giúp mình nha ,help me viết một bài văn về truyền thuyết mà em đã học,mình đã viết được rồi nhưng mình muốn tham khảo thêm thôi
Có một nhân vật đã rút ra bài học sâu sắc trong đời chính là Dế Mèn
Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng nếu cảm nhận của em về nhân vật này
Các bạn giúp mình đi Mình chỉ tham khảo thôi nhưng mình cần nó gấp
tk
Mỗi người ai cũng có trong mình những kí ức về tuổi thơ tươi đẹp. Với tôi, tuổi thơ là những khi được cùng bạn chạy trên những triền đê, cười thỏa thích mà không vướng bận ddieuf gì, là những quả vải, chùm nhãn cùng bạn bè đi vặt trong vườn nhà. Cũng có những khi, kí ức của tuổi thơ chính là việc mình đã từng vấp ngã nhưng lại có thể tự đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Và có lẽ thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm truyện đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Cuốn truyện đầu tiên mà tôi đọc để rồi cũng là tác phẩm ghi nhớ mãi cho tới tận hôm nay chính là Dế Mèn phiêu lưu kí với nhân vật chính là chú Dế Mèn. Có lẽ, chú cũng chính là hình ảnh của chúng ta khi còn nhỏ. Và khắc sâu trong lòng của tôi nhất chính là đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.Nội dung chính của đoạn văn chính là việc khuyên nhủ chúng ta không nên kiêu căng, tự phụ. Điều đó sẽ khiến cho chúng ta phải hối hận khi đã như vậy. Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sowjxk hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới. Ngày nào cũng vậy, công việc của Mèn chỉ có ăn và chơi. Có lẽ cũng chính bởi lí do như vậy mà chú Dế Mèn càng trở nên nhàm chán và không biết trân trọng những gì mình đang có. Chú muốn làm việc gì đó để thay đổi những tháng ngày nhàm chán này. Với lợi thế to đẹp, chú lại càng ra sức trêu chọc mọi người, khiến cho mọi người ai cũng phải kiêng dè, để ý tới chú. Tất cả những điểm yếu của chúng đều có của tuổi mới lớn: hung hăng, kiêu ngạo, thích làm bộ với người khác. Dế Choắt xuất hiện trong tác phẩm lại ngược lại với Dế mèn. Choắt luôn yếu ớt, xấu xí lại khiêm nhường. Biết những khó khăn của mình, Choắt sang nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà Mèn giúp mìh phòng khi bất trắc. Thế nhưng Mèn không hề chấp nhận mà chỉ quát mắng Dế Choắt mà thôi. Đỉnh điểm của sự viêc là khi Dế Mèn đi trêu chọc chị Cốc. Đó cũng là tính xấu của Mèn khi không có ai răn đe lúc chú làm sai. Chú đọc những câu thơ trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang, thế nhưng điều đó đã làm cho chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ chú Dế Choắt tội nghiệp. Tới khi ra bên ngoài nhìn, chú mới cảm nhận được thế nào là sợ hãi, lo lắng. Lúc này, Dế Mèn cảm thấy vô cùng hối hận. Hình ảnh Dế Choắt nằm thoi thóp ở trên mặt đất mà mọi tội lỗi đều do chính bản thân chú gây ra. Lúc này, tuy Dế Choắt đã tha thứ cho Dế Mèn nhưng không thể nào mà chuộc lại được khi Dế choắt không thể qua khỏi.Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì.
nhớ tick minh nha
viết bài tập làm văn số 2- văn biểu cảm
mình muốn nói về cây dứa. các bn giúp mình với nhé! mk học k giỏi môn này nhưng mình rất muốn bài văn biểu cảm này viết về cây dứa
mong được các bạn giúp đỡ, cảm ơn nhiều lắm
mk muốn tham khảo thôi, các bạn giúp mình viết về cây dứa nhé ( văn biểu cảm ha)
Mấy cậu viết cho mình bài văn này nhé?
'Hãy viết đoạn văn 8 đến 10 câu trình bày quan điểm của em về thông điệp có trong câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Trong đoạn văn có hai câu sử dụng trạng ngữ'\
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao tục ngữ thường được xem như một quyển từ điển, chứa đựng trong đó là vô vàn kiến thức bổ ích về đời sống và những kinh nghiệm sống quý báu mà nhân dân ta đã đổ biết bao xương máu để đúc kết lại. Trong đó, nhớ ơn là một đạo lí được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm để răn dạy chúng ta. Và trong muôn vàn câu ca dao, tục ngữ quý báu ấy có hai câu tục ngữ mang ý nghĩa phải biết ơn cội nguồn và những người đã từng giúp đỡ ta, đó là câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “uống nước nhớ nguồn”. Vậy hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào?
Thật vậy, để dạy bảo cho con cháu dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ông cha ta thường dùng những từ ngữ, hình ảnh giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Ăn ở đây được hiểu là động tác giữa thức ăn vào miệng, nhớ là biết ơn, kẻ trồng cây là người đã trồng ra cây có quả ngọt đó. Nghĩa đen của câu này là chúng ta khi ăn một loạt trái cây ngon ngọt nào đó, ta phải biết ơn người đã gieo trồng tạo ra quả ngọt cho ta thưởng thức. Uống là động tác đưa nước vào miệng, nhớ là biết ơn, nguồn là nơi bắt đầu tạo ra dòng nước mát ngọt. Nghĩa đen của câu này là nước mà chúng ta đang đùng là do nguồn nước tạo ra nên chúng ta phải biết ơn nguồn nước. Suy rộng ra nghĩa bóng ở hai câu tục ngữ này đó là ta phải luôn nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên và những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
Nhớ ơn - có thể nói đó là một đạo lí, truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta gìn giữ từ rất lâu đời và mỗi con người Việt Nam đều phải có. Trong xã hội ngày nay, sự hoà bình của đất nước, sự độc lập, tự do của dân tộc là do công ơn của Người. Bác Hồ kính yêu, vị Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã bôn ba bao nhiêu năm ở nước ngoài để tìm ra con đường giải phóng dân tộc, hết lòng yêu nước, thương dân nên chúng ta phải luôn “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”. Ngoài ra, cha mẹ ta cũng là “nguồn cội”, là đấng sinh thành có công ơn to lớn đối với chúng ta nên bổn phận làm con, chúng ta phải luôn hiếu thảo, kính trọng và luôn khắc cốt ghi tâm công lao trời biển của họ. Bên cạnh đó, ta còn có những người thầy, người cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho mình và truyền những tình cảm thân thiết cho ta như ruột thịt. Và ngày 20/11 là ngày mà chúng ta thể hiện sự tri ân của mình đến họ một cách đầy thân thương nhất mặc dù đó chỉ là một cành hoa hồng, một tấm thiệp bé nhỏ, những chùm hoa điểm mười cũng là một món quà đầy ý nghĩa, chan chứa tình cảm gần gũi, trong sáng nhưng đã thể hiện sự nhớ ơn của ta dành cho quý thầy cô. Trong thơ văn, đạo lí này cũng được toả sáng qua các câu ca dao, tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”... Nhưng trái lại với sự nhớ ơn, ta còn bắt gặp những kẻ sống một cách vô ơn bội nghĩa, phủi đi công lao của những người đã mang đến cho mình sự no ấm, hạnh phúc. Đó thật sự là những con người rất đáng chê trách và lên án. Thể hiện cho sự vô ơn này, ta có thể kể đến những câu như “Qua cầu rút ván”, “Ăn cháo đá bát”, “Có trăng quên đèn”, “Có mới nới cũ”,...
Qua các nguồn dẫn chứng trên cho ta thấy một điều, nhớ ơn là một trong những đạo lí tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta luôn ghi nhớ và làm theo. Riêng bản thân tôi sẽ luôn luôn nhớ ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc ngày trước, Bác Hồ - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thầy cô và cha mẹ của mình, luôn nỗ lực phấn đấu học giỏi, chăm ngoan để không làm phụ lòng mọi người.
Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến.
mình cần gấp các bạn giúp mình nha nhưng đừng có chép mạng nha bạn
Lễ hội Tết Đoan Ngọ tại làng cổ Đường Lâm
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam, được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để mọi người tẩy tế bào, đuổi ma quỷ, và cầu mong sức khỏe, may mắn cho gia đình và cộng đồng. Trong số các lễ hội Tết Đoan Ngọ trên khắp đất nước, tôi đã từng tham dự một lễ hội đặc biệt tại làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.
Đường Lâm là một làng cổ nằm ở vùng ven thành phố Hà Nội, được xây dựng từ thế kỷ 11 và giữ được nhiều di sản văn hóa, kiến trúc cổ xưa. Lễ hội Tết Đoan Ngọ tại Đường Lâm được tổ chức rất trang trọng và đông đảo. Trước khi lễ hội diễn ra, người dân trong làng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ việc trang hoàng nhà cửa, đón khách, đến việc chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh tro, bánh chưng, nem rán, và các loại hoa quả tươi ngon.
Vào ngày lễ, tôi đã được tham gia vào các hoạt động vui chơi, như đua gậy, đánh cầu, kéo co, và chơi những trò chơi dân gian khác. Tất cả đều rất thú vị và hấp dẫn. Sau đó, tôi đã được tham gia vào lễ cúng tế tại đền thờ Thành Hoàng, nơi được xem là linh thiêng nhất trong làng. Lễ cúng tế được diễn ra rất trang trọng, với các nghi thức cầu bình an, cầu phúc, và cầu cho một mùa màng bội thu.
Viết bài văn khoảng 200 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến.
mình cần gấp các bạn giúp mình nha nhưng đừng có chép mạng nha bạn
refer
Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân được diễn ra vào ngày rằm tháng giêng (âm lịch) hằng năm. Hội được tổ chức tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
Thời gian tổ chức là vào rằm tháng giêng. Nguồn gốc là từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa. Những người tham dự được tuyển chọn từ các xóm trong làng, chia thành các nhiều đội. Đây là dịp trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương.
Mở đầu, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân độ quốc. Quá trình thổi cơm bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Tiếng trống hiệu vang lên, bốn thanh niên của bốn đội sẽ leo lên thân cây chuối được bôi mỡ. Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày. Tiêu chí chấm điểm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy.
Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân đến là một nét văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.
Nhà mình có rất nhiều con vật thú nuôi. Mỗi con một vẻ. Hôm nay, cô nói mình tả con vật. Tập làm văn thì mình là trùm nhưng mà... em nào cũng dễ thương. Không lẽ đem một đống con vật đó vào bài văn sao? Cô chỉ cho tả một con thôi mà? Bây giờ đứa nào cũng muốn được tả, bạn giúp mình chọn một số con vật đi. Bạn nào đó giúp mình thêm phần tham khảo nữa thì cám ơn nhiều.(Phần tham khảo làm ơn đừng chép mạng)
Bai tả con mèo này là của em mình học lớp 4 này
Từ nhỏ, em đã có một người bạn rất đáng yêu, luôn thân thiết gần gũi hàng ngày với em. Đó là thằng mèo Béo.
Tính ra thằng Béo đã được gần 8 tuổi. Nó là giống mèo ta nhưng vì được chăm bẵm kĩ lưỡng nên cu cậu lông rất mượt và béo tròn. Vì vậy cu cậu mới có tên là Béo. Béo có mầu lông vằn trắng vàng. Từ cằm trở xuống bụng có 1 dải lông trắng muốt, y như cái yếm, rất đẹp. Đầu nó tròn xoe to bằng cái ấm đất pha trà của ông. Đôi tai hình tam giác lúc nào cũng dựng đứng lên kể cả lúc ngủ. Đặc biệt nhất là trên trán của mèo ta có những vệt lông trắng vàng pha phối thế nào mà lại thành hình chữ M. Mỗi lần nhìn đến chỗ ấy, em cứ hình dung ra thằng Béo bảo với em là " Em là Mèo", ngộ nghĩnh lắm. Thằng Béo có đôi mắt tròn xoe như 2 viên bi ve xanh. Mũi của cu cậu là một dải lông trắng nhô cao hơn so với khuôn mặt, phía cuối là 1 chấm mầu hồng luôn ướt ướt. Bộ ria mới thật oai phong. Em cứ hình dung nó giống ria của con hổ. Ấy thế mà hôm nọ vào bếp ăn vụng thế nào, bị lửa liếm mất một bên ria, thành ra hiện giờ Béo có bộ ria một mất một còn trông rất hài hước.
Hoạt động ưa thích nhất của Béo là ngủ. Nếu được chui vào chăn hoặc ngăn tủ quần áo thì có khi nó ngủ được cả ngày không động đậy. Món ăn ưa thích nhất của cu cậu là gan gà. Mỗi lần thích thú như được ăn ngon hay vuốt ve, Béo thường lim dim mắt rồi gừ gừ những tiếng êm dịu, hứng khởi. Bàn ghế, sách vở của nhà em hầu như chỗ nào cũng có vết móng vuốt của nó. Hình như là để đánh dấu lãnh thổ thì mèo hay cào cào vào thì phải. Mỗi lần em đi đâu về là nó lại phi ra, kịn kịn lưng vào chân em đòi bế bồng. Thế mà lúc nào em gọi nó ra để bế vuốt thì Béo lại lạnh lùng, õng ẹo lảng đi. Ghét thế chứ.
Béo là bạn thân của em. Em rất yêu quý bạn mèo này.
Trong nhà em nuổi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.
Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đên nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một chiếc chuồng trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.
Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg, đối với người trong nhà rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở . Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.
Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Lu Lu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là nó lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng. Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người.
Cả nhà em ai cũng yêu quý Lu Lu. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình
Lớp mình đang bầu chọn lớp trưởng ấy,mình cũng tham gia.Cô giáo yêu cầu là phải thuyết trình online vào cuối tuần này(thuyết trình về lí do muốn làm lớp trưởng ấy,nhưng là tiếng Anh).Mình cũng viết 1 bài rồi,đang định dùng bài ấy thì lại thấy nó cứ sao sao ấy.Lí do mình muốn làm lớp trưởng là vì mình muốn có kinh nghiệm để sau này trở thành 1 nhà lãnh đạo trong một lĩnh vực nào đấy.Mọi người có thể viết cho mình tham khảo 1 đoạn được không?
1 ,viết một bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích đã từng được chăm sóc, hoặc em dã được xem trên tivi mà em thấy thú vị .
2, viết một bài văn tả về người mẹ của em .
viết hộ mình nhé , mình sẽ tham khỏa từng bài một
CHO MÌNH XIN Ý KIẾN CỦA MỌI NGƯỜI VỚI : TRONG BÀI VĂN PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ CỦA MÌNH VỀ MỘT NGƯỜI THÂN( MÌNH CẢM NGHĨ VỀ MẸ) THÌ VIẾT PHẦN KỈ NIỆM THÌ PHẢI VIẾT NHƯ THẾ NÀO CHO HAY, NẾU MÌNH VIẾT VỀ MỘT LẦN MÌNH LẦM SAI ĐÃ LÀM CHO MẸ BUỒN CÓ ĐƯỢC KHÔNG NẾU KHÔNG HAY THÌ CÁC BẠN CHO MÌNH XIN Ý KIẾN LÀ PHẢI VIẾT CÁI GÌ VỚI( NẾU ĐƯỢC THÌ MỌI NGƯỜI VIẾT LUÔN HỘ MÌNH ĐỀ MÌNH THAM KHẢO VỚI MAI MÌNH PHẢI THI RỒI CHO NÊN ĐANG CẦN GẤP)
CHO MÌNH CẢM ƠN TRƯỚC NHA.
bạn cứ bịa ra 1 chuyện j đó ví dụ như đi chơi quên h về, điểm thi tốt, làm vỡ bình mà mẹ thích nhất,..... rồi bạn kể tường tận sự việc đó lý do siễn biến kết quả cứ thế mà lm, có j sai mik xin lỗi
Cứ bây bia ra , cha cần hay cho lắm đâu nha!