Mấy bn giúp mk bài này nhé
Hãy cho vài câu ca dao tục ngữ nói về lòng yêu thương con người
Xin mọi ngừ giúp mk bài này thì mk sẽ hậu sau
1. Tìm 1 số câu ca dao tục ngữ về lòng yêu thương con người mà em biết?
2.Nêu 1 số Ví dụ cho lòng yêu thương con người.
GIÚP MK VS NHA M.N
1 ) - Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
- Thiếp nhớ chàng tấm phên hư nuộc lạt đứt
Chàng nhớ thiếp khi đắng nước nghẹn cơm.
- Gío sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này.
- Người dưng có ngãi thì đãi người dưng
Anh em không ngãi thì đừng anh em
- Tuy rằng xứ bắc, xứ đông
Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em.
- Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.
- Anh em cốt nhục đồng bào
Vợ chồng cùng nghĩa lẽ nào không thương.
- Vợ chồng là ruột là rà
Anh em có cửa có nhà anh em
Sao cho trong ấm ngoài êm
Như thuyền có bến như chim có bầy.
- Chị em một ruột cắt ra
Chị không em có cũng là như không.
- Đôi ta cùng bạn chăn trâu
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió cho nàng bén anh.
2 ) Có bà già không qua đường em sẽ giúp
.................
1.Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Một miếng khi đói bằng 1 gói khi no
Lá lành đùm lá rách
Chết vinh hơn sống nhục
Đã mang tiếng trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Cây ngay ko sợ chết đứng
2
+ Thương yêu chia sẻ giúp đỡ
+ Gặp người nghèo thì nên giúp nếu có thể
+ Không bỏ rơi khj họ đang cần mình
+ Làm những công việc tình nguyện
Bầu ơi thương nấy bí cùng
Tuy rằng khác rống nhưng trung một giàn
Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ
lá lành đùm lá rách
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Thương người như thể thương thân.
hãy chép 1 câu ca dao hoặc tục ngữ nói về lòng yêu thương con người và nêu cách hiểu của em về câu ca dao hoặc tục ngữ đó?
Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.
Hiểu biết bằng bài văn sau:
Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.
Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.
Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...
Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.
Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.
Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.
Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.
Học tốt
HÃY SƯU TẦM NHỮNG CÂU CA DAO, TỤC NGỮ NÓI VỀ ĐỊA PHƯƠNG EM
GIÚP MK NHÉ, NƠI NÀO CŨNG ĐC BN Ạ!!
Ai về Quảng Ngãi mà xem
Bãi tơ vàng óng đồng ken lúa vàng
Xóm thôn sực nức mùi đàng
Nhắp chè Tam Bảo luận bàn văn chương
2 Ai về núi Ấn sông Trà
Có thương cô bậu ghé nhà mà thăm
3 Ai về Quảng Ngãi
Cho tôi gởi ít tiền
Mua giùm miếng quế lâu niên
Đem về trị bệnh khỏi phiền bà con
4 Ai đi bờ đắp một mình
Phất phơ chéo áo giống hình vợ tôi
5 Ai về Cổ Lũy cô thôn
Nước sông Trà Khúc sóng dồn lăn tăn
6 Ai về quê ấy Nghĩa An
Ghé thăm phong cảnh chùa Hang, Bàn Cờ
7 Ai về Cà Đó
Chịu khó xách ky
Tay cầm đôi đũa
Lưng đi lòm khòm
8 Ai về Long Phụng thì về
Có sông tắm mát giếng kề một bên
9 Ai về Cổ lũy, xóm câu
Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng
10 Ai về Quảng Ngãi, Ba Tơ
Rừng thiêng nhớ buổi dựng cờ đánh Tây
11 Ai về Sơn Tịnh quê ta
Đừng quên chiến thắng Ba Gia lẫy lừng
12 Ai kêu ai hú bên sông
Tui đang vá áo cho chồng tui đây
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ gánh dây đi trồng
Đạp xe lấy nước tràn đồng
Lập lăng thờ mẹ ẳm bồng em xưa
13 Ai đi trên đập một mình
Phất phơ chéo áo giống hình phu quân
14 Ai về An Đại nhắn lại vài lời
Duyên nợ tại trời, bớt nhớ bớt thương
Giục mã đơn đường, dứt tình đi sợ tội
Tiếc công anh lặn lội nhiều ngày
Bảng có treo mược bảng, thơ có bày mược thơ
15 Ai đem con én qua sông
Cho nên con én ngồi buồn rỉa lông
Chim khôn quen lấy cái lồng
Cá khôn quen dịch vợ chồng quen hơi
Cá về biển Bắc nghỉ ngơi
Chim dựa gầm trời ngày tháng đinh ninh
Cách xa nhắn một chữ tình
Cảm thương cho bạn một mình bạn ơi
16 Ai về nhắn với nậu nguồn
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên
17 Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu
18 Anh ra đi lính cho làng
Nước mắt ròng ròng nhớ mẹ nhớ cha
Cực vì ông nớ trong tòa
Sức anh đi lính vậy mà phải đi
Ra đi tới rặng Trà Mi
Thấy kẻ thăm con người thăm cháu thiếp đi thăm chàng
Đi ra vừa tới ngoài Hàn
Thấy lính đi tập dư ngàn dư trăm
Thiếp thương chàng mới ghé qua thăm
Chàng qua nước bển biết mấy mươi năm chàng về
Thôi thôi em trở lộn về
Nuôi cha với mẹ trọn bề hiếu trung
19 Anh thương em đừng cho ai biết
Đừng cho ai biểu, đừng cho ai bày
Thâm thâm dìu dịu mỗi ngày mỗi thương
Nước mía trong nấu lọc thành đường
Anh thương em thì anh biết chớ thói thường biết đâu
20 Anh thương em đừng cho ai biết, đừng cho ai hay
Đừng cho ai biểu, đừng cho ai bày
Thâm thâm dìu dịu mỗi ngày mỗi thương
Nước dưới sông ai sá dễ đong lường
Bạn có thương ta bạn biết chớ thói thường có biết đâu
21 Anh sảy thì em lại cào
Lúa bắp mới đặng đầy bồ, đầy chum
22 Anh đi bỏ võng ai nằm
Bỏ dâu ai hái, bỏ tằm ai nuôi
23 Anh muốn chơi đờn bản năm dây
Nhà em cũng có năm cây đờn cò
Đờn kêu tiếng nhỏ tiếng to
Đờn bài Lưu thủy xang hò thì xang
Đờn kêu tích tịch tình tang
Đờn kêu cho thấu tai chàng chàng ơi
Đêm năm canh lặng gió thanh trời
Đó anh khoan giấc ngủ đặng nghe lời em phân
24 Anh ra đi đi lính cho làng
Thượng văn hạ võ làm quan triều đình
Ra đi có tướng có binh
Lên lưng con tuấn mã ra kinh một hồi
Phò vua một dạ trên ngôi
Em tưởng anh có ngãi em ngồi em trông
Hay đâu anh bạc ngãi vong ân
Liệng ra biển Bắc trôi lần biển Đông
Bấy lâu tưởng ngãi vợ chồng
Hay đâu tác nước biển Đông một mình
25 Anh về trồng trúc ngay hàng
Trồng tre ra trái đây nàng theo không
26 Anh thương em xách rượu qua cầu
Đứt dây rượu đổ
Trầu sổ trầu trôi
Cái lá trôi xuống
Cái cuống trôi lên
Làm người chẳng sự sao nên
Anh thương em đỡ đỡ thương bền đặng lâu
27 Anh nói với em không thiệt không thà
Đùng đình ra trái nửa già nửa non
Anh nói với em anh chưa vợ chưa con
Con đâu mà khóc đầu non tè tè
Thôi thôi anh trở lộn về
Trước nuôi cha mẹ sau trọn bề gia phong
28 Anh thương em thì đừng có luân con mắt, đừng có quẹt ngón
tay
Người ta đông như hội cứ thẳng ngay mà nhìn
Miếng trầu miếng thuốc em không xin
Thuốc anh anh hút đừng đưa, đừng mời
Miệng thế gian họ đồn thổi anh ơi
Cứ giả lơ làm lảng như hồi chưa quen
29 Anh ơi giữ đạo tam cang
Dù sanh dù tử cũng giữ cho toàn trước sau
Anh ơi đừng có ham giàu
Tỉ như con chim kêu núi Bắc, con cá sầu biển Đông
Có duyên thì vợ thì chồng
Không duyên ở vậy lập vườn hồng trồng hoa
Hỡi người bạn cũ gần xa
Ham nơi phú quý bỏ nghĩa ta sao đành
30 Anh gặp em đây như vợ gặp chồng
Thác như đòn gánh gãy giữa đồng gặp tre
Anh gặp em đây như chén gặp ve
Thác như bình tích gặp chè Ô Long
31 Anh đi đâu bỏ quạt lăn châu
Bỏ thương bỏ nhớ bỏ sầu lại đây
Anh đi đâu bỏ cửa bỏ nhà
Bỏ ba cây kiểng cho gà nó bươi
32 Anh có vợ trước anh có con trước
Em lấy chồng sau em có con sau
Lúa đen trổ trước phơi màu
Trì trì trổ muộn hai màu giống nhau
33 Anh với em như quế với gừng
Dẫu xa nhân nghĩa xin đừng tiếng chi
Anh về cuốc đất trồng cau
Cho em trồng ké giây trầu một bên
Bao giờ trầu nọ lớn lên
Cau kia có trái thì nên vợ chồng
34 Anh chẻ tre bện sáo ngăn sông
Kịp khi đó vợ đây chồng kết đôi
Anh chẻ tre bện sáo cho dày
Ngăn sông Trà Khúc chờ ngày gặp em
35 Anh thương em anh để đó đã
Chèo ghe ra giã mua bộ chén chung
Chén lớn sơn đỏ, chén nhỏ sơn vàng
Rượu lưu ly chiết để hai hàng
Cha với mẹ nhận lễ, thiếp với chàng gầy duyên
36 Anh có thương em thì anh để đó đã
Đi lên chợ giã mua bộ chén chung
Chén lớn sơn đỏ, chén nhỏ bịt vàng
Rượu lưu ly thiếp để hai hàng
Cha với mẹ uống trước thiếp với chàng uống sau
37 Anh thương em không lẽ anh thương thầm
Thương thì rượu quế trầu mâm tới nhà
38 Anh về mỗi bước mỗi biên
Bước bao nhiêu bước dạ anh phiền bấy nhiêu
39 Anh về dưới nớ em ở lại trên ni
Dặn em hai chữ nhớ ghi vào lòng
Thương nhau nước đục cũng trong
Ghét nhau nước chảy giữa dòng cũng dơ
Mực sa xuống giấy thành thơ
Đừng nghi mà tội đừng ngờ mà oan
Kề tai nghe tiếng anh than
Trước sao sau vậy giữ đàng thủy chung
40 Anh về bán ruộng cây da
Bán đôi trâu già mới cưới đặng em
41 Anh về bán cái nồi rang
Bán đôi đũa bếp cưới nàng còn dư
42 Anh về tìm vảy con cá trê
Tìm gan con tôm sú tìm mề con lươn
Bao giờ bún nọ có xương
Dây tơ hồng có rễ thiếp mới thương đặng chàng
43 Anh đi đường ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
44 Anh đi ba bữa anh về
Rừng sâu nước độc chớ hề ở lâu
45 Anh đi em mới trồng hoa
Anh về hoa nở được ba trăm nhành
Một nhành là chín búp xanh
Bán ba đồng một để dành một nơi
Tiếng anh ăn học một đời
Cậy anh tính thử vốn lời bao nhiêu
46 Anh có vợ trước lâm đàng cực khổ
Em có chồng sau đặng chữ thanh nhàn
Ra đi cáng võng nghinh ngang
Nghiêng mình xuống cáng chào chàng, cảm ơn
Con chim huỳnh nó đậu cành sơn
Ở sao cho trọn nghĩa thì hơn bạc vàng
47 Anh có vợ trước lâm đàng cực khổ
Em có chồng sau đặng chỗ giàu sang
Ra đi quân lính hai hàng
Nghiêng mình xuống võng chào chàng buổi xưa
Chào rồi thiếp đón chàng đưa
Đây em đà trọn nghĩa sao anh chưa trọn tình
48 Anh trách con chim bạc con chim không bạc
Lồng kia rách nát lưới nọ rã rời
Lồng treo một nơi sào dựng một ngả
Con chim chết trong lòng bụng dạ thảo ngay
49 Anh gặp em đây con bóng vừa trưa
Nghĩa đà hết nghĩa tình chưa phỉ tình
50 Anh xách bầu rượu tới đó
Thôi anh chịu khó xách về
Giàu nghèo em chẳng dám chê
Để em nuôi từ mẫu cho trọn bề hiếu trung
51 Anh đi lên
Em gởi thơ lên
Anh đi xuống
Em gởi thơ xuống
Đương ăn đương uống
Ngừng đũa coi thơ
Coi được nửa tờ
Ruông ruống nước mắt
Thiếp Bắc chàng Nam
Em cam bụng chịu
52 Anh đưa em về từ thuở mười ba
Công việc cửa nhà giao hết cho em
Bây giờ tuổi tác hom hem
Anh đi theo nẫu tòm ten sao đành
53 Anh đốn thì anh lấy
Máu ai thâm thịt nấy, tội gì em lo
Hổ phụ sinh hổ tử
Long mẫu xuất long nhi
Qua với em rủi có điều chi
Chín trăng anh không bỏ nữ nhi một mình
54 Anh thương em anh mới đi đêm
Té xuống bờ ruộng đất mềm không đau
Cảm thương chỗ đất không đau
Anh về bữa trước bữa sau em xa rồi
55 Anh với em cùng ở một làng
Bởi anh chậm bước nên đôi đàng cách xa
Bây giờ trách mẹ hờn cha
Trách trong căn số sinh ra lỗi giờ
Trách cùng bà Nguyệt ông Tơ
Xe Nam xe Bắc sao hai đứa mình không xe
56 Anh biểu em về dọn dẹp trong nhà
Mượn gấm cùng phản lót ra ba bốn từng
Họ hàng anh không để đi chưn
Đi xe cùng kiệu, trắp bưng không thiếu gì
Em ơi em chớ có đòi chi
Để qua về qua định liệu qua đi cho nàng
Qua đi cho em một quả hột xoàng
Cây trâm hột ngọc dây loan đủ rồi
Kiềng đồng, kiềng bạc, cà rá đủ đôi
Bông tai vàng nở, lược đồi mồi huyên thiên
Ăn rồi các họ đi liền
Những ngựa cùng ché theo liền một trăm
No nê hể hả thì nằm
Kẻ nằm lên võng người nằm kiệu mây
Bà con cô bác sum vầy
Xôm xôm bước tới đà đầy chật sân
Sui gia đây đó xa gần
Kẻ thời cột ngựa, người lần hiên mai
Thầy hương, bá hộ, tú tài
Thầy chánh, thầy phó, thầy cai những là
Một trăm hai họ đàn bà
Bà chánh, bà phó, bà già bước vô
Những còn ông chú, bà cô
Ông cậu, bà bác lô nhô hai hàng
Lẽ gì em lên em chào hết các quan
Em chào luôn tiếng nữa họ hàng bên qua
Lẽ gì trầu rượu em bưng ra
Trước em chào hai họ, sau em ra em nhận vàng
Hai bên xứng mặt giàu sang
Cha với mẹ đứng đó thiếp với chàng hòa duyên
57 Anh với em gá nghĩa tam tùng
Lạy cha cùng mẹ định dùm con thơ
Mau mau trời đã đến giờ
Những xe cùng ngựa đứng chờ ngoài sân
Cuối đầu mà lạy mẫu thân
Bước lên võng lược thẳng đàng theo anh
58 Anh về chẳng biết lấy gì đưa
Bánh trâm, bánh lạc, bánh lá dừa đưa anh
59 Anh đà biết ngõ em chưa
Ngõ em ngõ ngói mà chưa chạm rồng
Hai bên lê với lựu trổ bông
Anh có vợ năm trước em có chồng năm sau
Bây giờ hai đứa bằng nhau
Miễn là có phước chớ trước với sau làm gì
60 Anh đừng ham đờn bản năm giây
Nhà em cũng có năm cây đờn cò
Đờn kêu tiếng nhỏ tiếng to
Đờn kêu lưu thủy là hò xừ xang
Đờn kêu cho thấu tai chàng
Chàng ơi bớt ngủ nghe lời em phân
61 Anh về giữ dạ trung trinh
Gửi thư con ngư rước, gửi lời con nhạn đưa
Lời nguyền phơi nắng dầm mưa
Bát nước dư thiếp uống, bát cơm thừa chàng ăn
Em nguyền cùng anh ba bốn con trăng
Anh về giữ dạ đừng có nhíu nhăng nơi nào
62 Anh với em cùng ở một làng
Bởi anh chậm bước nên nàng đi xa
Bây giờ em không trách mẹ hờn cha
Trách rằng căn số sinh ra lỗi giờ
Trách cùng bà Nguyệt ông Tơ
Xui đường cho thiếp, bỏ bơ vơ duyên chàng
63 Anh gặp em đây muốn kết chỉ xe dây
Nhớ lời thề sơn minh hải thệ
Chiếc kim xuyến em còn dành để
Khăn vuông hường anh còn thế lại đây
Chàng thấy đó thì tường tâm sự
Lời giao ước của kia còn giữ
Duyên Châu Trần nghĩa nọ còn ghi
Anh nguyền với em thiên chiếu địa tri
Thôi thì thôi gặp nàng có thuở
Biển dầu cạn lòng Kiều còn nhớ
Non dầu mòn tình Trọng chớ quên
64 Anh về không lẽ em đi theo
Ruột đau từng đoạn bộ lông nheo ướt dầm
Ra đi không phép lẽ em dám cầm
Ra về tới ngõ châu dầm lệ rơi
65 Anh thương em thì đừng có luân con mắt, đừng có bắt cái tay
Người ta đông như hội ngó ngay chứ đừng nhìn
Anh thương em để dạ làm tin
Miếng trầu miếng thuốc giữ gìn anh ăn
Trầu em, em để trong khăn
Thuốc anh, anh hút đừng quăng, đừng dồi
Miệng thế gian quá lắm anh ơi
Chồng em hay đặng, vậy thời em nói sao
66 Anh đi mười một năm Thân
Ở nhà em đợi đã gần ba năm
Dầu mà nơi tử nơi sanh
Thì em cũng đợi nơi anh trở về
Ở nhà không dám ngoa nguê
Áo em năm nút chưa hề hở bâu
69 Anh về sao đặng mà về
Nhân nghĩa lời thề bỏ lại cho ai
Ra về đường liễu dặm mai
Khuyên anh ở lại khéo phai lời nguyền
70 Áo vàng đừng để sứt khuy
Cải lời cha mẹ làm chi tội trời
71 Áo anh cởi mãi không ra
Lời thề năm ấy anh đà bỏ quên
72 Áo thay tay chờ ngày giao bạn
Miệng kêu ới chàng cho xứng trượng phu
Đó bạn hò nhu ta cũng hò nhu
Ai mà hò hoán, hò thù mặc ai
73 Ăn tiêu nhớ tỏi ngậm ngùi
Tay bưng đĩa thịt nhớ mùi nước mắm ngon
Em tưởng anh lòng dạ sắt son
Hay đâu anh có vợ con ở nhà
Anh đến đây cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Kết nghĩa cũng đặng sợ con vợ già nó ghen
74 Ăn tiêu nhớ tỏi ngậm ngùi
Ngồi trong đám hẹ nhớ mùi hành hương
Ăn chanh nhớ tới mùi hường
Bưng chén cơm tấm nhớ dĩa muối gừng còn cay
75 Ăn chanh chép miệng chua chua
Anh đưa em đến chợ Chùa xa xa
Mảng lo cha yếu mẹ già
Đặt lưng xuống đất con nhạn đà trở canh
76 Ân tình chưa đặng bao lâu
Tằm sao nở bỏ nghĩa dâu hỡi tằm
1. Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
2. Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.
Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!
3. Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
4. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
5. Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng,
6. Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
7. Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương.
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
8. Ra đi anh nhớ Nghệ An,
Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam đàn thơm tương.
9. "Yến sào Vinh Sơn
Cửu khổng cửa Ròn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghêu quán Hàn...
Rượu dâu Thuận Lý..."
10. Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
1 KINH MÔN
An Phụ có cái bàn cờ
Trông xuống hạ giới mờ mờ xa xa
Bây giờ kể núi quanh ta
Núi Mông,núi Sấu ,núi Ngà ,núi Châu
Núi Than ,núi Đước một màu
Trông về núi vá củi đâu rậm rừng
Bổn Đản núi Đất , núi Thông
Kìa trông Phương Luật,Cổ Tân,Đông Hà
2 BÌNH GIANG
Em về gánh nước giếng chùa
Vì say cảnh đep nên chưa muốn về
Giếng tròn tròn giữa lang quê
Tình em với giếng chẳng hề phôi phai
Mạch tư lòng đát phun ra
Như dòng sữa mẹ nuôi ta tháng ngày
Truyền răng ở mach giếng này
Có lò Khoa Bảng chỉ đầy không vơi.
Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa tình yêu thương con người và lòng thương hại?
Câu 2: Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về đoàn kết và tương chợ
Câu 3: Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ nói về sự yêu thương giúp đợ lẫn nhau
Giúp mình với đề KT 1 tiết Lý 7
cau 1 Thương hại là khi ta có vẻ thấy người đó rất chán nản,buồn phiền,vì một lý do nào đó , có thể do ta gây ra,nhưng vì ta thấy như vậy và tiến đến với mục đích làm cho người ấy quên đi nỗi buồn thì có thể gọi là thương hại như bạn nghĩ....
Thương yêu thật sự là luôn quan tâm đến cô ấy,dù chỉ là 1 lời nói hỏi thăm sức khỏe,giúp cố ấy vượt qua khó khăn nào đó,luôn an ủi bên cạnh cô ấy bất cứ lúc nào,bạn sẽ không thể để cho cô ấy buồn phiền,lo lắng....Nhưng sự thương yêu vẫn có những yếu tố khác nhau,nếu bạn nghĩ giúp cô ấy là để "kiếm điểm" thì đó không phải là tình yêu thật sự đâu
cau 2 Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao .
Lá lành đùm lá rách .
Máu chảy ruột mềm .
Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ .
Bầu ơi thương lấy bí cùng ,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàng.
Nhiểu điều phủ lấy giá gương ,
Người trong một nước phải thương nhau cùng
cau 3 Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Thương người như thể thương thân.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Nhường cơm sẻ áo.
Lá lành đùm lá rách.
Ca dao tục ngữ nói về yêu thiên nhiên.
Giúp mk nhé , mk cần gấp
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Dù ai buôn bán gần xa,
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
Ơn trời mưa nắng phải thì (thời)
Nơi thì bừa cạn nơi thì (thời) cày sâu
Công ơn (Ra công) chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
Ầm ầm như sét đánh bên tai (ngang tai)
Bồng em đi dạo vườn cà,
Trái non chấm mắm, trái già làm dưa.
Chiều chiều em đứng em trông
Trông non non ngất, trông sông sông dài
Trông mây mây kéo ngang trời
Trông trăng, trăng khuyết, trông người xa
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Đóa.Nguồn:internet :)).Chúc you học tốt :33
giúp mik
Câu 1: Em làm gì để thể hiện tình yêu thương con người. Nêu 2 việc làm cụ thể của em thể hiện lòng yêu thương con người? Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ nói về yêu thương con người.
Câu 2: Em hãy kể một số biểu hiện biết sống giản dị và một số biểu hiện trái ngược với lối sống giản dị.
Câu 3: Em hãy nêu ý nghĩa của sống trung thực.
Câu 4: Tình huống:
Huyền học môn Tiếng Anh rất giỏi. Buổi thi học kì môn này, Huyền làm bài xong sớm và ra khỏi phòng thi trước giờ quy định.
Sớm hôm sau đến lớp, Huyền thấy mấy bạn nhìn mình có vẻ là lạ. Rồi có những tiếng xì xào như cố tình để Huyền nghe thấy:
- Ôi trời! Làm được bài xong nộp ngay lập tức, để bạn bè bơ vơ với bài thi toàn giấy trắng...
- Chắc là sợ nhắc bài cho bạn thì sợ bạn được điểm cao hơn đấy mà.
- Đúng là qua đây mới biết thế nào....
” Ủa ! Chẳng lẽ là các bạn đang nói về mình” – Huyền nghĩ. Thử nhớ lại xem nào, hôm qua, đúng là bài thi khá khó, nhiều bạn trong lớp không làm được nhưng cô giáo trông thi nghiêm quá. Với lại, cả lớp đã giao hẹn với nhau ” Điểm số là quan trọng nhưng cần nhất là phải thi sạch cơ mà”!
Hỏi: : - Em có nhận xét gì về các bạn ở lớp Huyền?
- Nếu em là Huyền trong tình huống đó, em sẽ làm thế nào?
Câu 5: Cho tình huống
Mẹ An làm ở công ty môi trường đô thị, hằng ngày đi thu gom rác thải, làm sạch môi trường. An không dám giới thiệu nghề nghiệp của mẹ cho ai biết và cho rằng công việc của mẹ là thấp hèn. Nhiều lúc An nghĩ sao mẹ không làm một nghề gì đó cao quí để mình không hổ thẹn với bạn bè và không bị tổn thương lòng tự trọng
Câu hỏi:
a. Em có tán thành với suy nghĩ của An không. Vì sao?
b. Nếu là bạn của An , em sẽ góp ý với An như thế nào?
Câu 6: Em hãy cho biết biện pháp "5K" trong phòng chống dịch Covid 19 gồm những biện pháp nào?
Làm giúp mk bài văn này với ạ
đề bài nhân dân ta thường nói có chí thì nên haỹ chứng minh đúng đắn cho câu tục ngữ trên
thank mọi ngưới nhé
Ngày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẻ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phủ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nổ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụn chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui long. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.
Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đạt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự rang buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sang tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quảng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.
Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắc hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.
Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.
tham khảo
Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ "Có chí thì nên" đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.
"Có chí" tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. "Thì nên" là đạt được kết quả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.
Câu tục ngữ trên là một lời khuyên con người cần có ý chí, nghị lực, lòng kiên trì thì làm việc gì cũng thành công. Xưa Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Như vậy, đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tát cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi, đã giành được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến, nhân dân ta thành công.
Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công .
Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng không chỉ trong thời đại ngày xưa mà trong cả thời đại ngày nay. Người không có chí hướng, không có lí tướng, không có lòng kiên trì nhẫn lại luôn thất bại. Đứng trước một bài toán khó mà ta không chịu suy nghĩ thì không thể giải được bài toán đó. Trước một bài văn dài mà nản lòng thì sẽ không bao giờ viết văn hay. Trong cuộc sống nếu gặp khó khăn mà lùi bước thì không thể làm được điều gì Có lòng kiên trì, ý chí luôn đạt được những điều mình mong muốn.Thực tế đã chứng minh không một vĩ nhân nào mà không phải kiên trì học hỏi, khổ công luyện tập. Thành công của họ có được là do họ có tinh thần học hỏi không ngừng, lòng kiên trì bền bỉ. Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn… Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Chẳng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì đã giúp thầy chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú... Nhà đại thi hào người Nga Gơrki đã từng không qua một trường đại học nào, nhưng vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Nhà văn đã từng nói "Dòng sông Vôn ga và thảo nguyên mênh mông chính là trường đại học của tôi" Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu đúng đắn – chưa đủ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.
Trái ngược với người "Có chí thì nên" là kẻ "thấy sóng cả mà ngã tay chèo". Những kẻ ấy thường bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là không làm được và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì không bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên? Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí, lòng kiên trì mà còn là lời động viên chân tình: hãy lạc quan, tin tưởng, kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha, với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Tóm lại, "có chí thì nên", mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như vậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.
Viết 1 câu tục ngữ, thành ngữ nói về: - Tính trung thực , - Sự đoàn kết , Lòng nhân hậu , Lòng tự trọng
giúp mk nha mk cần gấp để ôn tập giữa kì 1 ý mà !!!!!!!!!!!!!!! nhanh lên nhé mk sẽ kết bạn với bạn nào trả lời giúp mk nha kể cả sai và đúng nha thank !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Trung thực: cây ngay ko sợ chết đứng
đoàn kết ; một cây làm chẳng lên non
ba cây chụm lại thành hòn núi cao
nhân hậu;lá lành đùm lá rách
tự trọng; chết vinh còn hơn sống nhục
nhân hậu:một miếng khi đói bằng một miếng khi no
đoàn kết:một con ngựa đau cả bỏ cỏ
Hãy nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau :
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Giúp mk làm tập làm văn bài này đc ko ??? Mai mk nộp r !!! Thank trước mọi người nha !!!!
tình cảm của cha mẹ đồi với con cái luôn là những tình cảm sâu nặng và thiêng liêng nhất của mỗi con người.