Những câu hỏi liên quan
seru
Xem chi tiết
Trung Lê Đức
13 tháng 9 2019 lúc 14:29

Bài Thánh Gióng:

1. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.

2. Thân bài

- Mở đầu

- Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …

- Thắt nút

- Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Phát triển

- Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.

- Mở nút: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.

- Kết thúc: Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.

3. Kết bài

- Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần đoàn kết chống giặc cứu nước.

Bài Sự tích hồ Gươm:

I. Mở bài:

Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.

II. Thân Bài

Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:

- Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

- Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.

- Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.

Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.

- Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.

- Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.

III. Kết bài

Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.

Bài Sơn tinh Thủy tinh:

I. Mở bài

Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.

II. Thân bài

Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:

- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: Ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.

- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.

- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.

- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.

III Kết bài

- Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.

(Híc, viết mỏi tay, mất 15 phút đánh thạo.)

Bình luận (0)

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Bình luận (0)
seru
Xem chi tiết
masterpro
23 tháng 8 2019 lúc 20:22

có bạn nào cho mình hỏi cách đăng bài lên kiểu gì không

Bình luận (0)
Không Cần Biết
24 tháng 8 2019 lúc 14:04

bn vào chỗ tạo câu hỏi rồi đăng lên thui!

Bình luận (0)
Ngọc Linh
Xem chi tiết
Vũ Hương Hải Vi
Xem chi tiết
Vũ Hương Hải Vi
22 tháng 8 2018 lúc 22:15

ngắn hơn càng tốt

Bình luận (0)

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam

Tk mình nhé oke,

Bình luận (0)
Nhok Kami Lập Dị
22 tháng 8 2018 lúc 22:21

TÓM TẮT TRUYỆN  BÁNH CHƯNG, BÁNH GIÀY

+ Vua Hùng về già muốn truyền ngôi nhưng có 20 con, bèn gọi phán bảo nhân lễ Tiểu Vương ai làm vừa ý sẽ truyền ngôi cho.

+ Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon.

+ Lang Liêu buồn nhất vì từ bé chỉ biết việc đồng áng.

+ Một đêm chafg được thần báo mộng cách làm bánh.

+ Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng được nối ngôi.

+ Nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giày

Hok tốt!

Bình luận (0)
Lê phan joly
Xem chi tiết
Songoku Sky Fc11
30 tháng 7 2017 lúc 15:15

Lê phan joly

gọi số đĩa là x rồi tìm ƯCLN(96;36) là ra số đĩa

lấy 96 chia cho ƯCLN(96;36) là ra cái kẹo ở mỗi đĩa

lấy 36 chia cho ƯCLN(96;36) là ra cái bánh ở mỗi đĩa

Bình luận (0)
Songoku Sky Fc11
30 tháng 7 2017 lúc 15:16

Ta có :ƯCLN (96, 36)= 12 
=> Có thể chia đc nhiều nhất 12 đĩa và :
Mỗi đĩa có số cái kẹo là : 96 :12 =8 cái kéo
Mỗi đĩa có số cái bánh alf 36:12 =3 cái
Đáp số....

Bình luận (0)
Hot Girl
30 tháng 7 2017 lúc 15:16

gọi số đĩa là x rồi tìm ƯCLN(96;36) là ra số đĩa

lấy 96 chia cho ƯCLN(96;36) là ra cái kẹo ở mỗi đĩa

lấy 36 chia cho ƯCLN(96;36) là ra cái bánh ở mỗi đĩa

Bình luận (0)
le thu giang
Xem chi tiết
Girl Personality
14 tháng 9 2018 lúc 21:20

bánh chưng và bánh giầy rất có ý nghĩa trong dịp tết và lễ

Bình luận (0)
The Best Friend
14 tháng 9 2018 lúc 21:25

Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

k tui nha , thanks mn 

Hok tốt

# TheBestFriend

Bình luận (0)
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
14 tháng 9 2018 lúc 21:31

Ngược dòng thời gian tìm về thời dựng nước của các vị vua Hùng để đắm chìm trong tiếng chiêng, tiếng trống tưng bừng, rộn rã, cùng tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của những chiếc bánh chưng bánh dày.

Từ bao đời nay, người Việt Nam không ai là không biết về sự tích bánh chưng, bánh dày. Theo sự tích, bánh chưng, bánh dày có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mời hội các con mà bảo rằng: “Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Hai mươi vị hoàng tử đua nhau dâng sơn hào hải vị, ngọc ngà châu báu lên vua cha, chỉ riêng chàng Lang Liêu - hoàng tử út được thần báo mộng đã dâng vua đôi cặp bánh vuông tròn khiêm nhường, giản dị. Nhưng thật không ngờ, hai thức bánh thô sơ bình thường ấy lại được vua cha trầm trồ khen ngợi. Lang Liêu thật thà kể lại chuyện được thần chỉ dẫn cho cách làm bánh. Nghe thế, vua cha biết rằng trời đã muốn giúp mình chọn được thái tử tài ba, đức hạnh, thay mình trị vì toàn dân sau này. Hùng Vương tuyên bố truyền ngôi cho Lang Liêu.

Bánh chưng, bánh dày hai loại bánh này có từ lâu đời, gắn với tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng của người Việt.

Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, bánh hình vuông tượng trưng cho đất ấy được vua Hùng đặt tên là bánh chưng và bánh dày. Từ đó, mỗi khi tết đến xuân về, dân gian thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn trời đất và là hai thức bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày giỗ tổ Hùng Vương.

Còn theo quan niệm dân gian, bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho đất là âm. Bánh dày hình tròn, màu trắng, tượng trưng trời là dương. Cặp bánh thể hiện cho triết lý âm - dương. Hay bánh chưng là âm tượng trưng cho mẹ, bánh dày là dương tương xứng với cha. Vì thế bánh chưng, bánh dày được dùng để cúng tổ tiên, trời đất thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, biết ơn sâu sắc tới các Vua Hùng đã có công dựng nước.

Mặc dù, các nhà nghiên cứu văn hóa còn có những quan niệm khác nhau về nguồn gốc, ý nghĩa và biểu trưng của bánh chưng, bánh dày, song cũng phải khẳng định rằng hai loại bánh này có từ lâu đời, gắn với tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng của người Việt.

Bánh chưng, bánh dày không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày giỗ tổ Hùng Vương

Để có chiếc bánh chưng và bánh dày dẻo thơm nhất thiết phải là loại gạo nếp thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này thường có hạt to, tròn, dẻo, đều tăm tắp và mới được thu hoạch nên vẫn còn thơm hương lúa mới. Ngoài gạo nếp, nguyên liệu để làm bánh chưng còn có đỗ xanh, lá dong và thịt lợn. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ, kết hợp cả mỡ và nạc nên nhân bánh sẽ có vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, nạc thăn.

Gạo nếp sau khi đã được xóc muối cho ngấm thì được đổ vào khuôn lót lá dong riềng, từng nắm đỗ tròn đã nấu chín bẻ ra làm đôi, rồi đặt từng miếng thịt đã ướp hạt tiêu vào giữa, sau đó gói lá lại. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, từng chiếc bánh vuông vức, nhân đều ở giữa, gạo rền xanh mướt, thơm phức hương dong được ra đời.

Nguyên liệu làm bánh dày thì chỉ từ mỗi gạo nếp. Gạo nếp được nấu chín, đổ cả vào cối giã nhuyễn khi hơi cơm vẫn nghi ngút khói bốc lên. Những thanh niên trai tráng với cơ bắp dẻo dai, đều đều từng nhịp giã nhuyễn những hạt nếp đồ xoắn xít vào nhau, Cơm càng giã kỹ càng dẻo, tạo thành bột trắng mịn. Sau đó, dùng tay vắt thành từng cục bột nhỏ xếp vào lá dong, nặn tròn rồi ấn bẹp xuống.

Theo dân gian, sự vuông - tròn của 2 thứ bánh này nói lên biết bao sự tốt đẹp, gắn bó, thủy chung của tình nghĩa vợ chồng, đạo lý làm con nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Ngày nay cứ vào tháng ba âm lịch, thời khắc đẹp đẽ nhất trong năm khi thiên nhiên đất trời giao hòa, cái rét đậm của mùa đông đã xa gọi cái rét nàng Bân vừa kịp đến, con cháu khắp nơi náo nức một lòng hướng về đất Tổ.

Hội thi gói bánh chưng, giã bánh dày

Mỗi địa phương, mỗi tỉnh thành đều tổ chức nghi lễ dâng cúng các vị vua Hùng. Và bánh chưng, bánh dày là lễ vật không thể thiếu. Bên cạnh đó, những người con đất Việt từ Nam ra Bắc còn mở hội thi gói bánh chưng, giã bánh dày. Những hoạt động phong phú đa dạng này làm tăng phần sôi nổi và nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng trong ngày Quốc lễ của dân tộc

Có thể nói, từ những hạt gạo thơm tinh túy của đất trời, với bàn tay của người Việt đã tạo nên những chiếc bánh mang đậm hương vị truyền thống, vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon dâng cúng các Vua Hùng để bày tỏ lòng thành kính biết ơn sâu sắc.

Bình luận (0)
Kim Taehyung
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 8 2019 lúc 21:09

Đúng là trong lịch sử, vua thường truyền ngôi cho con cả. Nhưng trong truyện Bánh chưng, bánh giầy, vua lại chọn người vừa ý mình. Điều này cho thấy có độ "lệch" giữa yếu tố sử và yếu tố truyện. Việc truyền ngôi báu cho con cả là một tiền lệ nhưng việc chọn người con nào trong truyền thuyết này lại không nhất thiết phải giống hệt như trong lịch sử. Trong Bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng phá lệ, truyền ngôi cho Lang Liêu vì ba lí do:

- Lang Liêu là người chăm chỉ, chăm làm. Hoạt động của chàng và sản phẩm mà chàng mang lên dâng vua đều gắn với ý thức trọng nông. Trong khi các lang thi nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chỉ có khoai lúa. Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, đó là sản phẩm do mồ hôi, công sức của chàng đổ ra.

- Bánh chưng, bánh giầy được làm ra vừa là tinh hoa của đất trời, vừa là kết quả do bàn tay của con người biết làm lụng tạo nên. Trong chiếc bánh giản dị ấy, hội tụ nhiều đức tính cao quý của con người : lòng tôn kính, sự thông minh, hiếu thảo,...

- Chiếc bánh Lang Liêu làm ra không đơn thuần là món ăn thông thường mà còn hàm chứa một ngụ ý sâu xa : tượng Đất (bánh chưng), tượng Trời (bánh giầy), tượng muôn loài (cầm thú, cỏ cây),...

Bình luận (0)
Nguyễn Nhi
14 tháng 8 2019 lúc 20:21

Vua Hùng đã chọn bánh của Lang liêu vì:

Hai thứ bánh đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu xa: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Cách thức gói “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.
Bình luận (0)
Ngô Hoàng Anh
14 tháng 8 2019 lúc 20:09

Vua Hùng chọn thức quà giản dị của vị công tử nghèo khó, ít quyền thế, thua thiệt đủ bề để dâng cúng tổ tiên cha mẹ. Chiếc bánh dân dã chứa trong đó triết lý nhân sinh của Đất Trời, là lời nhắc nhở của Thần linh về Vương đạo trị quốc khiến dân an thái bình.

Bình luận (0)
Đặng Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
My Love
8 tháng 9 2018 lúc 19:48

-   Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.

-  Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.

-  Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.

# My Love #

Bình luận (0)
Phạm Vân Anh
8 tháng 9 2018 lúc 19:51

 Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.

Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.

Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.

Bình luận (0)
bùi thị phương hạnh
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
25 tháng 10 2017 lúc 18:51

I. Mở bài

Giới thiệu thời gian xảy ra câu chuyện: ngày xưa, đời Hùng Vương thứ sáu.

II. Thân bài

1. Vua Hùng Vương bày cuộc thi.

- Vua đã già, muốn chọn người con xứng đáng để truyền ngôi.

- Vua truyền gọi các con.

+ Ngôi vua đã truyền được sáu đời.

+ Người nối vua phải nối chí vua.

+ Ai làm cỗ lễ Tiên Vương vừa ý, sẽ được nối ngôi.

- Các con thay nhau làm cỗ quý, hy vọng ngôi báu về mình.

2. Lang Liêu làm cỗ

- Lang Liêu là con thứ 18, mồ côi mẹ, chăm lo đồng áng, không biết lấy gì để làm cỗ quý.

- Thần báo mộng: không có gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh.

- Lang Liêu lấy gạo làm hai loại bánh, một loại dùng gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt, bọc lá, hình vuông, nấu kỹ, một loại dùng gạo nếp đồ chính, giã nhuyễn, hình tròn.

3. Lang Liêu được chọn nối ngôi cha.

- Ngày lễ Tiên Vương, các quan lang mang đến các thứ cỗ quý, chẳng thiếu thứ gì.

- Vua Hùng xem bánh của Lang Liêu. Lang Liêu kể lại lời thần dạy. Vua chọn hai thứ bánh đó để cúng Trời Đất và Tiên Vương.

- Lễ xong, đem bánh ra ăn cùng quần thần.

- Vua nói: Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Lang Liêu sẽ được nối ngôi.

III. Kết luận

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi:

- Bánh chưng, bánh giày không thể thiếu trong ngày tết.

Bình luận (0)
lê anh tuấn
27 tháng 11 2017 lúc 19:22

Trong chương trình Ngữ vãn lớp 6, em đã được học năm truyền thuyết. Mỗi truyền thuyết đều để lại cho em một ý nghĩa sâu sắc. Nhưng em thích nhất là truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy". Câu chuyện xảy ra như sau:

Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con, không biết truyền ngôi cho con nào cho xứng. Không như những đời vua Hùng trước chỉ truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng thứ sáu nghĩ rằng, người nối ngôi phải là người có tài, nối được chí vua, biết thương yêu dân chúng, không nhất thiết cứ phải là con trưởng. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. cuối cùng, vua gọi các con đến và nói:

– Giặc vẫn nhiều lần sang xâm lược nước ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Đất nước đã thanh bình. Nay ta đã già rồi, không còn sống bao lâu được nữa. Ta muốn tìm người nối ngôi để chăm lo cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho người đó. Xin Tiên vương chứng giám.

Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.

Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.

Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:

– Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hăy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên vương.

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.

Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Bình luận (0)
Trúc chó
29 tháng 4 2019 lúc 19:56

Nhớ lại...bn tôi đứa nào cũng viết xe tăng, cần cẩu...đa dạng, phong phú...nghe zui...vãihihaleuleu

Bình luận (0)