Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Việt Hoàng
Xem chi tiết
Đỗ Hương Giang
28 tháng 9 2017 lúc 21:14

1. Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị bạc đãi làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu nhưng bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng biệt, không được hưởng chút tự do dân chủ nào.

2. Để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.

3. Cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ vì những ai yêu chuộng hòa bình và công lí đều không thể chấp nhận được một chính sách phân biệt chùng tộc dã man, tàn bạo như chế độ a-pác-thai.

4. Nen-xơn Man-đê-la sinh năm 1918, bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964 vì đấu tranh chống chế đô a-pác-thai. Ông được trả tự do năm 1994 sau khi chế độ a-pác-thai bị xóa bỏ. Nen-Xơn Man-đê-la được Giải thường Nô-ben về hòa bình năm 1993.

Nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.


 

Bình luận (0)
vu
28 tháng 9 2017 lúc 21:13

chị google đi cho nhanh

Bình luận (0)
Đào Như Anh
28 tháng 9 2017 lúc 21:14

Bạn hay đăng Tiếng Việt nhỉ? Nhưng xin lỗi mình chưa học đến bài đó!

Bình luận (0)
Nguyễn Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
25 tháng 10 2023 lúc 22:21

Những nét chính trong phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài A-pac-thai của nhân dân Nam Phi:
-Phong trào đấu trang A-pac-thai là một phong trào đấu tranh ở Nam Phi được lập ra vào những năm 1950, tập trung vào việc chống lại chính quyền áp bức và phân biệt chủng tộc của chế độ A-pac-thai ở Nam Phi. A-pac-thai là một hệ thống chính trị và xã hội phân biệt chủng tộc, đòi hỏi sự tách rời giữa người da trắng và người da đen trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

- Mục tiêu chính của phong trào A-pac-thai là chấm dứt A-pac-thai, giành quyền công bằng và tự do cho người da đen tại Nam Phi, và thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác quốc tế trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.

- Phong trào A-pac-thai đã tạo liên kết với các phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và độc tài trên khắp thế giới. Điều này giúp đẩy mạnh áp lực quốc tế đối với chính quyền Nam Phi và đã góp phần vào việc cô lập quốc tế của chế độ A-pac-thai.
Cuộc đấu tranh chống apartheid tại Nam Phi được coi là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì nó không chỉ tập trung vào việc chấm dứt phân biệt chủng tộc, mà còn hướng đến mục tiêu giành lại quyền tự do và công bằng cho tất cả các tầng lớp và sắc tộc trong xã hội Nam Phi. Nó đại diện cho sự cống hiến và dũng cảm của nhân dân Nam Phi trong cuộc đấu tranh cho tự do và công bằng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 9 2017 lúc 14:12

Đáp án B

Bình luận (0)
phạm tô quyên
Xem chi tiết
mai tiến dũng
7 tháng 10 2017 lúc 19:34

vì sự công bằng của nhân loại

Bình luận (0)
phạm tô quyên
7 tháng 10 2017 lúc 19:48

cảm ơn bn 

Bình luận (0)
vungocanh
6 tháng 11 2017 lúc 18:32

vì đây là chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất

lật sư da đen nen-xơn man-đê-la, là người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai, được bầu làm tổng thống.

Bình luận (0)
Thuy Duong Do
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
19 tháng 10 2023 lúc 20:43

Chủ nghĩa A pác thai là gì?

       Chủ nghĩa A-pác-thai là một hình thức của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, được thực hiện ở Nam Phi từ thế kỷ 19. Chủ nghĩa A-pác-thai tạo ra sự phân biệt đối xử dựa trên màu da, với người da trắng (người da Mỹ gốc Âu) chiếm ưu thế và kiểm soát các vùng đất mà người da đen (người da Mỹ gốc Phi) sinh sống. Chính sách này đã bị chính phủ Nam Phi bãi bỏ vào ngày 18 tháng 11 năm 1993.

Trình bày hiểu biết của em về quá trình đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa A pác thai tại ba nước miền Nam châu Phi là Rô đê ri a, Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi. 

Rô-dê-ri-a (Rhodesia):

   + Rô-dê-ri-a (nay là Zimbabwe) đã trải qua một quá trình đấu tranh dài để chấm dứt chế độ chủ nghĩa A-pác-thai.

   + Quá trình đấu tranh bắt đầu vào những năm 1960 và leo thang trong những năm 1970.

   + Cuối cùng, vào năm 1980, Rô-dê-ri-a đã trở thành một quốc gia độc lập và chấm dứt chế độ chủ nghĩa A-pác-thai.

Tây Nam Phi (Namibia):

   + Tây Nam Phi (nay là Namibia) cũng đã trải qua một quá trình đấu tranh để chấm dứt chủ nghĩa A-pác-thai.

   + Quá trình đấu tranh bắt đầu từ những năm 1960 và kéo dài đến những năm 1990.

   + Cuối cùng, vào năm 1990, Namibia đã giành được độc lập và chấm dứt chế độ chủ nghĩa A-pác-thai.

Cộng hòa Nam Phi (South Africa):

   + Cộng hòa Nam Phi đã trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài và phức tạp để chấm dứt chủ nghĩa A-pác-thai.

   + Quá trình đấu tranh bắt đầu từ những năm 1940 và kéo dài đến những năm 1990.

   + Những nhân vật quan trọng trong cuộc đấu tranh bao gồm Nelson Mandela và African National Congress (ANC).

   + Cuối cùng, vào năm 1994, Cộng hòa Nam Phi đã tổ chức cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên và chấm dứt chế độ chủ nghĩa A-pác-thai.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 9 2017 lúc 9:50

Thế giới ủng hộ vì đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa, vì một thế giới tiến bộ, văn minh mà ở đó mọi người đều bình đẳng, hạnh phúc, tự do và dân chủ.

Bình luận (0)
HuyThanh
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Bảo An
Xem chi tiết
Shuna
5 tháng 2 2023 lúc 20:46

- Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội.                                                                       

- Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.

- Chính quyền Nam Phi đã thông qua nhiều đạo luật nhằm hợp pháp hóa chế độ apacthai. Tiêu biểu có thể kể tới Đạo luật các Khu vực Nhóm người (Group Areas Act) ban hành năm 1950, là cơ sở trung tâm của hệ thống a-pac-thai xác định sự phân chia các nhóm chủng tộc về mặt địa lí.

- Để đảm bảo thực hiện chế độ a-pac-thai, chính quyền Nam Phi đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một nhà nước cảnh sát. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được sự chống đối rộng rãi đối với chế độ phân biệt chủng tộc này. Trong thập kỷ 1950, sau khi a-pac-thai trở thành hệ thống chính trị – xã hội chính thức, hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã nổi lên ở Nam Phi. Đảng Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress – ANC) tuyên bố “Nam Phi thuộc về tất cả những người sống trên mảnh đất này, cả người da đen và người da trắng” và đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ a-pac-thai. Sau những cuộc nổi dậy diễn ra tại Sharpevill tháng 3 năm 1960, chính phủ đã cấm tất cả các tổ chức chính trị của người Phi da đen, trong đó có ANC.                                 

- Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ a-pac-thai không còn sự lựa chọn nào khác ngoài viêc phải thực hiện chính sách hòa giải dân tộc với người da đen, chấp nhận hủy bỏ các định chế phân biệt chủng tộc, tuân thủ các quyết định của cộng đồng quốc tế, trước hết là các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự phán xét của Tòa án Tội phạm quốc tế, chấm dứt những tội ác mà cộng đồng quốc tế đã kết luận về tình trạng vi phạm nhân quyền, tội phân biệt chủng tộc và tội ác chống lại loài người.

- Ngày 10 tháng 5 năm 1994, Nelson Mandela trúng cử Tổng thống Nam Phi. Cuộc bầu cử đã diễn ra một cách hòa bình. ANC chiếm 62,7% số phiếu, ít hơn so với mức 66,7% mà họ dành được khi muốn xây dựng bản hiến pháp mới, nhưng đủ để họ dành quyền đứng ra thành lập chính phủ mới trên phạm vi toàn quốc                     - Ngày 8 tháng 5 năm 1996, bản hiến pháp mới đã được chính thức phê chuẩn. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng bởi thành quả của cuộc cách mạng dân chủ Nam Phi đã được thể chế hóa, tạo nền tảng pháp lý cho sự hoạt động của chính phủ mới. Hiến pháp mới đã đảm bảo các quyền bình đẳng cho mọi công dân Nam Phi và khẳng định mọi sự phân biệt đối xử trong xã hội là bất hợp pháp. Hiến pháp này đã chính thức xóa bỏ hệ thống dựa trên nền tảng phân biệt chủng tộc của chính phủ a-pac-thai và xây dựng chính phủ mới dựa trên nền tảng dân chủ.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 4 2018 lúc 10:19

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1993, Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

Bình luận (0)
Lê Minh Bảo Trân
8 tháng 11 2021 lúc 16:56

1991

Bình luận (0)