
+ Hoàn cảnh sống chật hẹp, đơn giản.
Ếch tưởng: bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai như một vị chúa tể.
+ Ếch là kẻ hiểu biết nông cạn, nhưng huênh hoang.
- Nghệ thuật: Nhân hóa, hình ảnh gần gũi, quen thuộc gợi nhiều liên tưởng.
- Nội dung: Dù hoàn cảnh, môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ảo tưởng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.
b. Khi ếch ra khỏi giếng:
- Tình huống: mưa to, nước dềnh lên, tràn bờ, ếch ra ngoài.
- Không gian: rộng lớn
- Cử chỉ: đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời, chả thèm để ý đến xung quanh
+ Ếch không tự ý thức về mình.
+ Kiêu ngạo, chủ quan
- Kết cục: Ếch bị trâu giẫm bẹp
Nghệ thuật: Cách kể chuyện bất ngờ, hài hước, kín đáo. Nghệ thuật nhân hóa, sử dụng từ láy đặc tả (nghênh ngang, nhâng nháo).
- Nội dung: Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường xung quanh vì chủ quan kiêu ngạo thường phải trả giá đắt.
Các bạn giảu giúp mình một số bài Văn 6 này nha. Bạn nào trả lời sớm mình tick nha :))
Ếch ngồi đáy giếng
+Môi trường sống của Ếch có gì thay đổi?
+Cách ra ngoài giếng là ý muôn chủ quan hay khách quan của ếch?
+Vì sao Ếch lại có thái độ "nhây nháo" và "chả thèm để ý gì đến xung quanh' như thế ?
+Ếch chuốt lấy hậu quả gì?
+Từ hình ảnh chú Ếch, em rút ra được bài học gì?
+Em có nhận xét gì về cuộc sôn của Ếch?
+Vì sao Ếch lại tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như 1 vị Chúa Tể?
+Qua đó cho thấy Ếch hiểu gì về cuộc sống xung quanh?
Hơi dài nha, giúp mình với :)))
Ếch khi ở trong giếng:
Không gian trong giếng chật hẹp, không thay đổi
Cuộc sống nơi đó đơn giản, nhỏ bé.
Tự thấy mình oai phong to lớn hơn cả bầu trời.
Ếch là kẻ hiểu biết nông cạn, nhưng lại huênh hoang.
Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
+ Môi trường sống khi ở trong giếng: chật hẹp, xung quanh ếch cũng chỉ có những con vật nhỏ bé.
Môi trường sống khi ra ngoài: vô cùng rộng lớn.
+ Cách ra ngoài giếng là ý muốn khách quan của ếch.
+ Vì khi ở trong giếng rất chật hẹp, những con vật xung quanh ếch lại nhỏ bé nên chúng rất sợ ếch nên ếch nghĩ mình là một vị chúa tể. Và khi ra ngoài ếch vẫn giữ thói huênh hoang, kiêu ngạo đó.
+ Ếch chuốt lấy hậu quả: Ếch bị trâu giẫm bẹp.
+ Em rút ra bài học:
- Trong cuộc sống và trong học tập không được huênh hoang, kiêu ngạo, chủ quan, cần phải khiêm tốn.
- Phải học tập để mở rộng tầm hiểu biết.
- Không được coi thường người khác.
- Cần phải thích nghi với môi trường sống.
+ Em có nhận xét rằng cuộc sống của chú ếch quá chật hẹp, chỉ gói gọn trong cái giếng nhỏ bé. Vì vậy, ếch chỉ có được vốn hiểu biết cạn hẹp, dẫn đến thái độ coi thường người khác. Kết quả là chú bị trâu giẫm bẹp.
+ Vì ếch chỉ có thể ngắm bầu trời qua miệng giếng nhỏ nên nó tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung.
Mọi loài vật sống xung quanh nó đều nhỏ bé, mỗi khi ếch đi qua, chúng đều rất sợ hãi, Vì vậy ếch tưởng rằng mình oai như một vị chúa tể.
+ Qua đó cho thấy ếch chỉ biết được những điều mà nó thấy được trong cái giếng nhỏ hẹp, còn khi ra ngoài nó lại không biết gì cả.
Hành động thái độ của Ếch khi ở trong giếng
Đọc truyện "Ếch ngồi đáy giếng" và trả lời câu hỏi:
1. Vì sao ếch lại tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như vị chúa tể ?
2. Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp ?
3. Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì ? Ý nghĩa của bài học ?
Câu 2 : Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp ?- Thứ nhất ếch ra ngoài giếng, rời khỏi nơi quen thuộc nhưng nó vẫn giữ thói kiêu căng.- Thứ hai, ếch không chú ý gì đến xung quanh, chỉ nhâng nháo nhìn trời.Việc rời khỏi cái giếng quen thuộc là nguyên nhân khách quan. Nhưng nếu ếch không kiêu ngạo, chịu khó quan sát xung quanh thì không thể bị trâu giẫm bẹp. Vậy ếch chết vì nguyên nhân khách và chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan là chính.
Câu 3 : Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì ? Ý nghĩa của bài học ?- Bài học đầu tiên là môi trường sống nhỏ bé tù túng, không giao lưu làm hạn chế sự hiểu biết thế giới xung quanh.- Bài học thứ hai là sống lâu ở môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp.- Bài học thứ ba là từ hiểu biết hạn hẹp, dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.- Bài học thứ tư là khi thay đổi môi trường sống, người ta phải thận trọng, khiên tốn tìm hiểu để thích nghi.- Bài học thứ năm là kiêu ngạo, chủ quan bao giờ cũng phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.Ý nghĩa các bài học là sự khuyên bảo, nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp, mọi nơi cần cảnh giác với sự nông cạn, hạn hẹp và chủ quan.
Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả như thế nào? Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi là gì?
- Cách nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy bói đã mang lại hậu quả không mấy tốt đẹp:
+ Con ếch thì bị trâu đi qua dẫm bẹp.
+ Các ông thầy bói thì tranh cãi kịch liệt, đánh nhau toác đầu chảy máu.
- Bài học rút ra từ hai truyện: Cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan mà nên khiêm tốn học hỏi, nâng cao kiến thức, trình độ của bản thân.
Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm nêu lên bài học gì? (Hay bài học rút ra từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”)
Bài học: những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà luôn huênh hoang sẽ phải trả giá đắt; khuyên nhủ con người ta phải luôn biết cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, đồng thời không được chủ quan, kiêu ngạo mà nên khiêm tốn học hỏi.
Câu 1:Hãy tìm những câu thành ngữ có ý nghĩa tương tự như câu " Ếch ngồi đáy giếng"
Câu 2: Từ nhân vật ếch,em rút ra đc bài học gì cho bản thân mình
Trong bài Ếch ngồi đáy giếng nha
Ai nhanh mk cho 10 k
Liên hệ vs mk nha
Câu 1:
+) Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta
+) Thùng rỗng kêu to
Câu 2:
Bài học đc rút ra là không lên ngạo mạn, kiêu căng trong suốt hoàn cảnh nào
tìm 2 CỤM ĐỘNG TỪ TRONG BÀI ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
NHANH NHÉ MN CHIỀU MIK ĐI HỌC RÙI KHOẢNG 12:45 LÀ ĐÁNH TRỐNG VÔ LỚP
đi lại khắp nơi, cất tiếng kêu, chúc bạn thi tốt
Bài tập: Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.
Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.
Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.
Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.
Trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể?
Ếch tưởng bầu trời trên chỉ bé bằng cái vung vì:
- Nó sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên chỉ thấy một không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng miệng giếng.
- Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.
- Ếch kêu ồm ộp làm cho những con cua, con ốc hoảng sợ.
Sự hiểu biết của ếch nông cạn:
- Bầu trời rộng mênh mông bao la đến thế mà ếch cứ ngỡ bé bằng cái vung.
- Thế giới bên ngoài vô cùng phong phú mà ếch tưởng chỉ có vài ba con vật bé nhỏ.