Kể 1 câu chuyện phù hợp với câu nói " Mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui"
Hãy kể 1 câu chuyện phù hợp với câu nói:" Mỗi ngày đến trường là một ngày vui"
Mỗi người sinh ra đều mang một sứ mệnh bên mình, đó là việc rèn luyện và tu dưỡng để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy đến trường học tập và rèn luyện phải chăng đó là niềm vui mà mỗi chúng ta đang được thừa hưởng.
Mỗi chúng ta đều được hưởng quyền lợi như nhau đó là đều được cắp sách tới trường, khi đã đến tuổi được tới trường tới lớp, phải chăng ai cũng mang trong mình một tâm trạng hồi hộp, lo lắng và đan xen vào cảm xúc đó là những niềm vui, sự hạnh phúc vô bờ bến. Đến trường mỗi chúng ta đều được thầy cô dạy dỗ những điều hay lẽ phải, dạy chúng ta cách làm người có ích cho xã hội.
Từ những ngày đầu lững chững bước chân tới lớp, mỗi chúng ta đều phải học qua những bước học tô, viết chữ, rồi thì học toán, học văn… chúng ta được học tập tất cả mọi môn để nâng cao kĩ năng và tầm tư duy của mình. Đến trường không chỉ là nơi để học tập và rèn luyện bản thân, mà nó còn là gia đình thứ hai của tất cả mọi người.
Tới lớp chúng ta được cảm nhận không khí thân thiện, sự hòa nhã từ bạn bè và thầy cô, tất cả đã góp phần làm nên một màu sắc tươi trẻ và niềm hạnh phúc to lớn. Sự hạnh phúc mà chúng ta nhận được đó là tình cảm mà thầy cô và bạn bè dành tặng, tất cả đó đều là những tình cảm rất đáng được trân trọng và giữ gìn.
Tới trường chúng ta được gặp gỡ bạn bè, thầy cô, những người có thể cho chúng ta những kiến thức rất bổ ích. Như dân gian ta đã có câu: “ Học thầy không tày học bạn”, hay “ không thầy đố mày làm nên”. Tất cả những người tồn tại xung quanh chúng ta, đều cho chúng ta rất nhiều điều đó là kinh nghiệm sống, kiến thức, hay cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh.
Trường học là một môi trường thân thiện ở đây, mỗi người đều có thể phát huy được các thế mạnh của mình qua việc học tập, và tu dưỡng đạo đức. Câu nói trên : “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” là một câu đúc kết hoàn toàn đúng đắn, nó tạo động lực cho mỗi chúng ta có thể học hỏi hỏi và trau dồi thêm tri thức cho bản thân, tạo nên nhiều niềm vui, sự hạnh phúc cho chúng ta.
Được cắp sách đến trường là một niềm vinh dự rất lớn, tại sao lại nói như vậy bởi lẽ, mỗi ngày đến trường chúng ta sẽ học hỏi được nhiều kĩ năng từ cuộc sống mà thầy cô đã dạy dỗ cho chúng ta, được trau dồi kiến thức trong sách vở, những kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Được đến trường là sự may mắn bởi trong xã hội vẫn còn rất nhiều người phải đối diện với cái nghèo đói, họ không được cắp sách tới trường, không được học tập mà thay vào đó lại phải bươn trải bên ngoài xã hội để kiếm sống.
Được cắp sách đến trường là một niềm vinh dự rất lớn, tại sao lại nói như vậy bởi lẽ, mỗi ngày đến trường chúng ta sẽ học hỏi được nhiều kĩ năng từ cuộc sống mà thầy cô đã dạy dỗ cho chúng ta, được trau dồi kiến thức trong sách vở, những kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. Được đến trường là sự may mắn bởi trong xã hội vẫn còn rất nhiều người phải đối diện với cái nghèo đói, họ không được cắp sách tới trường, không được học tập mà thay vào đó lại phải bươn trải bên ngoài xã hội để kiếm sống.
Câu trên đã thể hiện một ý nghĩa lớn lao cho tất cả mọi người, nó giúp mỗi chúng ta ý thức được trách nhiệm đối với cuộc sống, trách nhiệm với xã hội. Là một người may mắn trong đất nước được cắp sách tới trường chúng ta cần phải biết trân trọng và giữ gìn những giá trị cốt lõi mà dân tộc đã để lại cho chúng ta. Cuộc sống còn rất nhiều những khó khăn và cả những thử thách, chính vì vậy, chúng ta cần phải xác định được mục tiêu rõ ràng của mình trong xã hội hiện nay. Luôn luôn phải biết trau dồi tri thức, tu dưỡng bản thân để có thể trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Trong cuộc sống có rất nhiều những tấm gương mà chúng ta cần học hỏi, điển hình như thầy Nguyễn Ngọc Ký, người đã bị mất đi tay, nhưng thầy vẫn biết dùng đôi bàn chân của mình để viết chữ, vẫn rèn luyện và cố gắng đến trường từng ngày để có thể dạy dỗ cho các thế hệ học sinh. Một người có ý chí quyết tâm cao, mặc dù không lành lặn như những người bình thường khác, nhưng thầy vẫn luôn quyết tâm rèn luyện bản thân mình. Mỗi ngày đều ra sức rèn luyện để thích nghi hơn với cuộc sống và luôn cố gắng để đạt được những gì tốt nhất cho xã hội này.
Một người khuyết tật nhưng họ vẫn luôn mang trong mình một ngọn lửa tâm hồn rực cháy, nó làm sáng lên niềm tin và sự hạnh phúc lớn lao cho mỗi người. Vậy tại sao những người bình thường lại không làm được những điều đó, họ cũng có chân tay, có đầu óc để suy nghĩ chính vì vậy đến trường là một cơ hội để họ học hỏi và rèn luyện bản thân mình nhiều hơn nữa.
Đến trường không chỉ là trách nhiệm, mà là nghĩa vụ đối với tất cả mọi người, nhưng ở đây sự bắt buộc đó đem lại cho chúng ta rất nhiều điều. Trong cuộc sống nếu mỗi người ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với cuộc sống thì họ sẽ không ngừng học hỏi để rèn luyện thêm bản thân. Sách vở cũng là một kho tàng tri thức vô cùng quý giá chính vì vậy họ có thể trau dồi tri thức của bản thân qua phương tiện này, nhưng đến trường chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều hơn, đó là tất cả những kiến thức thực tế, mà thầy cô đã truyền dạy lại cho chúng ta.
Nhiều người trong xã hội không biết coi trọng quãng thời gian mà họ được cắp sách tới trường, đi tới trường chỉ là điều bắt buộc thì bản thân họ cũng không cảm thấy vui hay hạnh phúc, những người như vậy họ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc được cắp sách tới trường.
Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng và phát huy được tối đa ưu thế của nó, có như vậy chúng ta mới cảm thấy được cuộc sống này thật sự có ý nghĩa và vô cùng hạnh phúc.
''mỗi ngày đến trường là một ngày vui''
sau những tháng ngày nghỉ học ở nhà vì covid, em hãy viết 1 bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
(bài viết sử dụng yếu tố biểu cảm, gạch chân những yêu tố biểu cảm đó)
các bạn giúp mk viết các đề văn này nhé:
tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường
Tả đầm sen trên quê hương em
kể lại 1 câu chuyện của em như câu tục ngữ" Có công mai sắt có ngày nên kim"
có 1 lần nghe được cuộc nói chuyện của quyển vở cũ và vở mới, cuộc nói chuyện này đã nhắc em phải giữ gìn sách vở của mình. Hãy kể lại cuộc nói truyện đó.
Tả đầm sen trên quê hương em
Quê em ở Thái Bình. Mỗi lần dặt chân đến mảnh đất thân yêu này, em không sao quên được cánh đồng lúa chín vàng ươm, vườn nhà bà quanh năm cây sai quả. Nhưng khắc sâu trong tâm trí em hơn cả, lại chính là đầm sen giữa đình. Nó giản dị mà thân quen biết nhường nào.
Đầm sen đẹp lắm! Đẹp không những duyên dáng mà còn hấp dẫn đất trời. Sóng hồ đầm sen quanh năm trong xanh. Bốn mùa đầm sen khoác trên mình bốn bộ áo khác nhau - bốn bộ áo mà thiên nhiên may tặng cho nó.
Tuy bốn mùa như thế, song mỗi mùa đầm sen mang trên mình một nét đẹp mê hồn.
Mùa xuân, khi ngàn hoa đâm chồi nảy lộc thì đầm sen nằm im, trơ ra vài cái củ sen to tướng. Những con én bay qua bay lại, nhiều lúc sà xuống ríu rít. Đầm sen vẫn lặng lẽ ngủ say như giấc ngủ của người già cô đơn.
Nhưng sang hạ, “bà già cô đơn”dường như trở về tuổi thanh xuân mười tám đôi mươi. Đầm sen lúc này nở những nụ be bé, rồi dần dần to lên, để cuối cùng nở bung ra. Nó đã trổ những bông hoa tinh khiết:
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Quả là vậy, bông sen trắng muốt, nổi bật giữa đám lá xanh um trong đầm mới đẹp làm sao! Những bông hoa to nhỏ chen chúc nhau như một gia đình hạnh phúc. Và rồi, hương sen thơm thoang thoảng bắt đầu rón rén bước ra, tung tăng theo gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân lá. Nó cùng hòa vào nắng hè chói chang, múa cùng những tia sáng.
Vậy mà cuộc sống vui tươi của đầm sen đã trôi mau, gửi lại sự tĩnh lặng khi thu về. Chút nhị vàng tươi giờ đã biến thành hạt. Khi những hạt sen to lên, các bác nông dân chỉ việc hái về nấu chè sen hay đem ra chợ bán. Chung quanh, lá sen đã héo xuông. Giờ lá sen không xòe rộng như chiếc ô trong mùa hè nữa. Nó dùng để gói cốm. Cốm gói trong lá sen thì xanh và thơm hơn đấy.
Buồn sao khi đông về! Bây giờ, đầm sen phải cắm rễ xuống, hút những gì tinh túy, màu mỡ của đất mẹ. Nhưng nó cũng không khỏi bồi hồi, xao xuyến cuộc sống khi hè đến. Nó nhớ tiếng các bạn nhỏ cười. Nó nhớ những bông sen giản đơn mà thanh tao. Nó nhớ trời hạ trong sáng. Nó nhớ rất nhiều những tia nắng chan hòa. Song, sự sống là vậy. Lúc này, đầm sen phải chuẩn bị cho một mùa hè sắp đến. Nó phải mang đến những lợi ích vốn có cho đời như: Hoa để trang trí, nhị sen ướp trà mạn, tâm sen làm thuốc an thần.
Em rất yêu quý đầm sen. Mỗi lần về quê, em luôn ra thăm đầm sen. Em coi đầm sen là người bạn nuôi dường tâm hồn em.
Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.
Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.
Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...
Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.
Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.
Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.
Hình ảnh làng quê Việt Nam luôn gắn liền với những cảnh đẹp giản dị, quen thuộc như: cánh đồng làng, con đê xanh ngút tầm mắt…Còn với với em ấn tượng về đầm sen đang mùa nở hoa mãi là hình ảnh đẹp đầy thú vị trong kí ức mộng mơ của tuổi học trò.
Từ xa nhìn lại, đầm sen như một toà lâu đài màu xanh lấm tấm phấn hồng. Hương sen nồng nàn lan toả theo làn gió bay xa thơm ngát một vùng. Trong làn sương sớm mong manh, huyền ảo làm cho cả đầm sen như khoác lên mình tấm áo choàng bằng voan trắng, có đính thêm những hạt kim cương lấp lánh. Mặt trời từ từ nhô lên chiếu nắng xuống cho đầm sen càng thêm lóng lánh. Gió lùa vào đầm sen như bàn tay người mẹ nhẹ nhàng đánh thức đàn con nhỏ bé. Đầm sen như sực tỉnh giấc vẫy những cánh tay mềm mại chào đón ông mặt trời.
Đến bên đầm sen vào mùa hoa nở mới thấy hết vẻ đẹp diệu kì mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Bao quanh đầm sen là bờ cỏ xanh mượt mà, uốn lượn như nét vẽ mềm mại. Mặt đầm phủ kín một màu xanh, lấp ló những đoá sen hồng, sen trắng. không biết sen ở đây được trồng từ bao giờ mà sen cứ mọc chi chít dày đặc không trông thấy mặt nước, từng đoá hồng, đoá trắng thi nhau khoe sắc, toả hương. Sen hồng kiều diễm như đôi má ửng hồng của nàng thiếu nữ. Sen trắng giản dị thanh khiết vươn lên đón ánh bình minh như muốn phô ra tất cả sự trong trắng tinh khiết của mình.
Còn các nụ sen mới đẹp làm sao, từng búp, từng búp tròn lẳn, mũm mĩm tràn trề sức sống, e thẹn núp mình sau những chiếc lá ngắm nhìn những bông hoa mà lòng thầm ngưỡng mộ: Các chị hoa thật lộng lẫy, các chị ấy nở bung những cánh tròn xoe xoe, bao cánh hoa úp vào nhau đều đều, xinh xắn là bầy nhiêu chiếc má xinh xin bầu bĩnh. Mỗi bông hoa là một cô thôn nữ xinh đẹp. Các cô đang cố khoe cái nhị vàng anh ánh toả hương thơm lừng mời gọi bướm ong.
Xung quanh các bông hoa là những chiếc lá mập mạp, cứng cáp vươn cao như người lính gác ngẩng cao đầu hãnh diện vì mình được đứng bên bảo vệ những nàng hoa xinh đẹp. Còn những gương sen nằm nghiêng nghiêng trên cuống như người có tuổi ung dung ngồi trên ghế mỉm cười ngắm nhìn đàn cháu. Hương sen thoang thoảng bay theo chiều gió lúc đậm, lúc nhạt, cáy mùi thơm dìu dịu ấy xua tan cái nóng bức oi ả của mùa hè. Một vài khách du lịch dừng lại bên bờ chụp ảnh.Giữa đầm các cô các chị đang bơi thuyền thúng hái hoa sen nét mặt ánh lên miềm vui sướng. Sen có thể dùng vào nhiều việc, lá sen dùng để gói hàng, hoa sen dùng cắm lọ, ướp trà, hạt sen dùng để nấu chè hay làm mứt đều ngon…
Hoa sen tượng trưng cho cốt cách, tâm hồn người Việt thanh tao mà giản dị. Ngày xưa ông Mạc Đĩnh Chi làm bài phú "Hoa sen giếng ngọc" nên dù dung mạo xấu xí vẫn được vua trọng dụng, quí mến. Ngày nay hoa sen được chọn làm "Quốc hoa" biểu tượng của đất nước bốn mùa xanh tươi hoa lá.
Thiên nhiên thật kì diệu sinh ra một loài hoa tuyệt đẹp như hoa sen. Vẻ đẹp dịu dàng thanh khiết của đầm sen đang mùa hoa nở luôn neo đậu trong trái tim em, dù đi đến bất cứ nơi đâu, được thấy bao nhiêu cảnh lạ thì em cũng không thể quên được vẻ đẹp của đầm sen.
viết 1 bài văn nói về niềm vui của mình khi được đến trường mỗi ngày
Cuộc sống có biết bao điều kì diệu, nó luôn ban tặng cho ta nhiều thú vị, nhiều bất ngờ. Nó cho ta cảm giác bình yên và vui vẻ, mở ra cho ta một thế giới mới để khám phá. Nhưng điều hạnh phúc hơn cả là khi ta được cắp sách đến trường.
Khi còn thơ bé được cha mẹ chăm sóc, nuôi nấng, bế bồng, chiều chuộng, ta thấy thật hạnh phúc. Với ta lúc ấy, gia đình thực sự là thiên đường của hạnh phúc. Lớn hơn chút nữa, nhìn thấy các anh chị cắp sách đến trường với vẻ mật tươi cười, rạng rỡ, ta tò mò tự hỏi còn có nơi nào vui hơn thiên đường ở nhà?
Rồi cũng đến ngày ta hồi hộp được mẹ đeo vào vai chiếc cặp nhỏ xinh, dắt tay tới trường. Bàn chân nhỏ xíu của ta bước qua cánh cổng trường truớc ánh mắt yêu thương, hi vọng của mẹ. Ta đọc được trong ánh mắt ấy lời động viên: “Vững vàng lên con! Tự tin lên con! Một thế giới mới với bao điều kì diệu đang chờ con ở phía trước..
Thật vậy! Trong thế giói ấy, ta được học tập, được thầy cô truyền đạt kiến thức, sẵn sàng chia sẻ tâm sự… Những lời hỏi han dịu dàng, ân cần, mỗi khi ta bị mệt, ốm hay gặp chuyện buồn… đã cho ta thấy thầy cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho ta, là “chuyên gia tâm lý ’ của ta. Và bất chợt, ta nhận ra: hạnh phúc đơn sơ và giản dị vô cùng.
Không những thế, ta còn được vui chơi, được sinh hoạt tập thể, được chia sẻ buồn vui với bạn bè để quên hết những âu lo, mệt mỏi sau những giờ học căng thảng. Một câu chuyện cười của lũ bạn có thể làm cho ta vơi đi nỗi buồn mỗi khi bị điểm kém. Một món quà nhỏ của nhóc nào đó có thể làm cho ngày mồng tám tháng ba của ta hạnh phúc hơn, ý nghĩa hơn. Một thanh sô-cô-la của đứa bạn thân có thể làm cho ta quên đi cảm giác đắng cay khi thất bại. Và từ đó, ta thấy cuộc sống mới hạnh phúc và đáng yêu làm sao!
Tri thức loài người mênh mông như biển cả, mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ bé trong cái đại dương bao la ấy mà thôi. Dẫu chúng ta có miệt mài học tập suốt cả cuộc đời thì cũng chưa bao giờ khám phá hết kho tàng kiến thức của nhân loại. Vì vậy Lê-nin đã khuyên con người nên “Học, học nữa, học mãi”.
Đúng như vậy, con đường học vấn luôn mang đến cho ta nhiều điều bổ ích và lí thú. Ta hãy nghĩ xem tại sao có những người thợ sau một ngày lao động vất vả và mệt nhọc mà vẫn đến trường. Rồi những người lính ở thao trường trở về vẫn miệt mài với những trang sách. Hay thầy Nguyễn Ngọc Ký – người bị liệt cả hai tay vẫn ham học tập, vẫn nuôi ước mơ trở thành một nhà giáo. Sau bao nổ lực khổ luyện viết bằng bàn chân, cuối cùng thầy đã thành công. Được cắp sách đến trường là một niềm hạnh phúc nhưng chưa chắc hanh phúc đó là mãi mãi nếu như chúng ta không hiểu được giá trị của nó.
Hiện nay, một số bạn trong chúng ta vẫn đang mải chìm đắm trong vui chơi, giải trí mà bỏ bê việc học hành. Thử hỏi, tương lai của các bạn ấy sẽ ra sao đây? Câu trả lời thật khó nhưng cũng rất dễ thấy. Thời gian không thể giúp chúng ta quay trở lại để làm lại từ đầu, nhưng thời gian có thể cho ta ý chí và nghị lực, giúp ta nhìn nhận lại mình và tự cố gắng hoàn thiện mình. Nếu kí ức của mỗi chúng ta mà không có mái trường, không được học tập và vui chơi bên bạn bè và thầy cô thân yêu thì thật là đáng tiếc. Cuộc sống sẽ trống trải và vô vị biết bao.
Chúng ta được đi học, được hưởng hạnh phúc, niềm vui. Vì vậy, trách nhiệm của ta là phải giữ gìn và trân trọng niềm hạnh phúc ấy. Bằng cách nào ư? Chỉ cần ta học tập và rèn luyện tốt, phấn đấu trở thành một người có ích thì niém hạnh phúc sẽ mãi là vô biên.
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu
Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.
a. Đoạn văn trên được trích trong văn nào, tác giả là ai?
b. Tìm những từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn trên?
c. Từ “đó” trong cụm từ bằng hành động đó là từ loại gì, thực hiện chức năng cụ thể nào?
d. Em hiểu câu văn Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này như thế nào
Tìm các quan hệ từ trong đoạn dây văn bản công trường mở ra tử vào đêm trước ngày khsi trưởng của con đến trong lòng còn không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ ?
trong các câu sau đây , câu nào đúng , câu nào sai ? đánh dấu x vào ô phù hợp
sach vene nhe cac bn
Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là : của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.
Viết đoạn văn có câu diễn dịch:Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
"Mội ngày đến trường là một ngày vui"- quả đúng là như vậy. Mỗi ngày đến trường ta có thêm một niềm vui nho nhỏ. Ta được nghe những lời giảng ngọt ngào của thầy cô quện vào nắng hạ buổi mơn man vơi đầy. Mỗi ngày đến trường cho ta những tri thức mới, những người bạn bè cùng nô đùa dưới gốc Bằng mội giờ ra chơi nhộn nhịp. Một ngày mới đến trường ta lại cảm thấy gắn bó và yêu thầy cô, bạn bè hơn. Mỗi ngày đến trường cho ta cả tri thức của tương lai.
Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:
- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
- Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.
- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?
b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?
a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:
- Kể nội dung truyện cổ tích
- Lý do An thôi học,
- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…
- Một câu chuyện hay
b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:
+ Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt
+ Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày
- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt
- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.
Đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
1. Nghi ngờ An lấy bút của mình, Hùng đã nói xấu An với các bạn trong lớp. Dù tức giận nhưng An đã kiềm chế, giữa bình tĩnh để nói chuyện với Hùng, lắng nghe Hùng nói và bày tỏ ý kiến của mình. Vài ngày sau, Hùng tìm thấy chiếc bút đó ở nhà, bạn rất hối hận nên đã xin lỗi An. An đã bỏ qua và hai bạn lại chơi vui vẻ với nhau.
2. Hà và Mai chơi thân với nhau. Gần đây, Hà hay trò chuyện với Hiền. Mai cảm thấy như bị bỏ rơi nên không rủ Hà đi học nữa. Hà đã chủ động gặp Mai làm hòa và gắn kết tình bạn của cả ba.
- Các bạn đã làm gì để xử lí bất hòa?
- Nếu không xử lí bất hòa thì điều gì có thể xảy ra?
- Các bạn đã xử lí bất hòa bằng cách:
+ An đã kiềm chế, giữ bình tĩnh để nói chuyện với nhau, lắng nghe Hùng nói và bày tỏ ý kiến của mình
+ Hà chủ động gặp Mai làm hòa và gắn kết tình bạn của cả ba
- Nếu không xử lí bất hòa thì rất dễ xảy ra cãi nhau, mất đi tình bạn đẹp