giúp mình soạn bài sự việc và nhân vật trong văn tự sự MAU LÊN MAI MÌNH SẼ NỘP BÀI CỰC GẤP DZỒI
soạn giúp mình bài sự việc và nhân vật trong văn tự sự nhé. mình đang cần gấp
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...1. Sự việc trong văn tự sựNói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:(1) Vua Hùng kén rể;(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5) là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.2. Nhân vật trong văn tự sựa) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như Lạc hầu, Mị Nương.c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới- Mị Nương: không- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện bộc lộ rõ qua việc làm, từ việc làm của các nhân vật trên, hãy rút ra nhận xét về vai trò, ý nghĩa của chúng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.Gợi ý: Qua việc làm có thể xác định vai trò chính hay phụ của các nhân vật (xem mục (b) phần (2): nhân vật trong văn tự sự). Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm tuỳ thuộc vào sự thể hiện tư tưởng chủ đề của nó trong tác phẩm ấy. Chẳng hạn: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản tự sự, do vậy, nhất thiết phải chú trọng đến các sự việc do các nhân vật chính làm, hoặc liên quan trực tiếp đến các nhân vật này. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính có thể dựa vào 7 sự việc đã nêu ở phần trước, diễn đạt bằng lời văn của mình.c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian. Trong các tên gọi Vua Hùng kén rể; Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh; Bài ca chiến công của Sơn Tinh; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thì tên gọi thứ tư là hợp lí nhất. Gọi là Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.Gợi ý: Cho nhan đề tức là ta đã biết định hướng về chủ đề của câu chuyện mà ta sắp kể. Với bất kì câu chuyện với nhan đề gì, theo chủ đề nào thì trước khi kể nhất thiết cũng phải chuẩn bị theo các thao tác như sau:- Tưởng tượng ra sự việc chính sẽ kể;- Diễn biến chính của câu chuyện dự định kể ra sao (khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc);- Nhân vật của câu chuyện là ai (tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm,...): nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có).- Câu chuyện mà mình sắp kể nhằm mục đích gì? Kể để thể hiện nội dung tư tưởng gì? Hướng tới ý nghĩa nào?SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v... 1. Sự việc trong văn tự sự Nói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể. a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: (1) Vua Hùng kén rể; (2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn; (3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể; (4) Sơn Tinh đến trước, được vợ; (5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh; (6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về; (7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua. - Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao? - Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao? - Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng? Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp. Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước. Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5) là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc. b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: - Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu - Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển - Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám - Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. - Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương. - Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh. Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện. c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. 2. Nhân vật trong văn tự sự a) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu. b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như Lạc hầu, Mị Nương. c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,... Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm: - Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới - Mị Nương: không - Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh. - Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù. a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện bộc lộ rõ qua việc làm, từ việc làm của các nhân vật trên, hãy rút ra nhận xét về vai trò, ý nghĩa của chúng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Gợi ý: Qua việc làm có thể xác định vai trò chính hay phụ của các nhân vật (xem mục (b) phần (2): nhân vật trong văn tự sự). Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm tuỳ thuộc vào sự thể hiện tư tưởng chủ đề của nó trong tác phẩm ấy. Chẳng hạn: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh. b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản tự sự, do vậy, nhất thiết phải chú trọng đến các sự việc do các nhân vật chính làm, hoặc liên quan trực tiếp đến các nhân vật này. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính có thể dựa vào 7 sự việc đã nêu ở phần trước, diễn đạt bằng lời văn của mình. c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian. Trong các tên gọi Vua Hùng kén rể; Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh; Bài ca chiến công của Sơn Tinh; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thì tên gọi thứ tư là hợp lí nhất. Gọi là Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. 2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Gợi ý: Cho nhan đề tức là ta đã biết định hướng về chủ đề của câu chuyện mà ta sắp kể. Với bất kì câu chuyện với nhan đề gì, theo chủ đề nào thì trước khi kể nhất thiết cũng phải chuẩn bị theo các thao tác như sau: - Tưởng tượng ra sự việc chính sẽ kể; - Diễn biến chính của câu chuyện dự định kể ra sao (khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc); - Nhân vật của câu chuyện là ai (tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm,...): nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có). - Câu chuyện mà mình sắp kể nhằm mục đích gì? Kể để thể hiện nội dung tư tưởng gì? Hướng tới ý nghĩa nào?
Có ai học lớp 6 soạn cho mình bài Sự Việc Và Nhân Vật Trong Văn Tự Sự .
Bạn ấn vào phần soạn của hoc24 nhé
Hướng dẫn soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự | Học trực tuyến
Các bạn soạn hộ mình bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự với
trang 37 sách ngữ văn lớp 6
CÁC BẠN GIÚP MÌNH LÀM BÀI 4,5,6 BÀI "SỰ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN" VÀ SOẠN BÀI "CUỘC CHIA CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ"
TRONG NGỮ VĂN 7 NHÉ. NGÀY MAI MÌNH PHẢI NỘP RỒI
CÁC BẠN ĐỪNG VIẾT TẮT HAY VIẾT KO DẤU NHÉ
nêu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
ai nhanh mk tich nhé
mau lên gấp lắm
1. Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể về thời gian, địa điểm, nhân vật, có nguyên nhân – diễn biến – kết quả và được sắp xếp theo một trật tự nhằm thể hiện được ý định của người kể.
2. Nhân vật trong văn tự sự là người làm ra sự việc đồng thời là người được thể hiện và nói tới trong văn bản. Nhân vật được thể hiện thông qua các phương diện: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…
Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể,sự việc xảy ra trong thời gian cụ thể, sự việc do nhân vật cụ thể thực hiện,có nguyên nhân,diễn biến,kết quả.Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp một cách trật tự sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt
nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc,có 2 loại nhân vật là nhân vật chính và nhan vật phụ.Nhân vật chính là kẻ tạo lên các sự việc trong văn tự sự,nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
Em hãy nêu các nhân vật trong văn tự xự.
Em hiểu gì về các sự việc trong văn tự sự.
Giúp mình với mai mình kiểm tra Ngữ Văn 15 phút!
thứ nhất :sai chính tả tự sự ko phải tự xự
thứ 2 nhân vật trong văn tự sự?ko có phạm vi để khoanh vùng => ko làm đc
thứ3 sự việc trong văn tự sự ? ok nhé
Sáu yếu tố cụ thể cần thiết của văn tự sự
- Ai làm? (nhân vật):
- Xảy ra ở đâu?:
- Xảy ra lúc nào
- Nguyên nhân:
- Diễn biến:
- Kết quả:
nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và được thể hiện trong văn bản. nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện trong văn bản. Nhân vât phụ giúp nhân vật chính hoạt động.
sự việc trnog văn tự sự được trình bày 1 cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian , địa điểm cụ thể , do nhân vật thực hiện , có nguyên nhân , diễn biến , kết quả .....
+ mai mình cũng kiểm tra Ngữ Văn 15 phút.
CÁC BẠN GIÚP MÌNH LÀM BÀI 4,5,6 BÀI "SỰ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN" VÀ SOẠN BÀI "CUỘC CHIA CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ"
TRONG NGỮ VĂN 7 NHÉ. NGÀY MAI MÌNH PHẢI NỘP RỒI
CÁC BẠN ĐỪNG VIẾT TẮT HAY VIẾT KO DẤU NHÉ
Viết đoạn văn từ 3- 5 câu về 1 bài học em tự rút ra trong cuộc sống của bản thân từ 1 sự việc đã xảy ra của chính mình (sự việc/ câu chuyện đó là gì, từ bài học nào mà em rút ra được)
Giúp mik nha, mik sẽ cho những người giúp mik 1 điểm sp. Cầu xin luôn đó tối mai phải nộp rồi ^^
Đức tính tốt đẹp của mỗi con người luôn được đề cao trong mọi giai đoạn phát triển, từ thời xa xưa, các giá trị tốt đẹp đã không ngừng phát huy và xây dựng nó đến ngày nay. Và tính tự chủ ngày càng được xã hội đòi hỏi cao trong đức tính tốt của mỗi người. Để hiểu rõ vấn đề về tự chủ, chúng ta cần hiểu được khái niệm tự chủ là gì? Tự chủ là làm chủ bản thân, được hiểu cụ thể “tự” nghĩa là tự mình làm điều gì, tự mình suy nghĩ, tự mình đưa quan điểm ở đây nói cách khác bản thân là yếu tố tự tác động tới mọi vấn đề còn “chủ” ở đây hiểu là chủ quyển, dân chủ. Nói tóm lại tự chủ là khả năng tự bản thân mình đưa ra quyết định sáng suốt, không bị ép buộc, tự chủ trong lời nói, suy nghĩ, tình cảm, tự chủ với hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh. Tự chủ thể hiện khái niệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống và trách nhiệm của bản thân trong việc tự chủ mọi tình huống phải được nâng cao. Tự chủ là đức tính tốt cần phải rèn luyện trong quá trình hoàn thiện bản thân khi các bạn còn đang học tập trên ghế nhà trường. Ý thức được sự cần thiết của đức tính tự chủ trong việc rèn luyện đức tính của con người mà các bạn trẻ có ý thức hơn trong việc nhận thức cũng như nhìn nhận mọi vấn đề một cách tốt nhất. Những bạn có tính tự chủ cao mang lại nhiều lợi ích cho chính bản thân và xã hội. Khi có tính tự chủ, các bạn sẽ có ý thức cao trong công việc hay trong học tập, tự ý giác trong quá trình thực hiện công việc, tự chủ trong hành động của bản thân các bạn sẽ biết được bản thân làm những gì trong thời gian như nào và có thể đánh giá được chính năng lực của bản thân khi đạt được kết quả. Và sự hoàn thành công việc được thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Ngày hôm nay, em có dịp về thăm trường cũ. Trường vẫn như xưa, đến cả hàng cây xanh cũng không có gì thay đổi. Nhìn khung cảnh đó, những kỉ niệm ngày xưa lại ùa về. Đặc biệt, chính là kỉ niệm một lần em trốn học thể dục.
Hôm đó là một ngày mùa hè nóng bức, chúng em học thể dục ở trên sân. Và tất nhiên, em và các bạn ai cũng cảm thấy khó chịu. Như thường lệ, sau khi tập hợp điểm danh xong, thầy sẽ cho cả lớp tự khởi động rồi đi lấy dụng cụ thể dục, và phải mười lăm phút sau thầy mới quay lại. Thế nên, ngay khi bóng thầy đi xa, em liền dừng tập, chạy vào bóng râm phía sau sân trường ngồi chơi. Vừa ngồi hóng mát, em vừa yên chí rằng chắc chắn sẽ trở lại kịp khi thầy vừa trở về. Bởi như mọi hôm, khi nào thầy gần trở lại, lớp trưởng sẽ yêu cầu cả lớp đứng lại thành các hàng ngang. Đó như là một tín hiệu để em trở về hàng ngũ.
Tuy nhiên hôm đó, khi em đang say sưa nằm trong gió mát thì chợt cảm thấy có gì đó thật kì lạ. Đã khá lâu rồi, nhưng chưa nghe thấy hiệu lệnh tập hợp của lớp trưởng. Chẳng lẽ thầy lại đi lâu đến như vậy. Hơn nữa, tiếng hô, tiếng chạy ồn ã của cả lớp cũng im bặt, không gian yên tĩnh đến lạ lùng. Cảm giác khó hiểu, em vội rời khỏi bóng râm, chạy vòng về sân thể dục. Đến lúc đó, em nhận ra rằng, mình đã bị thầy phát hiện trốn phần khởi động rồi. Thì ra hôm nay, thầy để quên chìa khóa phòng dụng cụ trong cặp nên quay lại lấy. Khi trở về, vừa liếc qua thầy liền nhận ra thiếu mất năm bạn so với lúc điểm danh nên thầy đứng lại chờ đợi. Bốn bạn kia trở về rất nhanh và xin lỗi thầy, riêng em thì đến lúc này mới xuất hiện. Nhìn ánh mắt nghiêm nghị của thầy, em hèn nhát mà cúi gằm mặt xuống đất, lí nhí trong miệng “Em xin lỗi thầy”. Thế nhưng, thầy chẳng hề trả lời mà lướt qua em ra hiệu cho cả lớp tập hợp lại rồi bắt đầu tiết học như thường lệ. Tuy ngạc nhiên nhưng cả lớp vẫn hoạt động theo hướng dẫn của thầy. Chỉ riêng em đứng ở góc sân bóng lẻ loi như người bị thừa ra. Đứng im lặng nhìn các bạn tập ở trong sân. Lần đầu em nhận ra tiết học thể dục kia thì ra không chỉ có mệt mỏi và nóng bức, mà còn rất thú vị nữa. Và việc đứng trong bóng râm một mình lúc các bạn đang học như em luôn khát khao thì ra cũng là một cách tra tấn. Nó khiến em khó chịu và bứt rứt. Mấy lần em lên tiếng xin thầy vào lớp, nhưng thầy không trả lời, giả vờ như không nghe thấy. Suốt bốn mươi lăm phút thể dục hôm đó, em cảm giác dường như đã mấy thế kì trôi qua vậy. Cuối cùng, đến hết giờ, thầy giáo mới tiến về phía em, và nói:
- Em đã nhận ra lỗi sai của mình chưa?
- Em nhận ra rồi ạ. Em xin lỗi thầy, từ nay về sau em sẽ không bao giờ lười biếng và trốn học nữa. Nên thầy cho em vào học với các bạn thầy nhé? - Em vội vàng trả lời thầy.
Nhìn thái độ hối lỗi của em, cuối cùng trên gương mặt nghiêm nghị của thầy cũng hiện lên một nụ cười dịu dàng. Thầy gật đầu:
- Ừ, tiết sau em hãy vào học cùng các bạn đi!
Câu nói ấy của thầy như một cơn gió mát thổi bay đi những mệt mỏi, muộn phiền trong em nãy giờ. Tiết thể dục sau đó là tiết học hay nhất mà em từng học, và cũng là giở thể dục mà em năng nổ nhất từ trước đến nay. Chính cách xử lí tinh tế của thầy đã khiến em nhận ra được niềm vui của việc học tập cùng bạn bè. Giúp em thay đổi được tính xấu trốn học.
Từ đó đến nay đã hơn hai năm trôi qua, nhưng sự việc lần đó em vẫn còn nhớ rõ. Bởi tuy là một kỉ niệm chẳng vui vẻ gì, lại còn là về thói xấu của bản thân, nhưng nó đã thực sự giúp em thay đổi, trở thành một học sinh tốt, được thầy cô, bạn bè yêu quý.
Viết đoạn văn đóng vai nhân vật Thạch Sanh kể lại diễn biến sự việc Thạch Sanh cưới công chúa và lên làm vua.
Giúp mình với, mình cần gấp lắm !!! Huhu, giúp mình nhanh nha!!!! Làm ơn giúp mình với, mình sẽ cho 1 tick !!!!!
Tham Khảo
Tôi là con trai của Ngọc Hoàng. Biết dưới trần gian có hai vợ chồng già tốt bụng mà chưa có con, Ngọc Hoàng liền cho tôi xuống đầu thai để làm con của họ. Khi tôi ra đời, cha tôi lâm bệnh rồi mất.
Khi tôi lớn khôn thì mẹ tôi cũng mất. Tôi sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của tôi chỉ có chiếc rìu của cha tôi để lại. Khi còn sống, cha tôi dùng chiếc búa ấy để chặt củi bán kiếm sống qua ngày. Khi tôi biết dùng búa thì Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua chỗ tôi. Thấy tôi gánh về một gánh củi lớn. Lí Thông lân la gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Lí Thông là anh, còn tôi là em. Tôi từ giã gốc đa, đến sống chung với mẹ con Lí Thông.
Lần nọ, tôi đi kiếm củi về, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lí Thông nói với tôi: “Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về”. Tôi vui lòng nhận lời ngay.
Nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lí Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lí Thông cứ van lạy tôi rối rít.
Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lí Thông nói với tôi: “Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”. Tôi tin ngay và trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi.
Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì trông thấy một con đại bàng quắp một người con gái. Tôi liền lấy cung tên vàng ra bắn con đại bàng. Mũi tên trúng vào cánh làm nó bị thương. Nhưng nó vẫn cố bay về hang trong núi. Theo vết máu, tôi tìm được chỗ ở của con đại bàng.
Nghe có lễ hội đông vui, tôi liền tìm đến xem. Nào ngờ, tôi gặp anh Lí Thông. Anh ấy đã kể cho tôi nghe việc tìm công chúa. Tôi thật thà kể cho anh nghe về việc tôi bắn đại bàng và biết được chỗ ở của nó. Anh Lí Thông liền nhờ tôi dẫn đến chỗ đại bàng.
Tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Quân sĩ lấy dây buộc ngang lưng tôi rồi dòng xuống hang. Xuống tới đáy hang, tôi thấy đại bàng hiện nguyên hình là một con yêu tinh ở trên núi. Tuy bị thương nặng nhưng con quái vật vẫn rất hung dữ. Nó giơ vuốt và lao vào tôi. Tôi dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt nó. Tôi chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đầu con quái vật. Tôi lấy dây buộc ngang người công chúa và ra hiệu cho quân sĩ của Lí Thông kéo lên.
Tôi chờ quân sĩ thả dây xuống kéo tôi lên, nào ngờ cửa hang đã bị lấp lại. Lúc đó, tôi mới biết là Lí Thông hại tôi. Tôi cố tìm lối lên. Đi đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên vàng bắn tan cũi sắt và cứu chàng ra. Chàng trai cho biết mình là thái tử con vua Thủy Tề.
Thái tử thoát nạn, cám ơn tôi và mời tôi xuống thủy phủ chơi. Vua Thủy Tề vui mừng được gặp lại con. Biết tôi là người cứu con trai mình, vua Thủy Tề cảm ơn tôi và biếu tôi rất nhiều vàng bạc châu báu. Tôi không lấy vàng bạc châu báu mà chỉ xin một cây đàn, rồi tôi trở về gốc đa.
Một hôm, tôi bị quân lính của nhà vua tới và bắt giam tôi vào ngục. Lúc đó, tôi mới biết của cải của nhà vua bị mất trộm và được giấu ở gốc đa nơi tôi ở. Trong ngục tối, tôi đem đàn vua Thủy Tề cho ra gảy. Không ngờ tiếng đàn của tôi vẳng đến hoàng cung. Nàng công chúa được tôi cứu đòi vua cha cho được gặp người đánh đàn. Nhà vua cho đưa tôi đến. Trước mặt mọi người, tôi kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông, đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất.
Cho đến lúc này tôi mới biết chằn tinh không phải vua nuôi mà Lí Thông đã nham hiểm lừa tôi đi chết thay cho hắn. Và lúc này, tôi cũng mới biết, nàng công chúa đã bị câm sau khi được tôi cứu khỏi hang. Nàng chỉ vui cười trở lại khi nghe tiếng đàn của tôi.
Nhà vua cho bắt mẹ con Lí Thông giam lại và giao cho tôi xét xử. Tôi tha cho mẹ con họ nhưng trời chẳng tha. Về đến nửa đường mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung. Tôi được nhà vua gả công chúa cho. Lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì. Hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, họ hội binh lính của mười tám nước sang đánh. Tôi xin nhà vua đừng động binh.
Tôi lấy cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn phân tích điều hơn lẽ thiệt, cái đúng, cái sai. Quân mười tám nước bủn rủn chân tay không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng.
Tôi sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Tôi chỉ cho dọn ra một niêu cơm tí xíu. Cả mấy vạn tướng lính thấy niêu cơm như vậy liền bĩu môi cười. Tôi liền hứa sẽ trọng thưởng cho người ăn hết niêu cơm. Quân mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà niêu cơm không hết. Cơm trong niêu hết thì lại đầy. Tất cả cúi đầu lạy tạ vợ chồng tôi rồi kéo quân về nước.
Vì không có con trai nối ngôi, nhà vua đã nhường ngôi cho tôi. Từ đó, tôi làm một ông vua tốt và dân chúng có cuộc sống no ấm, yên bình.
viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử.
giúp mình làm bài này với trong tối nay