Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thinh phuc
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 4 2019 lúc 4:24

HƯỚNG DẪN

- Tác động đến khí hậu:

+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

+ Làm giảm thời tiết khắc nghiệt.

+ Làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính hải dương, điều hoà hơn.

- Tác động đến địa hình: Làm cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng (vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, cồn cát, vũng vịnh nước sâu...).

- Tác động đến các hệ sinh thái vùng ven biển: Làm cho các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.

+ Hệ sinh thái rùng ngập mặn có diện tích rộng và năng suất sinh học cao.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo... đa dạng, phong phú.

niê y nang
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 11 2019 lúc 12:12

Gợi ý làm bài

a) Đặc điểm tài nguyên rừng

- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, lại có các bãi bồi ven biển, thuận lợi cho phát triển tài nguyên rừng.

- Trước đây hơn nửa thế kỉ, Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng. Hiện nay, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi.

- Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chung toàn quốc là 35%. Trong điều kiện của nước ta (ba phần tư diện tích là đồi núi) thì tỉ lệ này vẫn còn thấp.

- Tài nguyên rừng được chia thành các các loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

b) Ý nghĩa của tài nguyên rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái

- Tài nguyên rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là vấn đề giữ gìn môi trường sinh thái.

- Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.

- Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển. Rừng phòng hộ có tác dụng phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,...).

- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên (Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã, Cát Tiên,...), góp phần bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 1 2019 lúc 5:05

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60% là tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Bình và Tuyên Quang.

Chọn B.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 8 2018 lúc 11:32

Gợi ý làm bài

a) Công nghiệp điện

- Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.

- Sản lượng điện ngày càng tăng và đạt 64,7 tỉ kWh (năm 2007).

- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,...

- Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ, Phả Lại, Cà Mau,...

b) Sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta

- Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm chung là phân bố gần hoặc ở nơi có nguồn năng lượng.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn ở phía bắc (Phả Lại, Uông Bí, Na Dương,...) phân bố ở khu Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng, gần vùng than Quảng Ninh.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn phía nam (Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau,...) phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long, gần nguồn nhiên liệu dầu khí ở thềm lục địa.

- Các nhà máy thuỷ điện phân bố gắn với các hệ thống sông: Trung du và miền núi Bắc Bộ (hệ thống sông Hồng), Tây Nguyên (sông Xê Xan, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai), Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai).

Trọng Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Phương
6 tháng 11 2023 lúc 21:29

*Tham khảo:

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ở Việt Nam đã có sự thay đổi, với ngành nông nghiệp chuyển dịch sang trồng rau, hoa quả và chăn nuôi, ngành lâm nghiệp cần thay đổi để bảo vệ môi trường và ngành thủy sản cần quản lý bền vững để tận dụng hiệu quả.

Phạm Thị Bích Thạch
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nguyệt
23 tháng 2 2016 lúc 10:47

a) Nhận xét :

- Trong giai đaonh 2000-2007, tổng diện tích rừng của nước ta có xu hương tăng, từ 10.915,6 nghìn ha ( năm 2000) lên 12739,6 nghìn ha ( 2007), tăng gấp 1,17 lần. Trong đó

  + Diện tích rừng trồng tăng từ 1.471,4 nghìn ha ( 2000)  lên 2.551,4 nghìn ha (2007), tăng gấp 1,73 lần

  + Diện tích rừng tự nhiên tăng từ 9.444,2 nghìn ha ( 2000)  lên 10.188,2 nghìn ha (2007), tăng gấp 1,08 lần

- Diện tích rừng trồng có tốc độ tăng nhanh hơn diện tích rừng tự nhiên

b) Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh

- Từ 40 đếm 60% : Đắk Nông, Đăk Lắc, Gia Lai ( Tây Nguyên), Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận ( Duyên hải Nam Trung Bộ), Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Bắc Trung Bộ), Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh ( Trung du và miền núi Bắc Bộ)

- Trên 60% : Lâm Đồng, Kon Tum (Tây Nguyên), Quảng Bình ( Bắc Trung Bộ), Tuyên Quang (Trung du và miền núi Bắc Bộ)

c) Những tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp trên 100 tỉ đồng ( năm 2007)

- Bắc Trung Bộ : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế

- Trung du và miền núi Bắc Bộ : Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên.

- Duyên hải Nam Trung Bộ : Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

- Tây Nguyên : Gia Lai, Đăk Lắc

- Đông Nam Bộ : Tây Ninh

- Đồng bằng sông Cửu Long : Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cà Mau