Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Chi Lan
Xem chi tiết
l҉o҉n҉g҉ d҉z҉
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền
13 tháng 10 2016 lúc 12:52

- “Khốn nạn… ông giáo ơi! … (yếu tố biểu cảm). Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm (yếu tố kể). Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại (yếu tố kể). Bấy giờ cu cậu mới biết là  cu cậu chết (yếu tố kể)… Này ! Ông giáo ạ ! (yếu tố biểu cảm). Cái giống nó cũng khôn ! (yếu tố biểu cảm). Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó “kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng : “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à ? (yếu tố kể). Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó (yếu tố biểu cảm)’’.  (Nam Cao, Lão Hạc)
 

Ngọc Nguyễn Minh
9 tháng 12 2016 lúc 20:39

+ Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài thở khói…

+ Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc cỏn con ấy.

Các đoạn văn trên có yếu tố miêu tả làm hiện ra trước mắt người đọc cảnh vật, sự việc và có tác động đến những câu văn biểu cảm, làm cho đoạn văn bật ra được ý nghĩa sâu sắc đầy hình tượng.

CHUỐI là nhất
12 tháng 10 2016 lúc 12:48

yếu tố miêu tả là...ko biết!!!???

leuleu

Thuy Nguyen
Xem chi tiết
hieu
Xem chi tiết
Trọng Hùng
4 tháng 11 2021 lúc 8:14

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 6-8 câu về tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán Cậu Vàng trong đó có 1 từ tượng hình 1 từ tượng thanh. Nhanh giúp mình nha

Nguyễn Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Nguyệt nhi
Xem chi tiết
Quỳnh Anh Phạm Vũ
16 tháng 10 2022 lúc 14:03

loading...loading...

Lãnh Hàn Băng Nhi
Xem chi tiết

Bài làm

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

Bài làm

ăm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân. 

Chúc bn học tốt

Xuân Phạm
4 tháng 10 2018 lúc 9:33

Lão Hạc, một người nông dân chất phác, hiền lành. Lão góa vợ và có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho người con trai của mình. Người con trai lão vì thế đã rời bỏ quê hương để đến đồn điền cao su làm ăn kiếm tiền. Lão luôn trăn trở, suy nghĩ về tương lai của đứa con. Lão sống bằng nghề làm vườn, mảnh vườn mà vợ lão đã mất bao công sức để mua về và để lại cho con trai lão. So với những người khác lúc đó, gia cảnh của lão khá đầy đủ, tuy nhiên do ốm yếu hơn hai tháng và cũng vì trận bão mà lão không có việc gì để làm.

Lão có một con chó tên là Vàng - con chó do con trai lão trước khi đi đồn điền cao su đã để lại. Lão vừa coi như con vừa coi như một người thân trong gia đình. Tuy nhiên, vì gia cảnh nghèo khó không nuôi nổi nó nên ông lão đành cắn răng bán con chó đi. Lão đã rất dằn vặt bản thân mình khi mang một "tội lỗi" là đã nỡ tâm "lừa một con chó". Lão đã khóc rất nhiều với ông giáo (người hàng xóm thân thiết của lão). Nhưng cũng kể từ đó, lão sống khép kín, lủi thủi một mình. Rồi một hôm, lão quyết định tìm đến cái chết để được giải thoát sau bao tháng ngày cùng cực, đau khổ.

Và sau khi trao gửi hết tài sản cũng như nhờ vả chuyện ma chay sau này cho ông giáo, Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời bằng một liều bả chó do xin từ Binh Tư. Cái chết của lão đau đớn và dữ dội, gây cho người đọc nhiều sự xúc động, xót xa. Lão chết để bảo toàn lòng tự trọng của mình, không để cho cái đói, cái nghèo dồn vào con đường tha hóa như Binh Tư.

๖Fly༉Donutღღ
Xem chi tiết
minhduc
16 tháng 10 2017 lúc 19:21

Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Miêu tả là dùng ngôn ngữ (hay một phương tiện nghệ thuật khác) làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

   - Biểu cảm là bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống.

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự không hoàn toàn giống với miêu tả trong văn bản miêu tả, biểu cảm trong văn biểu cảm. Có chăng sự giống nhau giữa chúng là cùng làm cho sự vật trở nên rõ ràng, sinh động, có hình dáng, có cảm xúc. Sự khác nhau giữa chúng được thể hiện rõ rang qua mục đích sử dụng:

      + Miêu tả trong văn bản tự sự chỉ là yếu tố phụ giúp văn bản thêm sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc hơn

      + Biểu cảm trong văn bản tự sự là yếu tố giúp cho sự vật, con người trong văn bản tự sự thêm cảm xúc, là phương tiện dẫn dắt câu chuyện.

   - Tóm lại, vì văn bản tự sự là văn kể nên những yếu tố như miêu tả hay biểu cảm chỉ là yếu tố được thêm vào cho câu chuyện kể sinh động, “có hồn” còn mục đích chính của văn bản này là kể chứ không phải miêu tả hay biểu cảm.

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   Để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, người ta căn cứ vào miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào, nó làm cho bài văn tự sự giàu sức truyền cảm ra sao.

Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Đoạn trích trên là một trích đoạn tự sự bởi nó kể lại những sự việc xảy ra trong một đêm ngoài trời, có các nhân vật (chàng chăn cừu và cô gái) cùng người kể chuyện.

   - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:

      + Tả cảnh ngoài trời trong đêm (“...suối reo rõ hơn…cỏ non đang mọc”; “…phía đầm bên kia…”

      + Tả công chúa (“… có một cái gì đó mát rượi… tóc mây gợn sóng”…)

      + Tâm trạng của nhân vật “tôi” (những suy nghĩ và cảm nhận)

   - Các yếu tố miêu tả giúp người đọc dễ dàng hình dung khung cảnh hơn: đó là một đêm ngoài trời với khung cảnh thật đẹp, mọi thứ lung linh và trong trẻo. Các yếu tố biểu cảm thể hiện những suy nghĩ của nhân vật, những cảm xúc nhẹ nhàng, êm dịu. Hai yếu tố trên kết hợp với nhau tạo như tái hiện khung cảnh ngay trước mắt người đọc, giúp những chi tiết đi sâu hơn vào long người.

dotiendung
21 tháng 10 2017 lúc 18:18

I. Ôn tập về miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự 1. Miêu tả là gì? (Dùng ngôn ngữ (hoặc một phương tiện nghệ thuật khác) làm cho người nghe, người đọc, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt). Biểu cảm là gi? (Bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống). 2. Điều gì giúp phân biệt miêu tả trong văn miêu tả, biểu cảm trong văn biểu cảm với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự? (Không phải ở số lượng câu chữ mà là ở mục đích. Chẳng hạn như, miêu tả cho võ, cho hay là mục đích của một bài văn miêu tả. Nhưng trong văn tự sự, thì kể chuyện cho rõ ràng, trôi chảy, hấp dẫn mới là mục đích. Miêu tả chỉ là phương tiện giúp cho việc tự sự được cụ thể, sinh động, lí thú hơn. Cũng có thể nói tương tự như vậy về biểu cảm). 3. Đâu là căn cứ đánh giá thành công, của việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự? (Ở chỗ miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào). 4. Phần văn bản tự sự đã sử dụng yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm thành công ở mức độ nào? II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 1. Các khái niệm quan sát, liên tưởng, tưởng tượng bằng cách thảo luận về điền các từ thích hợp vào chỗ trống (điễn từ quan sát vào điểm (b); từ liên tưởng vào điểm (a); từ tưởng tượng vào điểm (c). - Vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự bằng cách thảo luận các câu hỏi. - Tìm dẫn chững để chứng minh cho các kết luận về lí thuyết đã đạt được trong điểm (a1) và (a2) nêu ở trên. Chẳng hạn, qua trích đoạn nêu trong SGK, có thể thấy, sẽ không cảm nhận được các hình ảnh, âm thanh rất đặc sắc, thơ mộng ở điểm (a) nếu không quan sát, ở điểm (b) nếu không tưởng tượng và ở điểm (c) nếu không liên tưởng. 2. HS đọc phần Ghi nhớ và lưu ý về sự cần thiết phải quan tâm tới con người và đời sống, phải lưu giữ những ấn tượng và cảm xúc trước con người và đời sống, một điều kiện không thể thiếu để các em có thể làm văn hay và sống đẹp. III. Luyện tập. Câu 1. Câu (b). Cần lưu ý: - Đây là một trích đoạn tự sự, được viết ra với mục đích chủ yếu là kể một chi tiết trong một câu chuyện chứ không phải để miêu tả hay biểu cảm. - Tuy  nhiên, trong trích đoạn lại có nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm; nhờ thế, người đọc cảm thấy như đang tận mắt chứng kiến một bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu vàng trên vùng rừng núi phương Bắc xa xôi và thấy càng thêm yêu thiết tha cuộc đời thơ mộng đến diệu kì này. - Hiệu quả của các yếu tố miêu tả và biểu cảm được tạo nên trước hết và chủ yếu từ tình yêu của nhà văn đối với cuộc sống. Nhưng hiệu quả ấy cũng sẽ không thể có nếu nhà văn không thể hiện được một khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng tinh tế và mới mẻ khác thường. Câu 2. Cần lưu ý. - Không vì cố gắng tập trung miêu tả và biểu cảm mà quên mất nhiệm vụ chính là phải viết một bài văn tự sự theo đề tài đã được nêu trong bài tập. - Đây là một đề tài không xa lạ với cuộc sống của HS, vì thế, cần khai thác vốn sống của bản thân để có thể hình dung thật rõ người và việc mà mình định kể và cảm xúc mà mình cần bộc lộ để bài văn tránh được sự giả tảo, hời hợt, khuôn sáo. Đọc kĩ phần Đọc thêm “Về dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam để học tập cách thức tìm và diễn đạt ý cũng như phát huy khả năng quan sát, liên tưởng và tưởng tượng.