1. Có một đoạn thơ gồm 8 câu trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mở đầu bằng ngữ “Buồn trông”.
a, Chép thuộc lòng đoạn thơ đó. “Buồn trông… ghế ngồi”
b, Cách sắp xếp từ ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ có gì đặc biệt. Nêu tác dụng của cách sắp xếp đó.
2. Khi giới thiệu tài năng của Kiều, Nguyễn Du nhấn mạnh tài năng nào? Vì sao?
3. Phân tích ngắn gọn những yếu tố góp phần làm nên thiên tài văn học Nguyễn Du 4....Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.....
Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ gì về chữ hiếu của con cái đối với mẹ trong cuộc sống hiện nay
5. Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua " Chuyện người con gái Nam Xương ", " Truyện Kiều "( chỉ cần gạch ý )
Câu 1:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Câu 1 :
a,
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
b. Cách sắp xếp ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ có gì đặc biệt. Nêu tác dụng của cách sắp xếp đó.
Điệp ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ rất đặc sắc. Bốn bức tranh, bốn nỗi buồn đều được tác giả khắc họa qua điệp ngữ “Buồn trông” đứng đầu mỗi câu, buồn mà trông ra bốn phía, trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. (“Buồn trông”có cái gì thảng thốt lo âu, có cái xa lạ hút tầm nhìn, có cả dự cảm hãi hùng của người con gái ngây thơ lần đầu lạc bước giữa cuộc đời). Điệp ngữ “buồn trông” diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, nỗi buồn ngày một tăng dâng lên lớp lớp và tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.
1: a) Tự làm
b)Điệp ngữ “Buồn trông” trong đoạn thơ rất đặc sắc. Bốn bức tranh, bốn nỗi buồn đều được tác giả khắc họa qua điệp ngữ “Buồn trông” đứng đầu mỗi câu, buồn mà trông ra bốn phía, trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. (“Buồn trông”có cái gì thảng thốt lo âu, có cái xa lạ hút tầm nhìn, có cả dự cảm hãi hùng của người con gái ngây thơ lần đầu lạc bước giữỗ cuộc đời ngang ngược). Điệp ngữ “buồn trông” diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, nỗi buồn ngày một tăng dâng lên lớp lớp và tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.
2:Tác giả nhấn mạnh tài năng đàn của nàng hơn
Vì:Tài đàn của nàng làm cho chàng Kim, một con người "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa" cũng phải "ngơ ngẩn". Khúc "Bạc mệnh" do chính nàng soạn làm cho người nghe buồn thương rơi lệ. Tiếng đàn ấy cũng chính là tiếng lòng của một trái tim nhạy cảm, đa sầu, đa cảm.
Câu 3:
1. Tư chất thông minh: ND ngay từ nhỏ đã rất thông minh, đõ tam trường thi hương 1783.
2. Gia đình: gia đình ND vốn giàu truyền thống văn hoc, cha là Nguyễn Nghiễm đõ tiến sĩ và làm đến chức tể tướng thời Lê.
3.Trái tim nhân đạo: trong dịp đi sứ ông đã cảm nhận được ở đâu người dân cũng đều bị áp bức bất công, điều đó làm ông vô cùng xót xa (sở kiến hành, độc tiểu thanh kí,..). chính một con người từng trải nhưng phải có trái tim giàu lòng thương yêu mới có thể để lại cho hâu thế nhiều kiết tác , trong đó, có TKiều. TK là một sáng tạo độc đáo của ND, là đỉnh cao của thơ lục bát dân tộc, là tiếng kêu xé lòng cho cuộc đời và số phận chủa người phụ nữ trong xã hội xưa.
4. Ham học hỏi: ông rất chịu khó học tập trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong lao đông rồi tinh lọc tất cả để đưa vào trong tác phẩm của mình. khiến cho câu từ trong các tác phẩm của ông (nhất là truyện Kiều) khó lòng ai thây thế được bằng câu chữ khác mà hay bằng ông.