Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 12 2021 lúc 9:05

Em tham khảo dàn ý nhé (Từ dàn ý này em có thể tự phát triển lời văn theo ý của mình)

 

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

- Nêu hoàn cảnh gặp Trương Sinh.

- Miêu tả đôi nét về hình dáng, gương mặt khi lần đầu nhìn thấy Trương Sinh: cao, gầy gò, gương mặt tiêu tụy, đầy mệt mỏi,…

- Trương Sinh kể về cuộc đời mình:

+ Khi lấy Vũ Nương.

+ Khi lên đường đi lính

+ Trương Sinh trở về và nghi ngờ vợ thất tiết, đuổi Vũ Nương đi.

+ Trương Sinh biết sự thật và ăn năn, dày vò, tự trách bản thân.

- Lời động viên của em với Trương Sinh: chăm sóc bé Đản thật tốt để chuộc lỗi lầm,…

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề

Bình luận (0)
Phương Thu
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Anh
28 tháng 12 2020 lúc 7:20

cậu tham khảo bài văn này nha:

Chiến tranh luôn là nỗi đau đau trong lòng của mỗi con người. Nhưng có lẽ đau đớn và xót xa khôn nguôi hơn cả là những con người đã oằn mình trong cuộc chiến ấy vì bảo vệ biên cương. Hôm nay, nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có mời một bác cựu chiến binh đã tham gia chiến trường chống Pháp năm xưa. Trò chuyện, tâm sự với bác sau buổi lễ kết thúc tôi mới có dịp được hiểu rõ và biết được bác chính là anh lính năm xưa được nhà thơ Chính Hữu khắc họa qua bài thơ Đồng chí.

 Biết rằng hôm nay sẽ có một cựu chiến binh đến thăm trường nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam nên tôi vô cùng háo hức. Tôi ấn tượng khi nhìn thấy bác bởi vẻ ngoài thật đặc biệt. Chân dung bác là chân dung người lính đứng tuổi vô cùng uy nghi trong bộ quân trang màu xanh cùng rất nhiều quân hàm. Đó có lẽ là niềm kiêu hãnh và tự hào khôn cùng ở bác. Dáng đi của bác có phần chậm chạp hơn bởi tuổi tác. Nhìn mái tóc bạc trắng, những vết chân chim nơi khóe mắt bác giúp tôi nhận ra dấu hiệu thời gian. Để ý kĩ hơn tôi có thể thấy cánh tay hoạt động không được linh hoạt mà có phần chậm hơn bình thường. Tôi chợt hiểu ra đó có lẽ là vết thương chiến tranh đã để lại. Bác vô cùng xúc động khi bài hát Quốc ca vang lên và khi nghe về truyền thống lịch sử của dân tộc. Tôi còn chú ý hơn cả đến ánh mắt, sự chú tâm nhìn xuống các bạn học sinh phía dưới dõi theo từng hoạt động của chúng tôi.  Cuộc gặp gỡ, nói chuyện với bác diễn ra dù chỉ ít phút nhưng khiến tôi xúc động khôn nguôi. Tôi rất đỗi may mắn khi được là người đại diện cho toàn khối để lắng nghe câu chuyện của bác khi buổi lễ kết thúc. Bác hiền hậu, ân cần qua từng cử chỉ, hành động. Và tôi còn thêm bất ngờ khi biết bác chính là người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu. Bác kể về xuất thân của bác và đồng đội đều là người lính nông dân nghèo khó. Đồng đội cùng chung nhau lí tưởng, đồng đội cùng sống trong hoàn cảnh gian khó và đồng hành vượt lên khắc nghiệt với căn bệnh sốt rét, với áo rách, quần vá...Các bác đã động viên nhau vượt qua khó khăn và trở thành tri kỉ, là người bạn thân thiết gắn bó với trăng, với không khí chiến trường khắc nghiệt. Tôi chỉ biết điều ấy qua trang thơ, nay qua lời kể của bác tôi càng thêm bồi hồi, xúc động khôn nguôi.  Bác nhìn tôi với ánh mắt ánh lên niềm tin tưởng, hi vọng cũng như niềm tin vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Giọng bác dịu hiền yêu thương: ''Các cháu hãy cố gắng nối tiếp truyền thống cha anh. Bác và cả dân tộc đều trông chờ vào thanh niên sức dài vai rộng''. Người lính đồng chí năm xưa nay vẫn ở đây như một chứng nhân lịch sử để nhắc nhở tất cả chúng tôi bằng tình yêu thương lớn lao.  Cuộc trò chuyện với bác kết thúc giúp tôi hiểu ra nhiều điều. Chiến tranh khắc nghiệt gian khổ nhưng cũng làm sáng rõ và nổi bật vẻ đẹp của anh lính bộ đội cụ Hồ dẫu mấy chục năm qua thì vẻ đẹp ,khí thế ấy sống mãi. 
Bình luận (1)
Cherry
28 tháng 12 2020 lúc 18:23

cậu tham khảo bài văn này nha:

Chiến tranh luôn là nỗi đau đau trong lòng của mỗi con người. Nhưng có lẽ đau đớn và xót xa khôn nguôi hơn cả là những con người đã oằn mình trong cuộc chiến ấy vì bảo vệ biên cương. Hôm nay, nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có mời một bác cựu chiến binh đã tham gia chiến trường chống Pháp năm xưa. Trò chuyện, tâm sự với bác sau buổi lễ kết thúc tôi mới có dịp được hiểu rõ và biết được bác chính là anh lính năm xưa được nhà thơ Chính Hữu khắc họa qua bài thơ Đồng chí.

 Biết rằng hôm nay sẽ có một cựu chiến binh đến thăm trường nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam nên tôi vô cùng háo hức. Tôi ấn tượng khi nhìn thấy bác bởi vẻ ngoài thật đặc biệt. Chân dung bác là chân dung người lính đứng tuổi vô cùng uy nghi trong bộ quân trang màu xanh cùng rất nhiều quân hàm. Đó có lẽ là niềm kiêu hãnh và tự hào khôn cùng ở bác. Dáng đi của bác có phần chậm chạp hơn bởi tuổi tác. Nhìn mái tóc bạc trắng, những vết chân chim nơi khóe mắt bác giúp tôi nhận ra dấu hiệu thời gian. Để ý kĩ hơn tôi có thể thấy cánh tay hoạt động không được linh hoạt mà có phần chậm hơn bình thường. Tôi chợt hiểu ra đó có lẽ là vết thương chiến tranh đã để lại. Bác vô cùng xúc động khi bài hát Quốc ca vang lên và khi nghe về truyền thống lịch sử của dân tộc. Tôi còn chú ý hơn cả đến ánh mắt, sự chú tâm nhìn xuống các bạn học sinh phía dưới dõi theo từng hoạt động của chúng tôi.  Cuộc gặp gỡ, nói chuyện với bác diễn ra dù chỉ ít phút nhưng khiến tôi xúc động khôn nguôi. Tôi rất đỗi may mắn khi được là người đại diện cho toàn khối để lắng nghe câu chuyện của bác khi buổi lễ kết thúc. Bác hiền hậu, ân cần qua từng cử chỉ, hành động. Và tôi còn thêm bất ngờ khi biết bác chính là người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu. Bác kể về xuất thân của bác và đồng đội đều là người lính nông dân nghèo khó. Đồng đội cùng chung nhau lí tưởng, đồng đội cùng sống trong hoàn cảnh gian khó và đồng hành vượt lên khắc nghiệt với căn bệnh sốt rét, với áo rách, quần vá...Các bác đã động viên nhau vượt qua khó khăn và trở thành tri kỉ, là người bạn thân thiết gắn bó với trăng, với không khí chiến trường khắc nghiệt. Tôi chỉ biết điều ấy qua trang thơ, nay qua lời kể của bác tôi càng thêm bồi hồi, xúc động khôn nguôi.  Bác nhìn tôi với ánh mắt ánh lên niềm tin tưởng, hi vọng cũng như niềm tin vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Giọng bác dịu hiền yêu thương: ''Các cháu hãy cố gắng nối tiếp truyền thống cha anh. Bác và cả dân tộc đều trông chờ vào thanh niên sức dài vai rộng''. Người lính đồng chí năm xưa nay vẫn ở đây như một chứng nhân lịch sử để nhắc nhở tất cả chúng tôi bằng tình yêu thương lớn lao.  Cuộc trò chuyện với bác kết thúc giúp tôi hiểu ra nhiều điều. Chiến tranh khắc nghiệt gian khổ nhưng cũng làm sáng rõ và nổi bật vẻ đẹp của anh lính bộ đội cụ Hồ dẫu mấy chục năm qua thì vẻ đẹp ,khí thế ấy sống mãi.  
Bình luận (0)
09.Hoàng Tín Đạt 9/2
Xem chi tiết
ngan lam
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Duy
1 tháng 1 lúc 20:08

Hè vừa rồi, Nô-bi-ta và Đô-rê-mon (hai nhân vật trong truyện tranh Đô-rê-mon chúng em vẫn đọc) sang Việt Nam du lịch. May mắn thế nào, hai cậu lại ghé qua nhà em xin ngủ nhờ. Thật là một ngày vui đặc biệt.

Ăn xong, bố mẹ cho ba đứa lên phòng em chơi. Sau khi đã xem xét căn phòng nhỏ của em, Nô-bi-ta tỏ ý rất thích, chỉ tiếc rằng trông nó hơi bị... luộm thuộm một tí (?!). Sau đó cậu ta khoe:

- Đô-rê-mon tài như thế nào cậu biết rồi đấy. Giờ cậu ước điều gì, cậu ấy sẽ thực hiện ngay lập tức.

Đô-rê-mon lườm Nô-bi-ta một cái, nhưng rồi cậu ta cũng nói:

 

- Tớ không làm được tất cả mọi thứ đâu. Nhưng bây giờ cậu muốn đi đâu chơi thật xa, chúng ta sẽ đi. Tớ có mang theo cánh cửa thần kì đây.

Thật đúng dịp. Chả là sáng nay chúng tôi tranh luận với nhau: Cô Tấm là người thế nào? Tại sao một người hiền lành, tốt bụng, hiếu thảo như Cô Tấm lại có thể hại cô em một cách vô cùng khốc liệt như vậy? Cãi nhau chán không ăn thua, chúng tôi định bụng hỏi cô giáo nhưng cô lại đi họp vắng. Tại sao không tranh thủ lúc này đến hỏi thẳng Cô Tấm nhỉ?

Nghe tôi đề đạt yêu cầu, Đô-rê-mon bảo:

- Hay đấy! Tớ cũng muốn đến thăm thế giới cổ tích của các bạn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đi bằng cánh cửa thần kì mà sẽ sử dụng cỗ xe thời gian này.

Nói rồi cậu ta rút ngay cỗ xe từ trong chiếc túi thần kì ra. Theo lời Đô-rê-mon, tôi vừa nhắm mắt lại, mở mắt ra đã thấy mình đang ở trong một thế giới vô cùng xa lạ. Một cung điện huy hoàng, tráng lệ ở ngay trước mắt. Người hầu kẻ hạ đi lại tấp nập. Thấy một cô gái đang ngồi trên chiếc võng trong vườn, chúng tôi đến hỏi thăm. Không ngờ người đó lại chính là cô Tấm (Nô-bi-ta và tôi, mỗi đứa mất một chiếc bánh rán với Đô-rê-mon về chuyện này). Chúng tôi tranh thủ làm một cuộc phỏng vấn ngăn ngắn:

- Chào chị Tấm! Chúng em từ thế kỉ XXI về thăm chị đây.

- Chào các em! Các em về thăm chị hay còn muốn hỏi chị gì nữa?

Ba chúng tôi nhìn nhau. Không ngờ chị Tấm lại biết trước việc chúng tôi định làm. Nô-bi-ta nhanh nhảu:

- Dạ thưa chị, chúng em vẫn nói với nhau là: "Hiền như Cô Tấm". Chị đã từng phải mò cua, bắt ốc, làm lụng vất vả mà vẫn bị mụ dì ghẻ chửi mắng, bị cô em bắt nạt. Bắt được con cá bống chị cũng không ăn mà lại thả vào giếng để nuôi, khi không thể nhặt được số thóc lẫn mà mụ dì ghẻ giao cho, chị chỉ biết khóc thì đúng là chị hiền thật. Vậy tại sao chị có thể làm được cái việc mà không mấy người dám làm, đó là xui cô Cám dội nước sôi vào người, sau lại đem xác cô Cám làm mắm để gửi về cho mụ dì ghẻ?

- Có chuyện như vậy thật ư? Cô Tấm sửng sốt.

Tôi vội đỡ lời:

- Đúng thế đấy chị ạ. Em còn mang cả sách theo đây này.

Tôi lấy cuốn sách ra, đọc rành rọt phần kết thúc cho Cô Tấm nghe. Nghe xong, cô Tấm ngẩn người ra một lúc. Rồi cô bảo chúng tôi:

- Không phải thế đâu các em ạ. Dù ghét, thậm chí căm thù mẹ con Cám đến đâu chăng nữa, sao chị có thể làm nổi một việc kinh khủng như vậy. Chắc là có chuyện nhầm lẫn chi đây. Thật là đáng sợ.

Chúng tôi không biết nói sao, sau khi theo chị đi thăm cung điện, chúng tôi chào chị ra về, lòng không khỏi băn khoăn.

Trong bữa cơm chiều, chúng tôi đem câu chuyện kể lại cho mẹ nghe. Mẹ tôi bảo:

- Cô Tấm nói đúng đấy các con ạ. Một người bình thường cũng khó làm nổi việc ấy chứ đừng nói là cô Tấm.

Tôi thắc mắc:

- Vậy tại sao trong sách lại có đoạn ấy hả mẹ?.

-Con phải nhớ rằng, Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích. Trước khi được in thành sách cho các con học như bây giờ, nó được lưu truyền qua lời kể của nhân dân. Bởi vậy, nó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ và cả quan niệm của nhân dân về đời sống cũng như niềm mơ ước về một xã hội công bằng, trong đó những con người nghèo khổ, chịu nhiều thiệt thòi như Cô Tấm phải được sống hạnh phúc, còn những kẻ độc ác như mẹ con Cám phải bị trừng trị đích đáng. Thạch Sanh tha tội chết cho Lý Thông nhưng tội của Lý Thông quá lớn, trời đất làm sao dung tha được. Giả sử Cô Tấm có tha tội chết cho Cám thì cô ta cũng sẽ phải chịu cái kết cục như Lý Thông thôi. Nhưng mẹ con Cám còn tàn ác hơn. Lý Thông nhiều lần. Lý Thông chỉ đẩy Thạch Sanh đi chết thay mình, hay cùng Làm thì lấy đất lấp cửa hang để Thạch Sanh không lên được, mẹ con Cám thì không chỉ giết chết Tấm một lần. Tấm chết hóa thành chim vàng anh, Cám đập chết vàng anh. Tấm hoá thành cây xoan đào, Cám chặt cây xoan đào, Thậm chí khi Tấm hoá thân vào khung cửi, Cám cũng không ngần ngại đốt bỏ cả khung cửi. Cám quyết giết Tấm đến cùng. Với tội ác như vậy, nhân dân ta cho rằng phải để chính tay Tấm trừng trị Cám thì mới thỏa. Hành động của Tấm, cái chết thảm khốc của mẹ con Cám chính là chiến thắng của cái thiện đối với cái ác sau khi cái thiện đã phải đấu tranh quyết liệt bằng máu và nước mát. Trong thực tế, cô Tấm không thể làm được việc đó nhưng nhân dân ta đã trả thù thay cho Tấm, đã dùng trí tưởng tượng để thực thi lẽ công bằng.

À ra thế! Chúng tôi không ngờ chỉ trong thời gian ngắn đã được một bài học thật bổ ích. Đô-rê-mon bảo:

- Mình không ngờ, thế giới của các bạn phức tạp thật, nhưng cũng thật lí thú.

Đã đến giờ Đô-rê-mon và Nô-bi-ta phải ra về. Hai cậu hẹn tôi đến mùa hè sang năm sẽ trở lại để cùng nhau khám phá thế giới cổ tích li kì và bí ẩn.

Chúc bạn mai thi tốt nha!

Bình luận (1)
Phan Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Phạm Linh Giang 01181056...
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 12 2022 lúc 18:10

Trong một khu vườn xoan nọ, khi nắng thu còn đang vương vít trong hơi thở của đất trời, vạn vật đang sinh sôi nảy nở, cuộc sống sinh hoạt của những loài nhỏ bé lại bắt đầu. 

         Tiếng gáy rộn ràng của những chú gà trống trên ổ rơm như một chiếc chìa khóa màu nhiệm mở ra chiếc hộp đựng muôn ngàn ánh sáng. Những tia nắng đầu ngày xuất hiện nhanh chóng xóa đi dấu vết còn sót lại của màn đêm qua, khoác lên vạn vật tấm áo vàng rực rỡ sóng sánh như mật ong. Những giọt sương đêm còn luyến tiếc rời bỏ ngàn lá xanh rơi lốp bốp trên nền đất ẩm. Tất cả giống như đang mở một đại tiệc hoành tráng chào đón ngày mới lên. 

       Nàng nắng thu tinh nghịch ghé thăm vườn xoan nhỏ. Bằng thuốc nhuộm màu nhiệm của mình, mặt ao trong vườn loang loáng ánh sáng đỏ cam, khiến mấy chú cá tò mò mà ngoi lên ngắm nghía. Nào là cô cá trê non, nào là cá rô ron đều đang tung tăng chiếc vây son của mình khuấy động mặt nước cùng chị gió heo may. Nhưng khác với những chú cá trong ao đang nô đùa cùng mẹ thiên nhiên, chú ếch con vẫn đang ngồi miệt mài học bài trong hố bom kề vườn xoan. Hai mắt to và tròn của chú đang tập trung hoàn toàn vào cuốn sách ở trước mặt. Những chú cá khi vừa thấy ếch xuất hiện liền cất tiếng hỏi: 

Ôi, ếch ơi xuống chơi với tụi mình đi. Có mấy khi thời tiết đẹp và nhiều trò vui như thế này đâu. Xuống đây đi kẻo phí cơ hội trời cho nào. 

Ếch nghe thấy lời mời gọi của những chú cá liền lắc đầu từ chối:

Thôi, mọi người chơi đi mình còn phải ôn bài nữa. Chơi thì vẫn còn hôm khác nhưng nếu mình không học hôm nay thì sẽ không thể hiểu bài của ngày mai. Tính chất của việc học là càng để lâu càng khó nên hôm nay mình phải học ngay thôi các bạn ạ. Hẹn các bạn dịp khác nhé. 

Cô cá trê ron nghe ếch đáp không khỏi cất lời khen ngợi:

Ếch con đúng là ngoan nhất nhà. Không ham chơi, chăm chỉ học hành. Các cháu cũng phải học tập tinh thần ấy từ ếch con nhé.

Những chú cá đồng loạt đáp:

Vâng ạ. 

   Chú ếch tập trung học bài chẳng mấy chốc đã xong hết. Chú tự nhủ với mình: “Chà, cuối cùng cũng xong rồi. Giờ đi hát cùng họa mi thôi”. Ếch nhanh chóng đến nhà của cô họa mi. Cô đang dạy những chú chim non hót những khúc hát vui tai. Chú liền cất tiếng hỏi:

Cô chim họa mi ơi, cháu có thể thi hát cùng mọi người được không ạ? 

Cô họa mi niềm nở trả lời:

Tất nhiên rồi cháu. Chúng ta cùng đồng ca bài hát này nha. 

Tiếng hát của ếch con cùng họa mi vang vọng khắp khu vườn. Chú chim ri cùng cô cá rô phi nhận ra ngay giọng hát của ếch con vui thích trí cười khì.  

        Mọi ngóc ngách trong khu vườn xoan được bao bọc trong không khí hạnh phúc. Cuộc sống sinh hoạt của những loài động vật này không hề nhàm chán mà hoàn toàn là niềm vui được tạo ra từ những hành động nhỏ bé nhất. 

 

Bình luận (0)