Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
1. Có một đoạn thơ gồm 8 câu trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mở đầu bằng ngữ “Buồn trông”. a, Chép thuộc lòng đoạn thơ đó. “Buồn trông… ghế ngồi” b, Cách sắp xếp từ ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ có gì đặc biệt. Nêu tác dụng của cách sắp xếp đó. 2. Khi giới thiệu tài năng của Kiều, Nguyễn Du nhấn mạnh tài năng nào? Vì sao? 3. Phân tích ngắn gọn những yếu tố góp phần làm nên thiên tài văn học Nguyễn Du 4. ...Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, T...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Iron- man
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 5 2019 lúc 5:37

- Câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời là câu thơ trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, diễn tả hình ảnh đẹp đẽ về sức sống của mùa xuân. Màu xanh của cỏ non ngút ngàn tới chân trời, mở ra không gian khoáng đạt, giàu sức sống.

- Câu thơ: Buồn trông nội cỏ rầu rầu.

 ●   Nội cỏ “rầu rầu” là hình ảnh “sắc xanh héo úa” mù mịt, nhạt nhòa trải dài từ chân mây tới mặt đất, không còn cái “xanh tận chân trời” như sắc cỏ trong tiết Thanh minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm.

 ●   Màu xanh của sự héo tàn gợi cho Kiều một nỗi nhàm chán ngán, vô vọng vì cuộc sống cô đơn, quạnh quẽ vô vọng vì sống cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày sống vô vị tẻ nhạt không biết kéo tới bao giờ.

Bình luận (0)
hưng XD
Xem chi tiết
ngly
Xem chi tiết
Tùng
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 11 2021 lúc 9:06

Em tham khảo:

Truyện Kiều đã từ mấy trăm năm qua trở thành một phần giá trị tinh thần không thể thiếu được của dân tộc ta. Ở bất kì góc độ nào, đây luôn là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.

Để tạo ra được một kiệt tác như vậy, điều quan trọng nhất mà Nguyễn Du đã thể hiện được là tấm lòng nhân đạo cao cả và tài năng bậc thầy về nghệ thuật. Một trong những phương diện nghệ thuật thể hiện rất rõ tài năng của Nguyễn Du đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” tài năng này được thấy rõ hơn cả, nhất là ở 8 câu thơ cuối được mở ra bằng “buồn trông”.

Không chịu nghe lời Tú Bà vào chốn thanh lâu, Kiều bị bắt giam lỏng ở lầu Ngưng Bích cao, xa xôi, bốn bề đẹp nhưng hoang vắng. Ngày nào nàng cũng đau khổ nhớ về gia đình và người yêu. Trong nỗi niềm đằng đẵng bao ngày, nàng nhìn ra phía xa nơi cửa bể vào lúc chiều hôm và thấy thấp thoáng cánh buồm nơi xa. Trong khói sóng hoàng hôn gợi buồn gợi mê, ai biết con thuyền kia là thực hay là ảo, mọi thứ mờ ảo và xa xôi đến mức chỉ có cánh buồm hiện lên. Ở đó có thể là một con thuyền thực nhưng cũng có thể chỉ là con thuyền trong nỗi mong mỏi giải thoát của Kiều. Nàng đang ước ao, mong chờ một con thuyền từ phương xa có thể tới đây, chở nàng về với gia đình thân yêu. Nhưng rồi càng mong lại càng tủi thân, con thuyền kia chỉ là ảo mộng, mà dù có là thực đi nữa lại khiến cho ai kia càng xót xa khi con thuyền cập bến còn mình vẫn còn chơi vơi. Nàng nhớ nhà, rồi nàng buồn. Từ hình ảnh nơi biển cả mông mênh rộng lớn gợi nỗi cô đơn, nàng trông ra đến ngọn nước mới sa, ngọn nước đã đục ngầu vì từng trận thác đổ xuống tung bọt lên trắng xóa.

Và ngay trên dòng nước ấy, có những cánh hoa mỏng manh đang trôi trong vô định, cứ dập dềnh chực chìm chực nổi. Phải chăng, Kiều đang thấy thân phận mình giống với đóa hoa tội nghiệp kia, cứ trên dòng đời trôi mãi trong sự vùi dập dày vò của bao nhiêu con sóng cuộc đời. Cánh hoa ở giữa dòng ấy rỗi sẽ trôi về đâu giống như số phận nàng hiện tại rồi sẽ đi về đâu. Câu hỏi tu từ đã bật lên một sự lo lắng cho một tương lai của một số phận mỏng manh vô định hình. Từ sự lo lắng này, tâm trạng của Kiều lại càng tiếp tục rơi vào sự vô định mông lung không biết đi đâu về đâu. Dường như đến đây, mọi cảnh vật trước mắt Kiều đã bị nhòe đi bởi một màn nước mắt, đến nội cỏ vô tri cũng trở nên rầu rĩ bởi tâm trạng con người không thể nhìn nó bằng con mắt khác.

Khung cảnh mênh mông đến rợn ngợp giờ đây trở nên càng mênh mông hơn khi mà từ chân mây đến mặt đất như không còn ranh giới, màu xanh ở đây không còn là màu xanh tươi của sự sống như ngày xuân xưa kia mà là một màu xanh đơn điệu, một bức tranh một màu không có chút sức sống giống y như cuộc sống lúc này của Kiều. Nhưng mọi thứ vẫn còn ở một mức tâm trạng buồn lo nhưng đến câu cặp lục bát cuối cùng. Từ những cảm xúc buồn, lo lắng, đến đây, ta thấy Kiều như rùng mình sợ hãi. Những cơn gió cuốn những cơn sóng ngoài biển tạo những âm thanh to như cơn bão khiến cho con người phải hãi hùng. Từ tượng thanh “ầm ầm” đặt ở đầu câu như nhấn mạnh sự bất ngờ hoảng hốt của Kiều nơi lầu cao khi con sóng lạnh lùng dữ dội xô vào chân lầu khiến người trên phải sợ hãi.

Đây có lẽ là sự dự đoán về một tương lai không mấy êm đềm sẽ đến với Kiều, và ngay sau đấy, sóng to gió lớn sẽ đổ lên cuộc đời Kiều làm cho nàng phải đau đớn, sợ hãi mà chao đảo. Bốn cặp lục bát mở đầu bằng “buồn trông” tạo nên một đoạn điệp khúc có nhạc tính tăng dần mức độ. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, hình ảnh được chọn từ mờ ảo, mông lung đến rõ ràng cụ thể, tâm trạng nhân vật trữ tình từ buồn, lo đến sợ hãi hoảng hốt. Nguyễn Du đã thật tài tình trong việc miêu tả rõ nét tâm trạng Thúy Kiều trong những ngày tháng dài bị giam nơi lầu Ngưng Bích, những ngày tháng mở đầu cho quãng thời gian mười lăm năm lưu lạc của Kiều. Kiều lúc này, càng buồn thì càng trông, càng trông thì càng buồn, chính Nguyễn Du đã hiểu được điều này và bộc lộ sự cảm thông từ ngòi bút.

Bốn cặp lục bát ngắn gọn mà chứa đựng được tài năng và tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du. Đọc đến những dòng thơ ấy, người đọc không khỏi xót thương trước số phận Thúy Kiều đồng thời trân trọng biết bao tài năng cùng tấm lòng của thi sĩ họ Nguyễn.

Bình luận (0)
Tùng
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 10 2017 lúc 6:15

Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.

- Buồn trông cái thảng thốt, lo âu, mỗi sợ hãi của người con gái non nớt khi lạc vào cuộc đời ngang trái.

- Cụm từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với những sắc thái cao độ khác nhau.

- Điệp ngữ lại kết hợp với các từ láy chủ yếu là từ láy tượng hình, dồn dập, tạo nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều.

- Điệp ngữ tạo nỗi buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Mai Anh
Xem chi tiết
Nkokmt
16 tháng 12 2018 lúc 14:02

ba220vv8

v33sj445e729

Bình luận (0)
GV Ngữ Văn
17 tháng 12 2018 lúc 11:45

1. Ngoài độc thoại, Nguyễn Du còn dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng của nhân vật Kiều.

2. Hai câu thơ cuối cho thấy tâm trạng Kiều đang vô cùng buồn lo, sợ hãi trước sự bủa vây của cuộc đời đối với chiếc ghế định mệnh. Kiều cảm thấy như sóng gió của cuộc đời đang sắp ào cả tới, nhằm xô ngã, đánh gục nàng.

3. Truyện Kiều của Nguyễn Du xứng đáng là kiệt tác được lưu danh thiên cổ.

4. Các phép tu từ ở THCS:

- Nhân hóa

- So sánh

- Ẩn dụ

- Hoán dụ

- Điệp ngữ

- Nói giảm nói tránh

- Chơi chữ

Bình luận (0)
Lê Quỳnhanh
Xem chi tiết
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
TRẦN HỒNG ĐIỆP
10 tháng 5 2021 lúc 8:42

Gợi lên sự rợp ngợp ,gợi sự hun hút mênh mông

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thế Hoàng
17 tháng 5 2021 lúc 21:34

- Không gian quanh lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng: "non xa, trăng gần, cát vàng,bụi hồng". Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bay mù mịt

- Thời gian "Mây sớm, đèn khuya" sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. Qua đó thấy được Kiều thui thủi quê người một thân

- Tâm trạng Kiều bẽ bàng, buồn tủi, ngổn ngang. Qua đó ta thấy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
18 tháng 5 2021 lúc 8:25

 “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân / Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” Với nghệ thuật đối lập “non xa” – “trăng gần” và cách dùng từ Hán – Việt “khóa xuân”, tác giả đã giới thiệu với người đọc về lầu Ngưng Bích là nơi khóa kín tuổi xuân, giam lỏng cuộc đời Kiều. Đã biết bao đêm, nàng cô đơn, thao thức nơi ngôi lầu ấy. Ở trên lầu cao nhìn ra xa, Kiều thấy dãy núi và mảnh trăng như ở cùng trong một bức tranh.

- Vì nơi đây nằm trơ trọi giữa không gian mênh mông và xung quanh hoang vắng: “Bốn bề bát ngát xa trông / Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” Bằng cách sử dụng từ láy “bát ngát” kết hợp với phép đối “cồn nọ” – “dặm kia” đã mở rộng không gian ra nhiều phía, tô đậm thân phận cô đơn của Kiều. Nhìn ra bốn vể không một bóng người, Kiều chỉ thấy những cồn cát vàng trải dài và trên những dặm đường xa, gió cuốn bụi hồng bay lên.

- Cảnh nơi lầu Ngưng Bích thật đẹp, thật thơ mộng nhưng cũng thật buồn và tâm trạng cô đơn, đáng thương của Kiều càng được thể hiện rõ: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya / Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” Tác giả đã sử dụng cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi tả thời gian tuần hoàn khép kín, hết sớm rồi lại khuya, hết ngày rồi lại đêm, cứ thế trôi đi. Kiều giờ đây chỉ còn đơn độc một thân một mình nơi đất khách quê người. nàng chỉ còn biết làm bạn với áng mây buổi sớm và ngọn đèn canh khuya. Khi đối diện với mây với đèn, Kiều càng thấm thía cái bẽ bang của thân phận. Cảnh ấy, tình ấy đã làm cho lòng Kiều tan nát.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa